-
Nhận định, soi kèo RKC Waalwijk vs Utrecht, 23h45 ngày 25/4: Thắng để chen chân Top 3
-
Nhiều người cứ nghĩ rằng phụ nữ Việt lấy tây, một là tham tiền, hai là vì "súng ống" của các anh tây hơn các anh Việt nhà ta.Trai Việt kém cỏi nên gái đẹp mới đi lấy chồng Tây?" alt="Ham lấy chồng Tây chỉ vì 'chuyện ấy'?"/>
Ham lấy chồng Tây chỉ vì 'chuyện ấy'?
-
Không chỉ giúp cho cậu con riêng tật nguyền bằng tuổi mình của người vợ hờ biết đi, Long còn chạy ngược, chạy xuôi lo cho Ngân được hưởng chế độ chính sách của Nhà nước.Câu chuyện tình của "chồng 30- vợ 60"gây xúc động bởi những minh chứng tình yêu khó tin
Hết lòng lăn lộn vì “con”
Cậu con trai tật nguyền Triệu Tiến Ngân chứng kiến từ đầu câu chuyện của chúng tôi và bà Năm. Nó chỉ cười và thi thoảng nói những câu không ai nghe rõ. Tôi hỏi: “Long có thương em không?”. Nó hồn nhiên trả lời bập bẹ: “Long thương ít thôi, không nhiều đâu”. Bà Năm ngồi ngoài nghe con trai trả lời như thế liền bênh vực Long. Bà hỏi con trai: “Mày muốn người ta thương mày như thế nào nữa? Mày xem anh trai mày, chị gái mày đã bao giờ giúp mày được việc gì chưa? Người ta là người dưng nước lã, người ta bế mày đi tắm, mang cơm cho mày ăn, ăn xong người ra lại dọn cho mày. Mày còn muốn như thế nào nữa?”. Cậu con trai chỉ ngồi cười khi nghe mẹ nói.
 |
Long (ngồi ghế) và con trai bà Năm |
|
Bà Năm bảo: “Thằng Ngân này lì lắm, nó đã từng lấy cục đá rất to ném Long đến chảy cả máu. Nếu là người khác có mà nó chẳng chết với người ta rồi, may mà Long thương tôi nên cũng thương nó, không chấp đâu”. Rồi bà bắt đầu kể lại những ngày đầu tiên Long chính thức về ở với bà, cùng nhau chăm sóc Ngân. Hồi đầu Ngân không đi lại được. Ngân thì nặng, bà thì gầy lại thêm công việc vất vả, đầu tắt mặt tối suốt ngày nên không thể giúp Ngân tập đi. “Từ ngày Long về ở cùng, đi làm thì thôi chứ về nhà, cứ lúc nào rỗi là Long lại dìu nó (Ngân - PV) tập đi. Ban đầu thì đi quanh nhà thôi, nhưng vì hồi ấy chưa làm nhà nên cái sân gồ ghề lắm. Ngân bị ngã triền miên, đau đến mức chán không muốn tập đi nữa. Thương Ngân, Long cõng nó qua con suối cho tập đi trên đường bằng phẳng hơn để nó bớt ngã hoặc có ngã thì cũng không đau như khi tập trên sườn núi”, bà Năm chia sẻ. Nghe mẹ kể chuyện, Ngân chỉ ngồi lắng nghe, thi thoảng lại cúi đầu xuống, cười rất hiền như thể biết lỗi của mình vậy.
Bà Năm bảo, Long cho Ngân tập đi được hơn một năm thì nó tự chống gậy đi được. Bây giờ Ngân có thể dùng gậy tự đi qua suối được rồi.
Từ ngày biết đi, Ngân la cà khắp thôn xóm. Nhiều hôm đến tối muộn chưa thấy Ngân về nhà, Long lại phải đi tìm. Mà tìm thấy thì Ngân cũng có chịu về ngay đâu, lại phải mắng mỏ, quát tháo một hồi nó mới chịu đứng dậy. Mà Ngân thì cục tính, rất nhiều lần đánh Long chỉ vì bị Long gọi về.
Kể đến đây, bà Năm quay sang nhắc Ngân: “Đến nhà ai chơi phải biết giờ về cho họ đi ngủ. Long đi làm tối ngày mệt mỏi, đến khi muốn ngủ thì lại phải đi khắp thôn tìm mày. Thế mà mày còn đánh người ta. Mày xem đã ai tốt với mày như Long chưa?” – bà Năm nhắc lại câu nói lúc trước. Ngân chỉ mỉm cười, lái đề tài sang chuyện khác: “Nhưng Long cũng thương mẹ ít thôi, có thương nhiều đâu”.
Tôi ngạc nhiên: “Thương ít là thế nào?”. Ngân trả lời: “Thi thoảng vẫn mắng mẹ em. Mà mẹ em thì thương Long nhiều lắm”. Tôi càng ngạc nhiên hơn. Một người tật nguyền như Ngân sao lại để ý được nhiều chuyện thế, trong khi Long và bà Năm sống ở ngôi nhà bên kia suối. Ngân kể: “Mẹ thương Long lắm! Mỗi lần Long đi rừng về đau chân hay ghẻ lở là mẹ lại tự lên rừng tìm lá về tắm cho Long. Có ngày chiều muộn Long về, chân bị sưng tấy, mẹ bỏ cả bữa cơm, vội vàng vào rừng tìm cây thuốc về bó cho Long”. Ban đầu, nghe con trai kể chuyện thì bà Năm im lặng, sau rồi bà mới thanh minh: “Thế tao không lo cho Long thì ai lo cho Long nữa. Người ta thương mày thế, tao cũng phải thương người ta chứ”.
Hết chuyện tập đi cho Ngân lại đến chuyện Long trèo đèo, vượt suối vào xã, lên huyện để lo chính sách cho con trai của vợ. Bà Năm kể, có ngày không biết Long đi bao nhiêu cây số để đi làm chế độ cho đứa con của bà. Hết đưa Ngân đi khám sức khỏe lại đi tìm hiểu chế độ. Mà đâu chỉ đi một lần, nguyên khám sức khỏe cũng phải đi lại vài lần, lúc thì thiếu chỉ số này, khi thì thiếu kết luận kia. Mà đường đi thì khó khăn lắm. Lo xong mọi thủ tục, Long lại là người trực tiếp đi lấy 300.000 đồng/tháng tiền chế độ cho Ngân. Bà Năm bảo: “Nhiều khi 2 đứa đánh nhau, Long giận không đi lấy nữa đấy. Khi nào Long hết giận lại sẽ đi. Mà cán bộ xã cũng chỉ cho Long nhận tiền hộ Ngân thôi, anh chị ruột của nó đến nhận cũng không được mà”.
Kỳ công làm nhà cho “vợ”
Ông Bàn Văn Đường cho biết: “Trước đây con đường đất chính dẫn vào thôn gập ghềnh, khúc khuỷu, một bên là vực, một bên là rừng, qua 2 con suối mà không có cây cầu nào. Nếu trời nắng thì còn có thể đi lại được, nếu vào ngày mưa thì thôn gần như bị cô lập hoàn toàn”. Rồi ông chia sẻ: “Công nhận chú Long tốt thật đấy, không những lo cho con trai riêng của vợ mà còn góp công, góp của xây được ngôi nhà khang trang cho người vợ không hôn thú của mình. Hiếm có chàng trai nào làm được như vậy lắm”.
 |
Bà Năm |
Chỉ vào ngôi nhà khang trang mọc sừng sững bên núi, bà Năm bảo: “Để làm được ngôi nhà này, Long là người vất vả nhất. Chúng tôi lấy tiền dành dụm được sau 8 năm cùng nhau làm ăn và bán bớt một phần diện tích keo mới đủ tiền làm đấy. Nhưng nếu Long không nhận công việc trực tiếp đi rừng lấy bạch đàn về dựng nhà thì chắc tôi không đủ dũng cảm để quyết định xây nhà đâu vì con cái không góp được với tôi một đồng nào. Đã thế khi xây nhà xong, có đứa còn bảo tôi có nhiều tiền thì chia cho con cái đi, để đấy chết có mang theo được đâu. Tôi buồn nhiều lắm, may mà có Long chia sẻ cùng”.
Ông Bàn Văn Đường cũng đồng tình: “Thôn xóm vẫn nói, nếu không có chú Long đến ở cùng thì gia đình bà Năm sao được như ngày hôm nay”. Đang nói đến chuyện Long lo lắng cùng bà Năm gánh vác việc nhà, ông Đường đột ngột quay qua bảo với bà Năm (2 người là anh em con chú, con bác): “Cô làm thế nào thì làm, đừng để chú Long thiệt thòi quá, nhỡ sau này cô có xảy ra chuyện gì thì chú ấy tính sao. Hay là sinh cho chú ấy một đứa con đi” – ông Đường dè dặt hỏi. Bà Năm chỉ im lặng, tay mân mê vạt áo như đang suy nghĩ điều gì đó.
