Hiện trường vụ sạt lở (Ảnh: Phạm Việt).
Trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở phải phối hợp chặt chẽ với các bệnh viện tuyến trên, bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế trong việc chuyển tuyến, hội chẩn chuyên môn, khám chữa bệnh từ xa qua telehealth để theo dõi điều trị cho nạn nhân.
Cục cũng giao 2 bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai chủ động hỗ trợ về chuyên môn kỹ thuật, khi cần thiết sẵn sàng cử cán bộ chuyên môn phối hợp với ngành y tế Hà Giang cứu chữa các trường hợp nặng.
Trong trường hợp cần thiết, hỗ trợ thuốc, máu, dịch truyền, phương tiện cấp cứu, vật tư trang thiết bị y tế cho Sở Y tế Hà Giang để cứu chữa nạn nhân.
Trước đó, khoảng 8h30 ngày 29/9, tại Hà Giang xảy ra vụ sạt lở taluy dương ở quốc lộ 2, đoạn qua xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang. Đoạn sạt lở dài khoảng 300m, khối lượng đất đá khoảng trên 3.000m3, làm đổ sập 3 ngôi nhà, một người tử vong, 2 người mất tích, 5 xe bị vùi lấp, giao thông bị ách tắc.
Theo cơ quan chức năng, số lượng người bị vùi lấp có thể tăng lên. Công an tỉnh Hà Giang vẫn đang huy động thêm các chiến sĩ khẩn trương tìm kiếm người trong các ngôi nhà bị vùi lấp.
" alt=""/>Sạt lở đất ở Hà Giang: 2 bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cứu người bị nạnMột trường hợp bị tai biến sau khi thực hiện thẩm mỹ nội khoa (Ảnh: BV).
Tai biến tiêm chất làm đầy diễn ra đa dạng ở nhiều vị trí, như thái dương, mũi, má, vùng môi, khiến da và vùng mặt của bệnh nhân bị biến dạng nặng nề. Ngoài ra, còn có những ca bị biến chứng nặng sau tiêm thuốc tan mỡ…
Bác sĩ Thúy nhận định, có một số nguyên nhân dẫn đến tai biến, như bệnh nhân thực hiện ở cơ sở thẩm mỹ "chui", người hành nghề thẩm mỹ chưa được đào tạo chuyên khoa, quảng cáo quá sự thật khiến người dân đặt niềm tin không đúng chỗ.
Giám đốc Bệnh viện Da Liễu TPHCM phân tích, có thực trạng nhân viên thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không đảm bảo điều kiện vô khuẩn, không sử dụng găng tay vô khuẩn, chưa được đào tạo để đánh giá nguy cơ nhiễm trùng cũng như sử dụng kháng sinh dự phòng sau đó.
Kế đến, nhiều cơ sở sử dụng sản phẩm không rõ loại, các thiết bị laser chưa qua thẩm định, năng lượng không chuẩn, dễ gây bỏng. "Máy bắn đến cháy giấy, lông nào chịu nổi", bác sĩ Thúy dẫn chứng.
Lãnh đạo Bệnh viện Da liễu TPHCM đưa ra thống kê báo động, khi có hơn 77% người thực hiện thủ thuật thẩm mỹ không phải bác sĩ, hơn 15% người hành nghề làm đẹp không rõ có là nhân viên y tế có chuyên môn hay không.
Từ thực tế trên, bác sĩ Thúy đề xuất nhiều giải pháp xử lý tình trạng tai biến liên quan đến thẩm mỹ nội khoa.
Thứ nhất, các phòng khám cần công khai giấy phép hoạt động, đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn, với đội ngũ bác sĩ có chứng chỉ hành nghề, thiết bị và thuốc dùng trong thẩm mỹ phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm định an toàn.
Ở góc độ điều trị, các cơ sở y tế cần xử trí tốt các tai biến thẩm mỹ và tăng cường công tác báo cáo Thanh tra Sở Y tế khi gặp các trường hợp nghi ngờ, xác định tai biến.
Song song đó, tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, như các bài và clip truyền thông, đăng các thông tin khoa học trên mạng xã hội, phối hợp báo chí… Ngoài ra, việc cập nhật trau dồi kiến thức, đào tạo thường xuyên rất quan trọng trong phòng ngừa tai biến thẩm mỹ da.
" alt=""/>Nhiều ca laser thẩm mỹ bị tai biến vì "máy bắn cháy giấy"