Báo chí lan tỏa năng lượng tích cực nhưng không quên chức năng phản biện
Phổ cập tri thức là một nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước
Ngày 7/4,áochílantỏanănglượngtíchcựcnhưngkhôngquênchứcnăngphảnbiệgias vangf hom nay Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chủ trì hội nghị trực tuyến giao ban quản lý nhà nước quý I/2023 của Bộ TT&TT với các đối tượng quản lý.
Theo Văn phòng Bộ TT&TT, với lĩnh vực báo chí, truyền thông, 2 điểm nhấn nổi bật trong 3 tháng đầu năm là việc ngày 21/3, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 07 về tăng cường công tác truyền thông chính sách. Đặc biệt, ngày 6/4, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược Chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Hai văn bản quan trọng trên được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đặc biệt nhấn mạnh. Theo Bộ trưởng, lần đầu tiên chúng ta có Chỉ thị về truyền thông chính sách, với thay đổi lớn về nhận thức. Chỉ thị đã xác định truyền thông là một chức năng của chính quyền các cấp. Vì thế, cơ quan chính quyền phải tổ chức bộ máy truyền thông, có ngân sách hàng năm cho việc truyền thông, tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí...
Chỉ rõ lần đầu tiên có 1 chiến lược Thủ tướng ký về chuyển đổi số báo chí, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, chuyển đổi số không tốn nhiều tiền. Việc cần làm là chọn ra một số doanh nghiệp công nghệ hỗ trợ báo chí, nhà xuất bản chuyển đổi số và với các doanh nghiệp đây là “hỗ trợ ngắn hạn nhưng được lợi về dài hạn”.
Bộ trưởng cũng yêu cầu Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm và các cơ quan báo chí chú ý để đi đều “2 chân”, phải vừa lan tỏa năng lực tích cực, đồng thời không quên chức năng phản biện xã hội: “Lúc nào cũng phải nhìn số lớn để điều chỉnh cho phù hợp, vẫn tạo năng lượng tích cực nhưng vẫn phải có phản biện, phê phán”.
Hiện hàng quý các đơn vị thuộc Bộ TT&TT đều có nghiên cứu chuyên đề về các lĩnh vực của ngành. Nhấn mạnh 1 nhiệm vụ quan trọng của cơ quan nhà nước là phổ cập tri thức, Bộ trưởng yêu cầu các nghiên cứu này cần có 1 phiên bản đại chúng hóa để truyền thông, lan tỏa tri thức đến nhiều người.
Lành mạnh hóa báo chí là một trong những việc sẽ được Bộ TT&TT tập trung trong năm nay. Đây là bước phát triển cho các cơ quan báo chí sau giai đoạn sắp xếp. Các báo, tạp chí, trang tin tổng hợp sai phạm nghiêm trọng là phải xử lý nghiêm sau đó là giám sát nhắc nhở thường xuyên. “Năm 2023 cũng là năm nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của các cơ quan chủ quản, người đứng đầu cơ quan chủ quản báo chí và cơ quan báo chí”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Với xuất bản, nhắc lại mục tiêu của lĩnh vực này là làm sao để người Việt Nam đọc sách nhiều hơn, vị Tư lệnh ngành TT&TT cho rằng, để người Việt Nam đọc sách nhiều hơn, không có cách nào khác là 1 cuốn sách phải có nhiều phiên bản, đa nền tảng nhằm đến được nhiều người: “Muốn sách sống được thì phải vô vạn hình tướng”.
Tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, hiệp hội
Tham luận tại hội nghị, từ nghiên cứu kinh nghiệm của Hàn Quốc, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Công nghiệp ICT Nguyễn Thiện Nghĩa đã đề xuất một số chính sách thúc đẩy phát triển hệ sinh thái IoT tại Việt Nam. Cụ thể là, xác định các lĩnh vực ứng dụng phù hợp như smarthome, tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông đóng vai trò hạ tầng bởi hạ tầng cần phải đi trước, thúc đẩy sự phát triển mang tính mở, chú trọng xử lý các dữ liệu bằng AI, IoT để mang lại hiệu quả, thúc đẩy sản xuất thiết bị nhất là các thiết bị có mức giá rẻ...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng chủ trì việc tìm hiểu vì sao Hàn Quốc đi đầu về tất cả lĩnh vực công nghệ số, vượt qua cả Đài Loan dù đi sau. “Phải tìm ra điểm “chìa khóa” trong kinh nghiệm phát triển của Hàn Quốc. IoT chính là cơ hội cho Việt Nam”, Bộ trưởng lưu ý.
Tại hội nghị, đại diện các doanh nghiệp công nghệ như Giao hàng tiết kiệm, Công ty An ninh mạng thông minh SCS đã chia sẻ câu chuyện thực tế của đơn vị mình.
Nhấn mạnh doanh nghiệp cần nhất là thị trường, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, đưa người dân lên các nền tảng số để học tập, sử dụng dịch vụ công, chữa bệnh... cũng là cách tạo thị trường cho các doanh nghiệp phát triển mà không cần sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng được giao nghiên cứu việc hỗ trợ tạo thị trường cho doanh nghiệp bằng chính sách của nhà nước.