Tôi ngồi nghe và hiểu ý của ông Đường. Hai người không phải là vợ chồng hợp pháp, nhà xây thì bà Năm đứng tên. Nếu xảy ra chuyện gì thì Long trắng tay. Hỏi bà Năm về ý định của Long khi quyết tâm xây nhà cho bà, bà Năm cho biết: “Thì chúng tôi cũng bàn bạc nhiều chứ. Tôi xác định ở lại đây, sống tuổi già ở đây. Nếu không làm nhà, sau này nhỡ xảy ra chuyện gì thì tôi biết ở đâu? Long ở lại đây thì cứ ở, có ai đuổi Long đi đâu”. Có lẽ bà Năm không hiểu ý của tôi. Tôi diễn giải lại suy nghĩ của mình lần nữa. Như đã hiểu, bà Năm bảo: “Sao tôi để Long thiệt được. Long đã làm cho mẹ con tôi không biết bao nhiêu việc, đã cưu mang, giúp đỡ gia đình tôi suốt 10 năm qua. Tôi cảm ơn Long nhiều lắm. Tôi đang nhờ người vào đo để làm sổ đỏ cái quán trước nhà cho Long. Đất ấy, nhà ấy sẽ toàn quyền Long quyết định. Nếu sau này Long lấy vợ thì ở đấy, hoặc đi đâu là do Long tự quyết”. Tôi trố mắt ngạc nhiên: “Cô cho Long đi lấy vợ ư”. Đến lượt bà Năm tròn mắt: “Sao không? Tôi giục suốt ấy chứ nhưng Long chưa ưng đám nào”.
Theo Giadinh.net
" alt="Minh chứng tình yêu kỳ lạ của 'chồng 30"/>
Minh chứng tình yêu kỳ lạ của 'chồng 30
-

Chị Nguyễn Kim Anh hiện là nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Đài Loan. Là một nhà nghiên cứu của Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, đang làm nghiên cứu sau tiến sĩ tại Đài Loan (Trung Quốc), chị Nguyễn Kim Anh đam mê leo núi từ khi còn là cô sinh viên ngành Trắc Địa. Nhờ công việc, chị có nhiều chuyến đi thực địa ở khu vực vùng núi. Từ đó, tình yêu thiên nhiên và bản năng ưa thích khám phá đã dẫn dắt chị đến với đam mê leo núi.
Tính đến nay, chị Kim Anh đã chinh phục khoảng 15 ngọn núi, trong đó chủ yếu là những ngọn núi ở Đài Loan.
Những ngọn núi cao nhất mà chị từng đặt chân lên đỉnh gồm núi Jade (núi Ngọc Sơn) – 3.952m và núi Xue (núi Tuyết) – 3.886m. Đây được xem là 2 ngọn núi cao nhất Đài Loan và cao nhất khu vực Tây Thái Bình Dương. Các ngọn núi khác chị từng chinh phục có độ cao trung bình từ 2.200 – 3.500m.
“Leo núi là một hành trình gian nan, đòi hỏi lòng kiên trì và ý chí quyết tâm. Nhưng khi đã lên tới đỉnh, cảm giác vô cùng tuyệt vời. Mỗi lần chạm tới một đỉnh cao, mình lại cảm thấy đã vượt qua được chính mình, cho chính bản thân thấy rằng mình có thể vượt qua được những chông gai để đến đích”.
Nữ tiến sĩ cũng chia sẻ, thực ra đam mê này rất hữu ích cho công việc của chị. Bởi vì công việc của chị là làm về viễn thám, bản đồ, địa lý và môi trường, giảm nhẹ thiên tai. Vì thế, chị coi việc đi leo núi như những chuyến đi thực địa để nghiên cứu về môi trường, rừng núi. “Những kiến thức đó giúp tôi rất nhiều trong nghiên cứu”.
Hơn nữa, chị cho rằng người làm nghiên cứu rất cần đi ra ngoài thực tế, bởi vì đây là một cách thư giãn để cân bằng với cuộc sống trong phòng thí nghiệm.
 |
Chị Kim Anh chinh phục đỉnh núi Tuyết cao 3.886m. |
Trước mỗi chuyến đi, chị đều chuẩn bị rất kỹ lưỡng cả về tư trang lẫn sức khoẻ. Lưu ý đầu tiên là phải giảm tối thiểu trọng lượng cho đôi vai. Đồ ăn mang theo là những thứ nhiều năng lượng và có thể để ngoài trời, dễ bảo quản khi thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh.
