Cư dân mạng Malaysia đang được một phen “náo loạn” trước những hình ảnh về một con dê mang khuôn mặt của…con người. |
Sinh vật "mình dê mặt người" ở Malaysia (ảnh: Facebook) |
Sinh vật kỳ quái này được sinh ra tại bang Johor nằm ở phía nam Malaysia. Tuy có hình hài của một con dê song sinh vật này lại sở hữu khuôn mặt…con người. Được biết, sinh vật này đã không thể sống sót được sau khi ra đời và hiện xác đang được chuyển về cho Cục dịch vụ thú y nhằm phục vụ cho công tác khám nghiệm, nghiên cứu.
Theo tờ The Star, con dê được sinh ra trong trang trại của một người đàn ông có tên Ibrahim Basir. Ông cho biết mình đã bị sốc khi thấy một trong những con dê của ông sinh ra có khuôn mặt của một một em bé sơ sinh. “Khi tôi đến để kiểm tra, tôi đã bị sốc nhưng sau đó lại cảm thấy khá hào hứng khi thấy mặt, mũi, chân tay và cả thân thể của nó cũng mềm như một đứa trẻ sơ sinh, tuy nhiên phần lông màu nâu nhạt bao phủ toàn bộ cơ thể thì lại giống một con dê,” người chủ sinh vật kỳ quái cho biết.
Bên cạnh đó, Basir cũng tiết lộ rằng không giống với những con dê non bình thường, sinh vật này được sinh ra mà không có dây rốn.
 |
Sinh vật gây xôn xao cư dân mạng. Ảnh nguồn: Facebook |
Trước đó đã có nhiều người đề nghị mua lại sinh vật với số tiền hậu hĩnh, song ông Basir đã từ chối. Ông cho biết đã hiến xác của sinh vật này lên các cơ quan chức năng để phục vụ công cuộc nghiên cứu.
Những hình ảnh về sinh vật “mình dê mặt người” đã khiến cư dân mạng Malaysia vô cùng tò mò. Một số người cho rằng, đây là trường hợp mắc khiếm khuyết di truyền.
Hài hước hơn cả, một số người dùng Facebook so sánh sinh vật này với nhân vật Chewbacca trong loạt phim khoa học viễn tưởng kinh điển Star Wars (Chiến tranh giữa các vì sao).
 |
Nhân vật Chewbacca trong Star Wars (ảnh: Cinema Blend) |
Theo VnTinnhanh/Asian Correspondant
" alt="Xuất hiện sinh vật kỳ dị 'mình dê mặt người' tại Malaysia"/>
Xuất hiện sinh vật kỳ dị 'mình dê mặt người' tại Malaysia

Về thiết kế, chiếc máy có những nét giống với iPhone 6S Plus, do đó hầu như không tìm được điểm trừ. Máy có màn hình nổi, cong 2.5D nên mặt trước khá đẹp. Viền màn hình máy cũng mỏng nên ngoài việc tăng cường chất lượng hiển thị, nó còn làm cho mặt trước ấn tượng hơn. Quan sát kỹ sẽ thấy các chi tiết như khe cắm cổng microUSB, giắc 3,5mm, các lỗ khoét ở loa ngoài rất sắc sảo, vượt hơn hẳn những chiếc Oppo đời trước mà người viết từng trải nghiệm qua.
Ở mặt sau, khung kim loại nguyên khối kéo dài từ nắp lưng đến viền cạnh bên máy và được bo tròn, nên việc cầm máy rất thoải mái, chưa kể việc này còn làm tăng thêm tính kim loại cho Oppo F1 Plus. Nhìn chung, thiết kế và vật liệu cấu thành F1 Plus rất tốt, nếu tìm điểm trừ thì có thể do máy khá mỏng, người cầm không quen có thể bị trượt khỏi tay nếu không để ý.
.jpg) |
|
.jpg) |
|
Thực tế, Oppo F1 Plus có ngoại hình đẹp, chất liệu hơn hẳn các smartphone trước đây của hãng, nhưng thiết kế vẫn chưa có nét đột phá. Do đó, điểm ấn tượng nhất trên chiếc máy này ngay từ lần đầu tiên sử dụng không phải thiết kế mà chính là tốc độ đọc vân tay rất nhanh. Khi thử nghiệm, gần như không có độ trễ khi ấn ngón cái vào nút Home – đồng thời cũng là nơi tích hợp cảm biến vân tay – để mở khóa màn hình. Thậm chí, có thể xoay ngược ngón tay hay ấn ngón tay ở mọi tư thế mà không nhất thiết phải để ngón tay vuông góc với phương nằm ngang. Tốc độ đọc vân tay của Oppo F1 Plus chỉ có thể hơn hoặc bằng chứ không thể thua bất kỳ smartphone nào trên thị trường hiện nay.
Ấn tượng thứ hai ở chiếc smartphone này chính là máy ảnh. Oppo Việt Nam từng chia sẻ định hướng tương lai của hãng là phát triển camera trên smartphone, và Oppo F1 Plus chứng tỏ những cố gắng này là có kết quả. Chiếc máy có tốc độ lấy nét nhanh ngay cả trong điều kiện sáng yếu, và máy cũng thể hiện rất tốt khi chụp ảnh vào ban đêm.
Trong triển lãm xe máy Vietnam Motorcycle diễn ra mới đây, chiếc Oppo F1 Plus thể hiện rất tốt hai yếu tố nói trên, về khả năng lấy nét và chụp đêm.
Ở buổi biểu diễn mô tô bay ngoài trời, những chiếc xe lao đi với tốc độ rất nhanh nhưng khi đưa máy lên chụp thì chiếc xe gần như bị “đông cứng”, không bị nhòe. Thêm vào đó, giữa trời nắng gắt nhưng màu trời thể hiện trong ảnh rất trong xanh. Có thể xem thêm ảnh và video quay từ máy tại bài này: Những màn nhào lộn đầy hồi hộp tại triển lãm Mô tô, Xe máy Việt Nam 2016.
Trong điều kiện ánh sáng khá yếu và phức tạp, nhưng Oppo F1 Plus cũng chụp khá long lanh những chiếc xe phân khối lớn. Lợi thế góc rộng cũng tốt khi chụp những chiếc xe trong không gian chật hẹp. Xem thêm ảnh chụp từ bài viết này (Những chiếc cruiser Mỹ giá hơn tỉ đồng tại triển lãm mô tô, xe máy 2016), bài viết sử dụng toàn bộ ảnh chụp từ Oppo F1 Plus.
" alt="Trải nghiệm Oppo F1 Plus: Sức mạnh từ cảm biến vân tay và máy ảnh"/>
Trải nghiệm Oppo F1 Plus: Sức mạnh từ cảm biến vân tay và máy ảnh
Bệnh Minamata - do thảm họa đầu độc biển Minamata gây ra - rất khủng khiếp, có thể so sánh với thảm họa hạt nhân ở Hiroshima hay Nagasaki.Trong những ngày qua, việc cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung khiến cho nhiều người lo lắng. Nhiều nguyên nhân có thể được phân tích, nhưng có phân tích cho rằng cũng không thể loại trừ việc có hàm lượng thủy ngân trong chất xả thải ra khu vực này.
 |
Thành phố Minamita được coi là "vùng biển chết". Ảnh chụp tháng 10/1960 và được đăng trên báo Mainichi |
Trong lịch sử nhân loại và lịch sử Nhật Bản, đã có thảm họa khủng khiếp do thủy ngân gây ảnh hưởng. Đó là thảm họa Vùng vịnh Minamata của Nhật Bản với bệnh Minamata do chất thải của công ty khu vực Vịnh gây ra.
Có nhà khoa học Nhật Bản cho rằng bệnh Minamata rất khủng khiếp, có thể so sánh với thảm họa hạt nhân ở Hiroshima, hay Nagasaki.
Từ vùng Vịnh chết cho tới căn bệnh hủy diệt cơ thể
Cho đến nay căn bệnh Minamata và tên Công ty Chisso là hai cái tên liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Trong suốt một khoảng thời gian dài từ năm 1932-1958, Công ty Chisso đã xả thải ra Vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto một lượng nước thải vô cùng lớn. Cho đến khi công ty này bị ngừng sản xuất vào năm 1968, thì lượng xả thải ra Vịnh Minamata đã biến Vịnh này thay đổi hoàn toàn giống như một Vịnh chết.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, bệnh Minamata là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm được phát tác từ các loại thực vật, động vật bị ô nhiễm thủy ngân do quá trình sinh sống trong lưu vực Vịnh Minamata chịu tác động xả thải của Công ty công nghiệp hóa học Chisso.
Bệnh này được xác nhận vào năm 1956, trở thành căn bệnh đầu tiên của loài người do ảnh hưởng của thực vật, động vật ô nhiễm trong môi trường.
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện trong thời kỳ Nhật Bản đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất, và cũng là căn bệnh làm nhiều ngưởi chết nhất.
Trong lịch sử Nhật Bản, căn bệnh Minamata xuất hiện 2 lần làm nhiều người chết. Đó là từ năm 1950-1960, Công ty hóa chất Chisso, chuyên sản xuất chất acetaldehyde từ năm 1932 đã xả nhiều chất thải chứa hàm lượng thủy ngân cao ra Vịnh Minamata (như đã nói ở trên), khiến cho nồng độ thủy ngân có trong cá cao, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân khu vực này.
 |
Thành viên Hội những người bệnh Minamata phản đối công ty gây ô nhiễm vùng biển lên Bộ Y tế Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 25/5/1970 và được đăng trên báo Mainichi |
Năm 1960, một vụ nhiễm độc tương tự xảy ra ở lưu vực sông của tỉnh Niigata trên đảo Honshu, cách Kumamoto khoảng 1.000 km. Người ta gọi căn bênh này là Minamata Niigata. Nguyên nhân cũng là chất thải chứa thủy ngân của Công ty điện tử Showa gây ra.
"Kỳ bệnh" và lượng thủy ngân khủng trong nước biển
Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao trong quá trình sản xuất lâu dài như thế từ năm 1932, mà tới sau những năm 1950 sự việc mới được phát hiện khi hàng loạt cá ở khu vực này chết, trong nhiều năm nguyên nhân không được xác định.
