Hội thảo có sự tham dự của TS Nguyễn Vinh Hiển - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo; Trung tướng GS.TS Nguyễn Đình Chiến - Viện trưởng Viện chiến lược Phát triển nguồn nhân lực VN; PGS.TS Đinh Văn Dũng - Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội và nhiều chuyên gia đã có kinh nghiệm dày dặn trong ngành giáo dục, quản lý giáo dục khác.
![]() |
Hội thảo "Khoa học giáo dục THPT CEO School" được tổ chức vào sáng ngày 18/12/2020 |
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CEO Việt Nam Holding nhấn mạnh về sự phát triển của tập đoàn CEO Việt Nam Holding, về sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược, cũng như triết lý giáo dục "Thân - Tâm - Tuệ" của CEO SChool. Trong đó, triết lý thể hiện nỗ lực: kiến tạo nên những học sinh tương lai phát triển toàn diện 3 phần cốt lõi của con người: thân kỷ luật, tâm yêu thương và trí tuệ khai phóng.
Theo thông tin từ Tập đoàn CEO Việt Nam Holding, hội đồng khoa học của Hệ thống giáo dục THPT CEO School Việt Nam là các giáo sư, tiến sĩ, những nhà quản lý đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục, với vai trò tham vấn chương trình đào tạo và các chuyên môn: Toán, Lý, Hóa, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Nhật, Sinh, Tâm lý giới tính, Dinh dưỡng... cùng các môn thể thao, năng khiếu như: Taekwondo, bóng bàn, bóng rổ, bóng chuyền, guitar, nhảy hiện đại, thanh nhạc...
Đại diện CEO School Việt Nam cho biết, việc ra đời hội đồng khoa học có đóng góp quan trọng trong công tác xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, cũng như tham gia công tác giảng dạy, đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng.
PGS.TS Đinh Văn Dũng - Giảng viên Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Triết lý giáo dục giải quyết vấn đề của xã hội hiện nay là chúng ta đang quá nặng về đào tạo kiến thức cho con người mà nhẹ đi phần ứng dụng vào thực tế, đặc biệt là phẩm chất con người".
Cùng với đó, các chuyên gia tham dự hội thảo cũng đã có những đóng góp và chia sẻ từ góc nhìn chuyên môn của mình đối với triết lý giáo dục và chương trình đào tạo của CEO School.
![]() |
Ông Ngô Minh Tuấn - Chủ tịch tập đoàn CEO Việt Nam Holding cùng một số thành viên trong Hội đồng khoa học CEO School |
Hệ thống THPT CEO School Việt Nam được phát triển bởi Tập đoàn CEO Việt Nam Holding, đào tạo học sinh THPT theo chương trình giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo với mô hình quân đội nội trú 100%.
Đại diện CEO School Việt Nam cho biết, năm 2021, Hệ thống giáo dục CEO School bắt đầu tuyển sinh tại điểm trường tại Hà Nội (2A đường Nam Hồng, xã Nam Hồng, huyện Đông Anh, Hà Nội). Tầm nhìn đến năm 2025, CEO School sẽ phủ hơn 50 điểm trường trên toàn quốc và trở thành hệ thống giáo dục uy tín ở Việt Nam.
Hội đồng khoa học được tin tưởng sẽ đóng góp quan trọng vào công tác nghiên cứu, xây dựng và phát triển chương trình giáo dục CEO School ngày một hoàn thiện hơn; cũng như sự phát triển bền vững và tạo dựng nhiều giá trị tốt đẹp của CEO School trong tương lai.
Ngọc Minh
" alt=""/>Ra mắt hội đồng khoa học Hệ thống giáo dục THPT CEO School Việt NamXanh hóa công trình bằng công nghệ CarbonCure từ Canada
Theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), ngành xây dựng chiếm đến 39% lượng phát thải CO2 toàn cầu. Khoảng 11% trong số này đến từ việc sản xuất vật liệu xây dựng chính, trong đó có xi măng.
Nhiều nhà phát triển bất động sản trên thế giới tích cực tìm kiếm giải pháp giảm phát thải CO2, từ sử dụng nguyên vật liệu xanh đến tận dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt vòng đời công trình. Trong đó, công nghệ CarbonCure đưa cacbon dioxit vào và khoáng hóa vĩnh viễn trong bêtông là một sáng kiến mới trong lĩnh vực xây dựng. Công nghệ ra đời ở Nova Scotia, Canada.
Công nghệ này chưa được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Phú Long với mong muốn góp phần bảo vệ môi trường đô thị, tạo ra căn hộ bền vững, đề cao giá trị sức, đã đưa CarbonCure vào dự án Essensia Sky.
Theo đó, Phú Long sẽ ứng dụng CarbonCure với bêtông hấp thụ carbon ở phần thân kết cấu tòa nhà. Việc này giúp giảm lượng phát thải carbon trong giai đoạn xây dựng. Khi đưa vào vận hành, bê tông bền vững còn có thể loại trừ hàng nghìn tấn carbon hàm chứa so với vật liệu thông thường, mang đến hiệu quả tương đương hàng trăm nghìn cây xanh trong 10 năm.
Nghiên cứu của MIT cho thấy quá trình khoáng hóa carbon có thể hấp thụ đến 15% tổng lượng CO2 phát sinh từ sản xuất xi măng, từ đó giúp giảm đáng kể lượng khí thải carbon của bê tông. "Không chỉ làm giảm lượng khí nhà kính, công nghệ này còn giúp giảm nhu cầu sử dụng xi măng mà vẫn không ảnh hưởng đặc tính cơ học của bê tông như kết cấu, độ bền vững", đại diện Phú Long phân tích.