Trang phục nên là đồ chuyên dụng, nhẹ để giúp thoát mồ hôi, giữ nhiệt, thích ứng với sự thay đổi thời tiết do độ cao. Đặc biệt, người leo núi cần phải rèn luyện thể lực thường xuyên và nghiên cứu kỹ lộ trình.
Trong các chuyến chinh phục của mình, chị Kim Anh cũng gặp không ít trường hợp người leo bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ sức khoẻ, nhất là phụ nữ.
Ở Đài Loan, các ngọn núi nổi tiếng đều có ban quản lý và trước khi đi, người leo cần lên website của họ để đăng ký và chờ được duyệt. Đó cũng là một yếu tố hơi khác với leo núi ở Việt Nam – thường là do cá nhân tự tổ chức và quyết định ngày đi về. “Ở Đài Loan, ban quản lý sẽ nắm mọi thông tin cá nhân, người liên lạc và hành trình leo của bạn để liên lạc và giảm tối thiểu rủi ro khi cần.
Thường thì họ giới hạn người leo trong ngày, cho nên để đăng ký được vào ngày mình đi, họ sẽ tiến hành bốc thăm. Nhiều khi may mắn thì mình được chọn vào thời gian mình mong đợi, còn không nhiều người cũng bị trượt và phải đăng ký lại nhiều lần”.
Kể về kỷ niệm chinh phục đỉnh Ngọc Sơn cao 3.952m, chị cho biết mình đã có nhiều cảm xúc đẹp trong chuyến đi này. Để có được một chỗ ngủ trên Paiyun Sơn Trang – nơi nghỉ chân của các tay leo núi đến từ khắp nơi trên thế giới, chị phải đăng ký trước 2 tháng. May mắn, chị được bốc thăm để leo đúng ngày mình đã chọn, bởi vì mỗi ngày có hàng trăm đến hàng nghìn hồ sơ đăng ký leo mà chỗ ngủ chỉ giới hạn cho 116 người.
Với chiếc ba lô nặng 8kg trên vai, dọc đường chị nhiều lần phải tìm một mặt phẳng để nằm nghỉ.
 |
Trên đường chinh phục đỉnh Ngọc Sơn |
Khi lên đến Paiyun Sơn Trang, cũng là lúc chị thấm mệt và đôi chân dường như không còn chút sức lực nào. Chị về phòng và chui vào chiếc túi ngủ đặt trên giường không có đệm giữa cái lạnh chỉ khoảng 2 độ C. Càng về đêm, cái lạnh càng tê tái và được cảm nhận rõ ràng hơn. Sự khắc nghiệt của thời tiết và địa hình khiến chị vô cùng ngưỡng mộ những nhân viên phục vụ ở đây – những người phải vận chuyển lương thực, hoa quả, nước uống, các trang thiết bị lên núi hằng ngày bằng chính đôi chân mình để phục vụ nhu cầu của người leo núi.
Sau một đêm khó ngủ, 7h sáng đoàn của chị thức giấc để ăn vội bát mì tôm, tiếp tục hành trình chinh phục đỉnh Ngọc Sơn. Lúc này, ở điểm nghỉ chân cũng có khá nhiều người đã bỏ cuộc vì quá mệt hoặc say độ cao.
Đoạn đường còn lại để lên đến đỉnh chỉ còn khoảng 2,1km nhưng vô cùng khó khăn và gian nan vì độ dốc, mức độ hiểm trở của các vách đá, vực thẳm, cộng với cái lạnh và gió buốt thổi liên tục.
Cuối cùng, với sức mạnh ý chí kiên cường, chị đã đứng trên đỉnh của khu vực Tây Thái Bình Dương sau quãng đường leo gần 13km. Lúc này, chị có thể ngắm nhìn toàn bộ quần thể núi non xung quanh giữa bầu trời xanh cao vời vợi và chuẩn bị cho hành trình xuống núi.
Cảm xúc hạnh phúc vỡ oà vẫn còn lan toả ngay cả khi chị cùng đoàn của mình đã đặt chân trở lại điểm xuất phát trong buổi chiều ngày hôm đó. Với chị, đến với Đài Loan mà không chinh phục Ngọc Sơn sẽ là một thiếu sót đầy tiếc nuối với một người mê leo núi.
