Nhận định, soi kèo Deportivo Saprissa vs San Carlos, 9h00 ngày 6/9
相关文章
- 、
-
Soi kèo góc Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1 -
Tập thể Trung Tự: Những ngày nuôi lợn, tắm thứ xà phòng khó tảNuôi lợn trong nhà tập thể thời bao cấp là hình ảnh quen thuộc một thời. Ảnh dựng lại trong một chương trình truyền hình. Ảnh: Phụ nữ Việt Nam Các hộ ở tập thể còn tìm cách tăng nguồn cung cấp chất đạm của gia đình bằng cách nuôi lợn hoặc gà công nghiệp. Từ nhà tắm cho đến góc bếp, sân vườn… đều được tận dụng khi có thể. Thế nên mới có chuyện vừa đi toilet vừa phải canh chừng gà mổ trên đầu hoặc người phải tắm chung với lợn.
Tùy theo cách chăm sóc của từng nhà, có những chú lợn nặng gần cả tạ và được nuôi theo kiểu bán lấy tiền. Lâu lâu đến kỳ “lên thớt”, sáng sớm chợt nghe một tràng éc éc… từ tầng trên xuống tầng dưới. Cũng có hộ lại chỉ nuôi lợn gà để cải thiện bữa ăn hàng ngày thôi.
Do không gian chật chội (không được phép cơi nới như bây giờ) nên không khí hơi ngột ngạt. Nhiều khi tắm xong, không biết có phải do chất lượng xà phòng hồi đó dở hay không mà người mình có mùi rất là… khó tả. Mà cũng có khi do xà phòng thật vì thời đó rất khó kiếm xà phòng tắm.
Văn hóa tinh thần
Mình không nhớ chính xác có phải thời đó tất cả các căn hộ ở tập thể Trung Tự đều được gắn một cái loa truyền thanh do Liên Xô sản xuất hay không. Chỉ nhớ rằng cả thời thơ ấu của mình gắn liền với cái loa đó. Loa chỉ phát theo thời điểm: buổi sáng, buổi trưa và buổi tối. Đến giờ vẫn không quên những giai điệu nhạc quen thuộc mở đầu các tiết mục như: Kể chuyện cảnh giác tối thứ 7, Phát thanh quân đội sáng sớm Chủ nhật hàng tuần, hayĐọc truyện đêm khuya hàng ngày.
Có thể do thời đó không có nhiều phương tiện truyền thông giải trí đa dạng như bây giờ nên nội dung phát thanh các chương trình này bao giờ cũng được người nghe rất tập trung cảm nhận. Nhạc điệu và giọng nói của phát thanh viên trong Kể chuyện cảnh giáccó những đoạn nghe rất hồi hộp. Nhạc điệu và giọng nói phát thanh viên trong Đọc truyện đêm khuyalại rất… tâm trạng.
Không biết có ai còn nhớ vào khoảng những năm 1980, lâu lâu có một đoàn chiếu bóng về chiếu phim phục vụ bà con trong khu tập thể. Nghe tin, buổi tối sau khi ăn cơm xong, khoảng 7h, mọi người rủ nhau đi thành đoàn, người cầm ghế, người mang quạt giấy ra tập trung tại bãi đất trống phía trước cổng trường cấp 1-2 Trung Tự xem phim.
Mọi người ngồi bệt dưới đất, trên dép hoặc trên ghế xem rất trật tự. Một số đứa trẻ cỡ tuổi mình khi đó lại trèo lên bờ tường trường Trung Tự để xem cho dễ vì chỗ ấy vừa cao hơn lại vừa gần màn hình hơn, cho dù không cẩn thận sẽ rách mông vì mấy cái mảnh chai cắm trên đó.
Có lẽ những bộ phim ấn tượng nhất với mình hồi đó là phim về 3 chàng ngự lâm pháo thủ, mụ phù thủy với cái cán chổi, Alibaba và 40 tên cướp. Thường phim chiếu được một nửa thì các chú chiếu phim sẽ cho nghỉ giải lao tầm 15 phút để cho máy nguội. Khung cảnh khi đó thật yên bình đúng kiểu trời thì trong, trăng thì thanh, còn gió thì rất là mát; không có tiếng xe chạy, cũng chẳng có tiếng nói chuyện điện thoại, chỉ có tiếng diễn viên trong phim và tiếng rè rè của máy chiếu.
Cuối năm 1976, cụ ông nhà mình sau chuyến đi vào Sài Gòn thăm họ hàng có mang về một chiếc tivi 12 inch đen trắng hiệu Sharp. Kể từ đó, hầu như các buổi tối cuối tuần, phòng khách nhà mình luôn đông hàng xóm đến xem phim truyền hình, cả người lớn lẫn trẻ con. Mình thích nhất là những lúc được thể hiện vai trò chủ nhà, được quyền cấp phép cho hay không cho vào xem đối với mấy đứa nhỏ tuổi hơn. Không biết có phải do tivi xịn hay do mắt của mình tốt mà ngồi xem cách khoảng 5m vẫn thấy rõ dù màn hình có 12 inch.
