Thúy Ngọc
" alt=""/>Sao việt 9/8: Lương Thế ThànhCùng dự buổi tiếp về phía Việt Nam còn có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ, Đại sứ Phạm Sanh Châu, Đặc phái viên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về các vấn đề UNESCO. Về phía Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu có ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Ủy ban Cố vấn Quốc tế Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu, Tổng giám đốc Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu, Giáo sư Ana Elvira Steinbach Torres, Thành viên Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (phải) tiếp Giáo sư Carlos Torres, Chủ tịch Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu. |
Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhấn mạnh Việt Nam đặt mục tiêu xây dựng đất nước phát triển nhanh, bền vững, có nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, đào tạo nhân lực có trình độ đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa là việc quan trọng hàng đầu, là một trong ba đột phá chiến lược.
“Để đạt được mục tiêu đó, giáo dục nói chung và Chương trình Giáo dục công dân toàn cầu nói riêng có tác động lớn và ảnh hưởng tích cực. Vì thế, tôi mong muốn Giáo sư Carlos Torres hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm để giúp Việt Nam có nguồn nhân lực chất lượng cao mà Giáo dục Công dân toàn cầu là một phần quan trọng.”, Chủ tịch nước đề nghị.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tin tưởng Chương trình Giáo dục hỗ trợ công dân toàn cầu sẽ giúp các trường đại học Việt Nam mở rộng quan hệ với các tổ chức và nhân sĩ quốc tế, thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ trong lĩnh vực giáo dục.
Nhân việc Việt Nam giới thiệu ứng cử viên vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021, Chủ tịch nước mong muốn ứng cử viên của Việt Nam sẽ nhận được sự ủng hộ từ bạn bè quốc tế.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang (giữa) chụp ảnh cùng các thành viên tham dự buổi tiếp. |
Đồng cảm với những mong muốn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Giáo sư Carlos Torres của trường đại học UCLA (Đại học California tại Los Angeles) cho biết: “Chương trình giáo dục công dân toàn cầu rất thích hợp với Việt Nam, một đất nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Giáo dục Công dân Toàn cầu sẽ là một trong những giá trị căn bản giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững cho Việt Nam ”.
“Chúng tôi đã có công cụ triển khai là Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu và sẽ triển khai ở Việt Nam với mục tiêu là có khoảng 5 triệu công dân Việt Nam đạt chuẩn công dân toàn cầu vào cuối năm 2019. Tôi trân trọng và ngưỡng mộ lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt là các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, phẩm giá của Việt Nam”, Giáo Carlos Torres cho biết thêm.
Giáo sư Carlos Torres cũng đề xuất với Chủ tịch nước Trần Đại Quang và các bộ ban ngành phối hợp hỗ trợ thúc đẩy chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầu ở Việt Nam . Ngược lại, Giáo sư cam kết sẽ giới thiệu những giá trị tinh hoa cao quý của truyền thống Việt Nam vào Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu, thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển tốt đẹp.
Cũng nhân dịp này, giáo sư Carlos Torres khẳng định ủng hộ ứng cử viên của Việt Nam vào vị trí Tổng Giám đốc UNESCO nhiệm kỳ 2017-2021.
|
Kết thúc buổi tiếp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tặng Mạng Giáo dục Công dân Toàn cầu một món quà có ý nghĩa văn hóa lịch sử của dân tộc Việt là biểu tượng đầu rồng thời Trần . Giáo sư Carlos Torres trân trọng tặng Chủ Tịch nước Trần Đại Quang cuốn sách mới nhất về Công dân toàn cầu của Giáo sư.
P.V
" alt=""/>Chủ tịch nước tiếp Chủ tịch Chương trình Giáo dục Công dân Toàn cầuTương tự vậy, tỉnh Thái Nguyên cũng có bước nhảy vọt về ICT Index chỉ sau 1 năm triển khai thành công IOC. Năm 2020, Thái Nguyên đứng thứ 44/63 trên bảng xếp hạng Vietnam ICT Index, đến năm 2021 đã xếp thứ 12/63 tỉnh thành trên cả nước về chuyển đổi số, đặc biệt là chỉ số về chính quyền số xếp thứ 3 toàn quốc.
Điểm giống nhau là 2 tỉnh cùng chọn một đơn vị tư vấn, triển khai dự án IOC: Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel (Viettel Solutions).
Triết lý thiết kế mô hình IOC theo nguyên tắc “may đo” do Viettel Solutions triển khai cho 2 tỉnh cũng giúp dự án mang lại hiệu quả ngay lập tức. Mỗi tỉnh có những đặc điểm về nguồn lực cũng như nhu cầu bức thiết khác nhau, việc lựa chọn phương án may đo và triển khai quyết liệt, thần tốc là nhân tố then chốt giúp dự án thành công.
Bắt đầu từ sự thành công của IOC, Thừa Thiên - Huế có một “bệ phóng” vững chãi cũng như sự tự tin cần thiết để triển khai tiếp nhiều hạng mục khác của chính quyền số. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng giúp Huế vọt lên vị trí số 2 toàn quốc ở xếp hạng DTI và chính quyền số trong năm 2021.
Riêng với Thái Nguyên, ngoài chung quan điểm hướng tới người dân và doanh nghiệp, Bí thư tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Hải còn chia sẻ một giá trị quan trọng mà Thái Nguyên và Viettel có chung, đó là tính kỷ luật. Theo Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên, đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc thực thi chuyển đổi số. Tính kỷ luật cùng với sự tương đồng về triết lý đã tạo ra may mắn kép, giúp Thái Nguyên thực hiện thành công chuyển đổi số.
Khi nhìn lại cách mà Viettel Solutions đã triển khai, dẫn tới thành công về chuyển đổi số ở Thái Nguyên, một số chuyên gia đã liên tưởng tới mô hình “máy bay cất cánh”. Theo đó, để triển khai chuyển đổi số với một dự án lớn thành công nhanh, an toàn, hiệu quả sẽ giống như làm một chiếc máy bay cất cánh.
“Chiếc máy bay” cần yếu tố quan trọng là tốc độ và kỷ luật. Khi máy bay cất cánh, muốn nhanh và an toàn thì cần lập danh sách các đầu việc phải kiểm tra.
Trong dự án chuyển đổi số, nếu lãnh đạo tỉnh nắm được danh sách việc cần làm và kiểm tra khi thực hiện - đặc biệt với những dự án trọng điểm, thì việc tăng tốc nhanh nhưng vẫn an toàn và hiệu quả là khả thi.
Để có một danh sách như vậy, việc lựa chọn đơn vị tư vấn đã có kinh nghiệm thành công, với mô hình chuẩn về dự án là điều quan trọng. Vì thế, Viettel Solutions với các giá trị tương đồng về triết lý và kỷ luật quân đội là lựa chọn tốt.
Tuy nhiên, Thái Nguyên và Thừa Thiên - Huế sẽ phát triển các dự án mới về chính quyền số ra sao để nối tiếp thành công hiện tại vẫn là câu hỏi cần thêm thời gian để trả lời.
Thu Hà
" alt=""/>Giải mã thành công của chính quyền số ở Huế và Thái Nguyên