“Tôi sẽ tiếp tục theo đuổi niềm đam mê của mình bằng cách chinh phục những đỉnh núi khác bất cứ khi nào có thời gian”, nữ tiến sĩ chia sẻ.
 |
Chị Kim Anh đặt chân lên đỉnh Ngọc Sơn sau gần 13km leo bộ. |
Đăng Dương
Ảnh: NVCC

8X chinh phục 8 ngọn núi trong 18 ngày, cộng đồng leo núi nể phục
Hành trình chinh phục 8 ngọn núi trong vòng 18 ngày của anh Phan Duy Linh được cộng đồng đam mê leo núi thán phục.
" alt="Nữ tiến sĩ từng chinh phục 15 đỉnh núi để thử thách bản thân"/>
Nữ tiến sĩ từng chinh phục 15 đỉnh núi để thử thách bản thân
-
Nhận định, soi kèo Kashiwa Reysol vs Albirex Niigata, 12h00 ngày 26/4: Tin vào Kashiwa Reysol
-
Em là học sinh lớp 12. Mong mọi người giải đáp giúp em xem thông tin trên có cơ sở hay không. Ngoài Tài chính, liệu còn ngành nào thuộc lĩnh vực kinh tế có triển vọng phát triển? Em xin cảm ơn.Việt
" alt="Muốn học ngành Tài chính nhưng sợ bị AI thay thế"/>
Muốn học ngành Tài chính nhưng sợ bị AI thay thế
-


Tôi có cảm giác chồng mình và ô sin có tình ý với nhau (Ảnh minh họa)
Tôi thừa nhận rằng người giúp việc nhà tôi rất biết việc. Từ cơm nước, dọn dẹp, chăm sóc trẻ con chị ấy đều có kinh nghiệm. Mẹ chồng tôi quý chị ấy như đứa cháu ở quê. Mà tôi lấy làm lạ là mặc dù chỉ là giúp việc nhưng chị ấy trẻ hơn nhiều so với tuổi. Nhìn tôi với chị ấy chẳng có gì khác biệt là mấy. Tôi thực sự thấy lo lắng trong lòng khi mà ngoại hình chị ấy hấp dẫn đến như vậy.
Càng ngày tôi càng thấy chồng mình quấn quít với người giúp việc. Chồng tôi làm nhà nước, công việc nhàn hạ nên hay về sớm. Nhiều hôm tôi đi làm về, mẹ chồng thì đi tập thể dục chiều với mấy bà hàng xóm, trong nhà chỉ thấy chồng với người giúp việc cười rung rúc trong bếp. Tôi tỏ vẻ khó chịu thì chồng tôi nói tôi ghen tuông vớ vẩn, bảo tôi tính xấu. Nhưng nhìn cảnh nửa đêm chồng về nhà, người giúp việc lao vội ra đỡ chồng lên phòng thì thử hỏi có người vợ nào chịu đựng được.
Có hôm, tôi đi làm về, thấy người giúp việc ngồi khâu lại cái quần đùi cho chồng tôi trong khi đó chồng tôi ngồi ở ghế đối diện xem ti vi. Nhìn họ giống như một đôi vợ chồng hạnh phúc còn tôi thì là kẻ thừa vậy. Con tôi lại quấn người giúp việc, nhiều hôm thấy chồng đi làm về, người giúp việc bế con mình ra cửa đón rồi hôn bố tôi cứ ngỡ chị ta mới là vợ của chồng tôi chứ không phải tôi.
 |
Tôi lo lắng lắm. Tôi phải làm sao với chuyện người giúp việc đang có dấu hiệu quyến rũ chồng tôi đây? Có phải tôi đã quá đa nghi không? (Ảnh minh họa) |
Tôi đã góp ý nhiều lần với chồng là nên giữ khoảng cách nhưng chồng tôi nói tôi nghĩ ngợi vớ vẩn. Tôi cũng tính tới chuyện cho chị ta nghỉ nhưng mẹ chồng tôi lại không chịu vì nói rằng tôi đã không giúp được bà giờ mà người giúp việc cho nghỉ thì bà không kham nổi. Hơn nữa chị ta lại làm rất được việc. Nhưng tôi lo lắng nhất là chồng tôi cũng khăng khăng đòi giữ chị ta lại. Tôi thì không thể nào bỏ việc vì đó là nguồn sống của cả nhà tôi. Nhiều lúc tôi nghĩ cực thân quá. Vì gia đình tôi mới phải đi làm vất vả như vậy, thế mà mẹ chồng và chồng tôi cứ làm như tôi lười biếng rồi quý người giúp việc hơn. Nếu chồng tôi đi làm mà đủ lo cho gia đình thì tôi cũng yên tâm mà nghỉ việc, tìm việc nào rảnh rang hơn để làm việc nhà. Nhưng chồng tôi có lo được cho gia đình đâu.