Rồi có giai đoạn nghe nói khu chuyên gia có đài phát sóng truyền hình Liên Xô, thế là mình tìm mọi cách bắt sóng. Do không có anten ngoài trời nên anten râu của tivi hầu như không bắt được. Thế là với chút kiến thức phổ thông về vật lý mới học trên trường, mình treo lên cái anten bộ phin pha cà phê bằng nhôm, cùng giấy bạc lấy từ vỏ bao thuốc lá. Kết quả hết sức khả quan, lâu lâu cũng nghe được tiếng vang vọng thì thầm và hình bóng mờ mờ ảo ảo của ai đó trên màn hình.
Mặc dù phải vừa xem lại vừa đoán, nhưng cũng rất phấn khích khi lần đầu tiên tivi nhà mình bắt được đài “Tây”. Sau đó một thời gian, có ông bạn tầng trên có ba đi công tác Liên Xô nên mang về một chiếc tivi màu cũng cỡ khoảng 12 inch. Đó cũng là lần đầu tiên trong đời mình được biết thế nào là tivi màu dù hình ảnh lúc rõ lúc mờ và thấy màu nền là chủ yếu.
Xếp hàng mua lương thực và nhu yếu phẩm
Thời kỳ đó, việc xếp hàng không phải là vấn đề lớn mà mọi người phải quan tâm. Một trong những lý do có thể là do số lượng người mua và sản phẩm để bán không có nhiều. Gọi là đi xếp hàng mua gạo, rau, thịt, bánh mì, dầu hỏa… cũng không hoàn toàn chính xác vì lương thực và nhu yếu phẩm đa phần được nhà nước phân phối theo tem phiếu và người dân chỉ đơn giản là đi xếp để nhận hàng mà thôi.
Hồi đó căn hộ dưới đất góc nhà B4 được trưng dụng làm nơi phát bánh mì. Tầm gần trưa là có xe chở bánh đến, đậu ở ngoài đường trước cửa nhà B6. Từ đây, bánh mì được bốc xuống một “xe thùng” và đẩy đến nhà B4. Ở đây đã có một hàng dài người mà trong đó có không ít những đứa trẻ thay mặt bố mẹ đứng xếp hàng chờ nhận bánh.
Nếu như mình nhớ không lầm thì mỗi lần như vậy được nhận khoảng 5 cái bánh. Có hôm may mắn thì nhận được bánh còn nóng hổi như mới ra lò, còn ngược lại, cũng có hôm bánh nguội ngắt. Trung bình cứ 5 cái thì ít nhất có một cái vừa cháy lại vừa đen. Không những thế, những cái bánh mì cũng rắn rỏi như những người thợ làm ra nó đến nỗi đôi lúc mấy đứa trẻ còn sử dụng như một vũ khí để đánh nhau trong lúc mang bánh về nhà.
Thời kỳ đó, chỉ khi nào bị ốm mới có được cơ hội uống sữa ông Thọ thôi chứ lấy đâu ra sữa cô gái Hà Lan mà chấm với mút với bánh mì. Cứ bánh mì chấm với đường kính màu vàng khè ăn buổi sáng, cuối cùng, mình lớn được đến ngày hôm nay. Lâu lâu cũng có đôi lần bị ốm thật, thế là cụ ông mỗi sáng cho 2.000 đồng, ra ngay nhà ăn Kim Liên mua phở. Ăn khoảng 3 bát, hết ốm liền.
Cùng với nhà ăn Kim Liên, sau này có xây thêm cửa hàng lương thực Kim Liên - nơi chuyên “bán” gạo và thịt cá theo tem phiếu cho cả người dân khu tập thể Kim Liên lẫn khu tập thể Trung Tự. Có vài lần mình lĩnh nhiệm vụ xếp hàng mua gạo ở đó.
Nói đến thành ngữ “buồn như mất sổ gạo” thời bao cấp đó, lại nhớ đến chuyện có cậu bạn thân ở B1, thằng em đi xếp hàng mua gạo và làm mất sổ, về nhà mếu máo kể lại cho thằng anh. Thế là 2 anh em cùng ôm nhau khóc. Thời đó làm gì có chuyện xin cấp lại bản sao của sổ gạo. Những đứa trẻ nào hay phải thay bố mẹ đi xếp hàng (vì ban ngày bố mẹ phải đi làm) thì sẽ chạm mặt nhau hầu như thường xuyên tại các nơi đó.
Tương tự như vậy là chuyện xếp hàng mua dầu hỏa ở gần chợ Kim Liên, bên dưới cửa hàng mậu dịch. Hành trang mang theo là một cái can nhựa khoảng 5 hay 10 lít. Chưa kể đôi khi có người nhờ vả còn cầm theo cả một viên gạch để thay mặt thân chủ xếp trong hàng.