Sau khi nghe đại diện Công ty Giao hàng Tiết kiệm báo cáo kết quả triển khai nền tảng hậu cần phục vụ nhà bán lẻ online, Bộ trưởng đề nghị doanh nghiệp chuyển phát này hợp tác cùng Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) để cùng giải một bài toán lớn của Việt Nam. Đó là, làm sao để bà con nông dân thoát nghèo nhờ công nghệ số, thông qua việc xây dựng thương hiệu cho hàng hóa của các hộ nông dân và giúp nông dân bán trực tiếp được nhiều nông sản, không còn phải qua thương lái.
Bộ trưởng cũng đã giao cán bộ của Bộ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT để có 3 bộ văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương về lập dự án thuê dịch vụ CNTT thời hạn từ 3 - 5 năm, sau khi nghe những khó khăn của các doanh nghiệp công nghệ do hiện nhiều địa phương còn dè dặt, chỉ thuê dịch vụ CNTT trong thời hạn ngắn.
Trong kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng còn thông tin với các đối tượng quản lý, các đơn vị sự nghiệp và đại diện hội, hiệp hội về những việc ngành TT&TT sẽ tập trung làm trong năm nay như: nâng cao chất lượng xây dựng thể chế, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông và hạ tầng số; thương mại hoá 5G, xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn cung cấp công nghệ như một dịch vụ; xử lý triệt để SIM rác; thực thi các chiến lược đã ban hành; sử dụng AI để tạo ra các trợ lý ảo; đưa các doanh nghiệp công nghệ số đi ra nước ngoài chinh phục thế giới; vận hành các hệ thống giám sát online; làm mẫu về các nền tảng làm việc số...
Trong đó, về xây dựng thể chế số, Bộ trưởng đề nghị các doanh nghiệp, hiệp hội lập các nhóm nghiên cứu để góp ý, đề xuất liên quan đến các vấn đề thể chế cho Bộ TT&TT.
Tư lệnh ngành TT&TT khẳng định, 2023 là năm nhấn mạnh lại nội hàm của khẩu hiệu hành động: “Làm gương - kỷ cương - trọng tâm và bứt phá". Đây cũng là năm từ trung ương đến địa phương, từ quản lý nhà nước đến doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp quan tâm lãnh đạo, thực thi đủ và đều 10 lĩnh vực của ngành TT&TT.
Ngành TT&TT quán triệt nhiều nhiệm vụ mới
Tại Hội nghị giao ban QLNN tháng 2/2023, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã quán triệt tới toàn thể lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ nhiều chủ trương, nhiệm vụ để đưa đất nước phát triển.(责任编辑:Giải trí)
- ·Nhận định, soi kèo U19 PVF
- ·Nhận định, soi kèo Wofoo Tai Po vs Sham Shui Po, 14h00 ngày 21/1
- ·Nhận định, soi kèo Persipal Palu BU vs PSBS Biak Numfor, 14h00 ngày 22/1
- ·Tài tử 'Hoàng hậu Ki' Ji Chang Wook chuẩn bị ‘khuấy đảo’ SVĐ Mỹ Đình
- ·Nhận định, soi kèo Millwall vs Dagenham và Redbridge, 2h30 ngày 14/1: Khó cho chủ nhà
- ·Giọng ải giọng ai tập 2: Ngô Kiến Huy ẵm trọn 50 triệu nhờ song ca cùng ‘Hot boy kẹo kéo’
- ·Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Hajer, 20h00 ngày 22/1
- ·Hồ Quỳnh Hương: 'Tôi chảnh, rất lụy tình và tiêu tiền không cần đếm!'
- ·Nhận định, soi kèo PEC Zwolle vs NEC Nijmegen, 2h00 ngày 12/1: Vượt qua đối thủ
- ·Nhận định, soi kèo Punjab FC vs Gokulam Kerala, 15h30 ngày 21/1
- ·Nhận định, soi kèo Persis Solo vs PSM Makassar, 19h00 ngày 13/1: Nỗi đau kéo dài
- ·Nhận định, soi kèo APOEL Nicosia vs Othellos Athienou, 21h00 ngày 21/01
- ·Bùi Công Duy gây ấn tượng với phần trình diễn 'Bài ca chim ưng'
- ·Trực tiếp vòng 2 cuộc thi Âm nhạc quốc tế Violon và Hòa tấu Thính phòng VN 2019
- ·Nhận định, soi kèo Heracles vs Sparta Rotterdam, 22h30 ngày 11/01: Khách rơi tự do
- ·Nhận định, soi kèo Baku Sportinq FK vs Karvan FK, 17h00 ngày 24/12: Sáng cửa trên
- ·Nhận định, soi kèo Kapaz vs Turan Tovuz, 20h30 ngày 22/1
- ·Nhận định, soi kèo Giouchtas vs Kallithea, 20h00 ngày 22/1
- ·Nhận định, soi kèo Reims vs Nice, 1h00 ngày 12/1: Chủ nhà gặp khó
- ·Giọng ải giọng ai tập 2: Ngô Kiến Huy ẵm trọn 50 triệu nhờ song ca cùng ‘Hot boy kẹo kéo’