Tôi lo lắng lắm. Tôi phải làm sao với chuyện người giúp việc đang có dấu hiệu quyến rũ chồng tôi đây? Có phải tôi đã quá đa nghi không?
(Theo Khampha.vn)
" alt="Chồng càng ngày càng 'xoắn' ô sin"/>
Chồng càng ngày càng 'xoắn' ô sin
-

Các tin liên quan |
Nỗi lòng của người vợ có chồng "xấu như ma" Khổ như lấy vợ đẹp Mất hứng vì vòng 1 dễ vỡ của vợ đẹp Đau đầu ông hàng xóm ve vãn vợ đẹp |
Vợ xấu - chồng đẹp: Đi đâu cũng bị "ném đá"
Hồi còn yêu nhau, Ngân (Hải Phòng) rất thích đưa Hải - người yêu cô đến nhữngbuổi tụ tập bạn bè bởi Hải vô cùng đẹp trai, phong độ. Ai gặp Hải một lần cũngphải ấn tượng với diện mạo đẹp như diễn viên của anh. Anh cao gần 1m80, nước datrắng, khuôn mặt vuông chữ điền rất nam tính.
Trong khi đó, Ngân cũng khá cao nhưng thân hình khô gầy, da ngăm đen, tóc xù,gương mặt lại hiếm khi được mịn màng bởi mụn trứng cá chi chít. Ngân ý thức rõmình và Hải không "đôi lứa xứng đôi" nhưng thực lòng thì luôn vui sướng và tựhào bởi nghĩ một người như Hải mà lại yêu mình thì đúng là mình có giá quá đichứ. Càng thấy bạn bè khen, Ngân càng thích.
Nhưng khác với lúc yêu, khi cưới nhau rồi, bên cạnh những lời khen ngợi "chồngđẹp trai thế" là không ít lời xì xào bàn tán: "Chắc nhà nó phải khá giả lắm, chứxấu thế kia, ai nó thèm yêu", hoặc "Kiểu này chắc thằng Hải bị 'úp sọt' rồi".
Khốn khổ nhất phải kể đến lần hai vợ chồng cùng đến buổi họp lớp cấp 3 của Hải.Vừa đến nơi, mấy người bạn gái đã tròn mắt ngạc nhiên: "Vợ Hải đây à? Giấu kĩthế, nay chúng tớ mới biết đấy". Họ vừa nói vừa đưa mắt liếc nhìn từ đầu đếnchân Ngân như một vật thể lạ.
Có anh còn "vỗ" thẳng vào mặt: "Tôi tưởng ông Hải thích hoa hồng cơ, lại mê hoađồng tiền nở muộn". Lần ấy, Ngân ngượng chín mặt, ngồi im như thóc. Hải thì tảnglờ sang chuyện khác, huyên thuyên với đám bạn cũ, để vợ ngồi một mình.
Sau buổi họp lớp, Ngân nhất quyết không bao giờ đi gặp mặt bạn bè cùng chồngnữa. Cô chỉ nhờ chồng "hộ tống" những lần gặp gỡ bạn bè cô hay liên hoan ở cơquan mình.
Ở công ty Ngân, nhiều người biết cô có chồng đẹp qua ảnh trên Facebook, vì thếNgân không sợ đàm tiếu gì cả. Vậy mà, trong dịp liên hoan kỉ niệm 15 năm thànhlập công ty vừa rồi, cô đã phải đối mặt với những ánh mắt ngấm nguýt của chị emngay trong phòng mình: "Chồng đẹp trai thế, thế này chắc bạc tóc sớm vì lo giữchồng đây", "Sao ngày xưa lấy được chồng như diễn viên vậy? Có bí quyết 'úp sọt'nào rỉ tai chị em để phòng mình 'thanh toán' nốt 'hàng tồn' đi em".
 |
Càng thấy bạn bè khen chồng đẹp trai Ngân càng thích (Ảnh minh hoạ). |
Cùng hoàn cảnh có chồng đẹp trai là Trinh (Cầu Đuống, Hà Nội). Trinh là gái quêlên Hà Nội học và lập nghiệp. Suốt thời học sinh rồi sinh viên, đi làm, số bạntrai của Trinh thì nhiều vô kể nhưng toàn kiểu chơi vô tư đúng chất bạn bè,người yêu thì cô đợi mỏi mắt vẫn chưa đến.
