Thông tin nêu trên là một nội dung trong phần trả lời của Bộ TT&TT đối với kiến nghị của một số Sở TT&TT liên quan đến việc xây dựng các tiêu chuẩn về thành phố thông minh.
Các chuyên gia nhận định,ẽnghiêncứucáctiêuchuẩnvềnềntảngkỹthuậtICTchođôthịthôbd duc sự phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa đã kéo theo không ít những thách thức, điển hình là sự gia tăng về dân số kèm theo tình trạng dân số già, các vấn đề về môi trường, xu thế cắt giảm ngân sách, các vấn đề sức khỏe, y tế và sự phát triển bền vững... Những thách thức này đã tạo áp lực buộc quá trình đô thị hóa phải điều chỉnh để tiến tới hình thành một thành phố đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn. Quá trình dịch chuyển đó sẽ làm cho đô thị trở nên thông minh hơn.
Thực tế tại Việt Nam, thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng, Vĩnh Phúc, Bình Dương… đã và đang triển khai xây dựng, phê duyệt các đề án, quy hoạch phát triển mô hình thành phố thông minh cho địa phương mình.
Quá trình xây dựng và triển khai các đề án, quy hoạch phát triển mô hình thành phố thông minh, không chỉ các địa phương mà ngay cả các doanh nghiệp cung cấp giải pháp như VNPT, Viettel, DTT… cũng có nhu cầu muốn được hướng dẫn về các tiêu chuẩn với đô thị thông minh.
Trong phần trả lời kiến nghị của Sở TT&TT Vĩnh Phúc mới đây, Bộ TT&TT cho biết, về hoạt động tiêu chuẩn hóa quốc tế đối với đô thị thông minh, xây dựng đô thị thông minh liên quan đến rất nhiều bên và vai trò của tiêu chuẩn cũng thuộc nhiều lớp khác nhau. Theo Tổ chức tiêu chuẩn hóa Anh quốc (BSI), các tiêu chuẩn trong đô thị thông minh được chia làm 3 lớp cơ bản gồm Chiến lược; Quy trình; và Tiêu chuẩn kỹ thuật. Tùy theo nhu cầu riêng, mỗi đô thị sẽ kết hợp các tiêu chuẩn với nhau để đáp ứng tầm nhìn đô thị thông minh.
Bộ TT&TT cũng cho biết, hiện có nhiều tổ chức quốc tế và khu vực tham gia vào quá trình xây dựng các tiêu chuẩn đô thị thông minh. Các tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế và khu vực chính bao gồm: ISO, CEN/CENELEC/ETSI (châu Âu), ITU, IEC, IEEE… Ngoài ra, một số nước khác hướng đến ban hành tiêu chuẩn quốc gia như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc…