TheàngtraiởTPHCMthoátcửatửtottenham – newcastleo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 (TP.HCM), bệnh nhân may mắn là nam, 28 tuổi, nhập viện do mắc Covid-19 tiến triển nặng, suy hô hấp vào ngày 10/11/2021.
Trước đó, người này có bệnh nền đái tháo đường type 2, béo phì độ 3 và rơi vào hội chứng cơn bão Cytokine. Ê-kíp điều trị đã hồi sức liên tục cho bệnh nhân.
Ở thời điểm 18 giờ sau nhập viện, diễn tiến bệnh liên tục xấu đi, bệnh nhân suy đa cơ quan, nguy kịch do hô hấp cấp. Các bác sĩ phải đặt nội khí quản, thở máy xâm lấn, can thiệp ECMO (máy tim, phổi nhân tạo).
Đồng thời, phải duy trì vừa lọc máu hấp phụ, vừa duy trì ECMO để đảm bảo chức năng các cơ quan sống còn.
Bệnh nhân 28 tuổi, nặng 140kg, bị đái tháo đường type 2, mắc Covid-19. Ảnh: BVCC
Ê-kíp bác sĩ quyết tâm phải cứu sống được trường hợp này dù biết trước rất khó khăn. Thạc sĩ, bác sĩ Giang Minh Nhật, Trưởng khoa Hồi sức tích cực 1 cho biết, suốt 84 ngày can thiệp ECMO, có những thời điểm phổi bị tổn thương nặng đến mức oxy hoá máu bệnh nhân vẫn không đủ đảm bảo, thậm chí đe dọa tử vong.Sau 1 tuần hồi sức tích cực với kỹ thuật cao, sinh hiệu bệnh nhân bắt đầu hồi phục, ổn định dần. Tuy nhiên, kết quả X-quang cho thấy, phổi bị đông đặc đến 80%, bệnh nhân phải hoàn toàn phụ thuộc vào ECMO.
Các buổi hội chẩn liên chuyên khoa thực hiện hàng tuần với sự chỉ đạo sát sao của Ban Giám đốc để đưa ra chiến lược điều trị và chăm sóc phù hợp ở từng thời điểm. Tất cả thuốc men, trang thiết bị, vật tư y tế hiện đại nhất được bệnh viện huy động nhằm hỗ trợ hồi sức chuyên sâu tối ưu nhất.
Bệnh nhân được can thiệp bằng các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu hiện đại nhất. Ảnh: BVCC
“Xác định đây là một trường hợp bệnh rất nặng, nguy cơ tử vong cao, các bác sĩ và điều dưỡng khoa ICU 1 đều đồng lòng, quyết tâm cứu bằng được bệnh nhân, mặc dù hi vọng khá mong manh”, bác sĩ Nhật chia sẻ.
Trải qua gần 3 tháng thở máy xâm lấn, can thiệp ECMO với nhiều biến chứng, chức năng phổi của bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Ngày 23/1, anh được cai máy thở thành công. Đây được xem là một kỳ tích mà chính ê-kíp điều trị cũng không dám kỳ vọng nhiều do tình trạng bệnh quá nguy kịch.
Mặc dù không còn thở máy xâm lấn, bệnh nhân vẫn phải được hỗ trợ hô hấp bằng oxy lưu lượng cao (HFNC) vì tổn thương vẫn còn chiếm 50% toàn bộ thể tích phổi.
Các chuyên gia Vật lý trị liệu và Dinh dưỡng lâm sàng bắt đầu đưa ra chiến lược phục hồi chức năng hô hấp, vận động và dinh dưỡng tăng cường. Các vùng xẹp phổi và đông đặc trên X-quang cải thiện đáng kể.
Bác sĩ Hải cho biết, đây là một trong những trường hợp bệnh nhân viêm phổi Covid-19 có cân nặng hiếm gặp. Đồng thời, cũng là trường hợp có thời gian duy trì ECMO dài bậc nhất tại Việt Nam.
Trở về từ cửa tử, bệnh nhân đặc biệt này chia sẻ: “Tôi biết tình trạng hiện tại của tôi đã là một kỳ tích trong cuộc chiến với Covid-19. Tôi cảm ơn tất cả các bác sĩ đã ngày đêm chăm sóc, điều trị cho tôi trong gần 3 tháng qua".
Bệnh viện Dã chiến 3 tầng số 16 hiện do Bệnh viện Nhân dân Gia Định phụ trách chuyên môn sau khi Bệnh viện Bạch Mai rút về từ tháng 10/2021.
Linh Giao
Xóa di chứng sau ‘cơn bão’ Covid-19
Đi qua những tháng ngày của đỉnh dịch, người dân lại đối mặt với thách thức mới. Không chỉ ở TP.HCM, Hà Nội cũng đang thành lập những cơ sở giúp bệnh nhân vượt qua nỗi ám ảnh mang tên “Hậu Covid-19”.