Đến lúc chuyển công tác sang khách sạn mới, Trinh đã quen Đạt. Anh kém cô 3tuổi, trắng trẻo, thư sinh trong khi Trinh sở hữu làn da đen sạm, thân hình thônhư con trai. Thế nên nhìn hai người càng lệch tuổi. Thế mà chỉ sau gần một nămquen nhau, Trinh và Đạt đã tổ chức đám cưới trong sự ngỡ ngàng của toàn thể nhânviên làm cùng.
"Đúng con Trinh 'úp sọt' rồi! Chứ thằng Đạt đường đường là trai Hà Nội, trẻtrung, đẹp trai thế kia, con Trinh là gái quê thì nhà có gì mà thằng Đạt hòng sơmúi...". Không ít lần Trinh đã nghe được những lời bàn tán của đám nhân viên kểtừ ngày cô đưa thiệp cưới.
Rồi khi đưa chồng sắp cưới về ra mắt họ mạc ở quê, mấy cô em họ sàn sàn tuổiTrinh không tiếc lời xuýt xoa: "Chị giỏi thế, sao mà 'vơ' được trai Hà Nội đẹptrai ngời ngời. Lúc nào rảnh em mang sách bút sang dạy em vài chiêu nhé, kiếmtấm chồng đổi đời".
Nghe vậy, Trinh ấm ức lắm. Bề ngoài thì mấy cô em ngọt xớt vậy thôi chứ thực rahọ đã nhanh chóng đơm đặt đủ chuyện đến khắp họ hàng, lối xóm rồi.
Đằng sau bộ mặt đẹp của chồng và nỗi lòng người vợ xấu
Nhắc đến người chồng đẹp trai của mình, giờ đây Ngân không còn chút tự hào nàonữa mà ngán ngẩm thở dài: "Đúng là ở trong chăn mới biết chăn có rận. Chồng mìnhđẹp trai thật, đi đâu ai cũng khen, giờ có 2 con rồi các cô vẫn lăn xả vào.Nhưng nói trộm chứ, mình chỉ ước có ai rước hộ cho rảnh nợ".
Ngân chia sẻ, ngày trước, cũng vì mê mẩn vẻ đẹp trai của Hải mà cô chẳng để ýđến mọi thứ khác nữa, "chỉ cần nghĩ đến việc lấy được anh ấy đã sướng điên lênđược".
"Lấy nhau về rồi mới thấy mình sai lầm. Đẹp trai chẳng thể ăn được, chơi được,làm lụng gì được. Mình chẳng khác nào người đàn ông trong nhà, không chỉ phảiphục vụ chồng từ A-Z mà còn phải lo kinh tế, quyết định mọi việc" - Ngân chobiết.
Cô cũng kể thêm, quả thật đúng như những lời đàm tiếu của thiên hạ. Khi quenNgân, dường như Hải đã nhắm đến cơ ngơi to của gia đình Ngân, mà nhà cô lại chỉcó hai người con gái.
Lúc ấy, Hải đang thất nghiệp, đi làm mấy công ty nhưng vẫn chẳng đâu vào đâu."Chưa bao giờ anh ấy thừa nhận lấy mình vì nhà mình giàu có nhưng rõ ràng làthế. Chồng mình chỉ được cái tốt mã, làm gì cũng không nổi. Đến cái xe của mìnhhỏng, nhờ xem hộ nó hỏng gì lão ấy cũng chịu, đóng cái đinh thì vỡ cả mảngtường. Thích ăn ngon, mặc đẹp nhưng làm thì lười thượng sách. Vợ mà có đi côngtác vài ngày, về nhà y như rằng phải dọn một bãi chiến trường vỏ mì tôm, vỏ đồhộp và bát đĩa bẩn la liệt. Ra ngoài thì quần là áo lượt, sáng sủa là thế nhưngnói thật, đến tắm mình còn phải giục, nói không với đánh răng tối, làm đâu vứtđó, vô tâm số 1".