Lượng sản xuất chất acetaldehyde từ năm 1932-1954 của công ty nói trên tăng từ 209 lên tới 9.159 tấn, năm 1956 gấp 1,5 lần ở mức 15.919 tấn, và năm 1960 lên tới 45.244 tấn.
Thời điểm đó, công ty Chisso có 7 nhà máy hoạt động trong nước Nhật và 20 nhà máy hoạt động tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, thời điểm bấy giờ các thiết bị máy móc cũ nát, kinh phí sản xuất bị cắt giảm nên việc xử lý chất thải là hầu như ít được chú trọng. Theo nghiên cứu gần đây, lượng thủy ngân chưa được xử lý trong giai đoạn mà Chisso thải ra Vịnh Minamata lúc bấy giờ theo từng giai đoạn là 0,6-6 tấn. Và mức độ nguy hiểm vẫn được nghiên cứu cho đến nay.
Bệnh nhiễm thủy ngân có thể làm giảm trí nhớ, làm giảm hoạt động của tiểu não, giảm thính lực và gây phát âm khó. Đây là kết luận đã được xác nhận khi kiểm tra và theo dõi bệnh cho 50 bệnh nhân.
Không những ảnh hưởng lên con người, mà bệnh Minamata do nhiễm chất thủy ngân đã làm cho mèo, quạ cũng chết hàng loạt. Ban đầu người ta không hiểu do nguyên nhân nào mà mèo, quạ lại chết nhiều như vậy. Nhân dân trong vùng lúc đó gọi là bệnh “mèo dại”. Và năm 1954, lần đầu tiên báo Kumamoto đã ra cảnh báo vì hiện tượng mèo chết hàng loạt.
 |
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh Minamata không thể co duỗi tay. Ảnh chụp năm 1970 và được đăng trên báo Mainichi. |
Ngày 1/5/1956 trở thành sự kiện khi Nhật Bản công bố phát hiện ra bệnh Minamata trên cơ thể của bệnh nhân với kết luận tổn thương do hệ thần khinh trung ương nhưng không rõ nguyên nhân.
Đến 1954, có tới 12 người bị nhiễm bệnh này và có 5 người tử vong không rõ nguyên nhân. Nhiều ngư dân Nhật Bản lúc đó gọi đây là “kỳ bệnh”. Người bệnh lúc này còn mang thêm một nỗi khổ khác là bị kỳ thị, ghê sợ.
Năm 1956 có 50 người bị phát bệnh, trong đó có 11 người chết.
Năm 1957 căn bệnh này được xác định trên mèo chết do ăn các loài cá được đánh bắt ở Vịnh Minamata. Năm 1958, chính quyền địa phương Kumamoto chính thức cấm đánh bắt cá tại khu vực Vịnh Minamata.
đến năm 1968 Chính phủ Nhật Bản mới xác nhận nguyên nhân bệnh Minamata do chất thải có chứa thủy ngân. Sự việc này đã được đưa lên tòa án Nhật Bản để xem xét với mục đích bảo vệ quyền lợi của hơn 2000 đã thiệt mạng một cách ấm ức ngay cả khi chưa rõ nguyên nhân, và hơn 13000 người vẫn đang bị ảnh hưởng.
Ký ức chết chóc và đau đớn
Hàng trăm người không có khả năng nhận thức, sống dự hoàn toàn vào bố mẹ. Nhiều bào thai không thể hình thành, nhiều người con sinh ra chân tay bị co quắp cho đến ngày nay. Ngay cả với những nhà nhiếp ảnh, bệnh Minamata là một kí ức kinh hoàng.
Đó là những hình ảnh người bệnh kêu la vì đau đớn, hình ảnh người co giật, sùi bọt mép, bại liệt cả đời sống trên xe lăn. Hay một số bệnh nhân bị mù, điếc, mất trí và mất thăng bằng.
Do mức độ nguy hiểm của bệnh Minamata, Bộ Môi trường Nhật Bản đã đưa ra một văn bản pháp lý với tên gọi “Tuyên truyền giáo dục về bệnh Minamata và cách phòng chống chất thủy ngân”.
Năm 2009, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra một văn bản qui định việc cứu tế cho người bị thiệt hại do bệnh Minamata và giải quyết vấn đề bệnh này.
Những cuốn sách về bệnh Minamata, thân phận đau thương của những nạn nhân cho nhiễm thủy ngân vẫn được xuất bản. Thủy ngân là chất hóa học và những người sử dụng nó, dù vô tình hay hữu ý, để nó gây ảnh hưởng tới con người là tội ác.
Những người dân Nhật mang bệnh Minamata và cả những người không mang bệnh đang chiến đấu để bảo vệ sự sống của mình.
Theo VOV-Tokyo
Hóa chất súc rửa có thể là nguyên nhân khiến cá chết" alt="Thảm họa chết người ở vùng biển Minamata do bị đầu độc"/>
Thảm họa chết người ở vùng biển Minamata do bị đầu độc