Về công việc, Hải dường như không hợp với bất cứ chỗ nào, cứ làm dăm ba bữa anhlại đòi chuyển. Không những chuyển công ty mà anh còn chuyển hẳn nghề. Thành ra,lương lậu chỉ đủ tiền ăn sáng, xăng xe. Mọi chi tiêu trong gia đình đều một tayNgân quán xuyến. "May mà mình còn kiếm được, chứ nhờ vả vào 'trụ cột' ấy thì cáccon ăn cháo cả ngày".
Trong suốt câu chuyện Ngân kể, khuôn mặt cô lúc nào cũng nhăn nhó tỏ vẻ chán nảntột cùng: "Sai lầm lớn nhất cuộc đời mình là lao đầu lấy chồng đẹp trai. Đẹp thìai cũng thích thật, nhưng lấy nhau về rồi, sự quan tâm, tính quyết đoán, khảnăng làm chủ gia đình của người đàn ông mới quan trọng hơn cả. Mình đã lỡ rồinên giờ phải cắn răng mà lao theo thôi. Còn con còn cái chứ. Kể ra giờ lão biếnmất mình lại thấy nhẹ nhõm".
 |
"Sai lầm lớn nhất cuộc đời mình là lao đầu lấy chồng đẹp trai" (Ảnh minh họa). |
Cặp vợ chồng Trinh - Đạt thì còn bi đát hơn. Lấy nhau mới được 2 năm mà Trinh đã3 lần "vạch mặt" chồng ngoại tình. Đạt ít tuổi, đẹp trai nên tính tình trẻ con,ham chơi lắm. Trinh biết thế nên chẳng phàn nàn về việc đó. Điều khiến cô khốnkhổ nhất là dù có vợ, có con anh vẫn mải mê chơi bời với các cô gái khác.
Ngay khi Trinh mang thai sắp sinh, cô đã phát hiện chồng thường xuyên tán tỉnhmột em sinh viên thuê trọ nhà bên cạnh. Đau đớn hơn là khi Trinh ở cữ nhà ngoại,Đạt gọi điện thông báo đi nghỉ mát cùng cơ quan nhưng một người bạn của cô lạibáo tin bắt gặp anh ôm eo gái ở Quảng Ninh.
Hai lần ấy, Trinh không làm ầm lên mà khéo léo khuyên nhủ Đạt nghĩ đến gia đình.Cô biết, mình mà mất bình tĩnh thì chỉ làm mọi việc xấu đi. Giờ mắc lỗi lớn, vợvẫn ngọt nhạt nên Đạt có vẻ cũng ăn năn và nể vợ.
Song có lẽ người ta nói đẹp trai thường lắm tật quả không sai. Đạt vẫn chứng nàotật ấy và đến lần thứ 3 phát hiện chồng có bồ thì Trinh không đủ bình tĩnh nữa,cô nói cho cả nhà chồng biết chuyện.
Trinh tâm sự: "Mình tức phát điên khi biết chồng lại cặp bồ. Đã thế, em chồngcòn tạt một gáo nước lạnh rằng 'Em tưởng lúc lấy anh, chị đã chấp nhận chuyệnnày rồi chứ? Kể mà có vợ đẹp thì anh ấy chẳng vớ vẩn đâu'. Vốn trước kia chuyệnkết hôn của mình đã bị nhà chồng phản đối kịch liệt vì họ chê mình già và xấuhơn chồng, nên giờ có chuyện, họ cũng chẳng thèm can thiệp".
Ai cũng nghĩ Trinh tốt số lấy được trai Hà Nội, vừa trẻ vừa đẹp trai. Song từngày lấy chồng, cô khổ đủ đường, không chỉ lo đối nội - đối ngoại, lo chăm con,lo kinh tế gia đình bởi "đến việc đi thăm người ốm phải mua cân hoa quả anh ấycòn không biết. Rồi có khi mải chơi game đến mức con khóc thét cũng mặc".
"Bây giờ kêu than thì người ngoài cười cho, nhất là họ mạc ở quê. Vì thế, mìnhvẫn phải ngậm đắng nuốt cay mà chưa biết làm gì. Nghĩ mà hận, không có tay mìnhthì đến bát cơm anh ấy cũng chẳng có mà ăn, vậy mà nỡ lòng nào phản bội trongkhi con còn nhỏ dại thế. Có lẽ mình sẽ phải nghĩ cách dứt khoát thôi, không thểsống chung với lũ được. Con mình cần một người cha tốt chứ không phải một ngườichỉ biết đóng vai cha" - vừa nói Trinh vừa gạt nước mắt.
(Theo Trí thức trẻ)
" alt="Bi kịch vợ xấu"/>
Bi kịch vợ xấu