Nếu nói là xếp hàng mua bán thì chính xác có 2 nơi mình đã từng có “giao dịch”. Một là căn phòng đầu tiên tầng 1 đầu hồi nhà C1 có thời gian được trưng dụng làm nơi bán rau củ quả. Cứ buổi chiều đến, xe rau sẽ về, mọi người có thể chọn lựa rau và trả tiền trực tiếp. Thời nào cũng vậy, có quen biết vẫn hơn. Lúc ấy gia đình có chị người quen bán hàng ở đó, thế là lần nào muốn mua được rau ngon, chỉ cần nói trước cho chị một hôm là hôm sau chị ấy sẽ để dành riêng cho mình đến lấy, khỏi cần xếp hàng.
Rồi chuyện xếp hàng mua báo cũng ở phía bên hông nhà ăn Kim Liên. Lâu lâu mình cũng được cụ ông sai đi mua báo. Báo hồi đó chủ yếu là báo Nhân Dân. Hình như hồi đó 500 đồng một tờ báo. Sáng sớm tầm 7h đã có một hàng dài các cụ ông đứng xếp hàng ở trước ô bán báo nằm bên hông tòa nhà nhà ăn. Được cái ở đây không có vụ xếp gạch vì thường báo về đến rất đúng giờ và cũng thường được bán hết rất nhanh. Cũng may là mình chỉ bị sai đi mua báo vào mùa hè thôi chứ rơi vào mùa đông thì có mà "lên đường" sớm.
Chuyện điện, chuyện nước
A …a a a…! Khỏi cần phải hét lên và tận mắt nhìn cũng đủ hiểu là có điện rồi. Cả khu tập thể bừng sáng nhưng không đến nỗi ồn ào náo nhiệt như ở trên phố. Một tuần dễ điện bị mất đến 3-4 hôm. Riết rồi cũng quen dần với cuộc sống ngày có ngày không, quen dần với ánh sáng của bóng đèn dầu khi học bài.
Hồi đó cụ ông sắm được 2 cái đèn dầu to khủng khiếp. Mỗi lần thắp là sáng cả phòng khách, đứng ngoài đường còn nhìn thấy được. Tuy vậy, nó cũng đốt khá nhiều dầu hỏa và khói bốc lên đen cực kỳ. Vào mùa đông, ngồi học bài bên cái đèn dầu đó rất đã vì được sưởi ấm thêm từ cái nóng từ nó. Trái lại vào mùa hè, chả khác gì hành xác khi học bài. Không thể quên được hình ảnh bố với ngọn đèn dầu ngồi vá xe cho khách, nhất là vào những đêm gió mùa đông bắc. Rồi hình ảnh thầy Dậu, cô Hương một tay cầm phấn, một tay cầm đèn dầu, rọi theo từng dòng chữ trên bảng trong lớp học thêm Văn, Toán vào buổi tối.
Mùa hè nóng nực, sau khi tự học bài xong, mấy đứa gần nhà hay hẹn gặp nhau hoặc ngồi tám chuyện đâu đó hoặc đi loanh quanh trong khu. Có những đêm trời oi bức, cả đám cởi trần đi lang thang sang tận khu Kim Liên đến tận khuya mới về nhà. Gặp chỗ vòi nước công cộng nào vắng mà có nước là nhảy vào, mở vòi, té nước lên người cho mát.
Trời mùa hè nóng bức nên hầu như trên tay lúc nào cũng phải có hoặc quạt nan, hoặc quạt giấy, kể cả khi đi học. Có những đêm hè, đã nóng bức thì chớ lại còn không có điện, hầu như cả đêm trằn trọc không thể ngủ được vì nóng.
Mất điện cũng là lúc đám trẻ hay nghĩ ra nhiều trò tinh quái, như đi “sờ ve” chẳng hạn. Thời đó, cây to cổ thụ dọc hai bên các con đường trong khu Kim Liên và cả trong trường cấp 1-2 Kim Liên còn nhiều lắm. Thế nên các cặp đôi hay thường chọn những gốc cây để đứng tâm sự. Ở đâu có xe đạp dựng là biết ngay ở đó có người.
Trời thì tối đen như mực, cộng thêm mất điện toàn khu, đấy là những lúc mấy thằng rủ nhau đi “sờ ve”. Không có đèn pin, cũng chẳng có đèn đường, cứ thế vừa đi quanh gốc cây, bàn tay vừa mò mẫm dọc thân cây từ trên xuống gốc. May thì đụng nhẹ thì bắt được ngay con ve, còn không thì gạt phải con ve xuống dưới đất, và thế là lại phải tiếp tục mò mẫm mặt đất dưới gốc cây. Mà chả hiểu sao mấy thằng cứ nhè chỗ gốc cây nào có xe đạp dựng là đến kiếm ve ở chỗ đó.
Có một dạo, hết giờ tan tầm, về đến nhà là ngay lập tức mọi người gồng gánh xô, thùng từ tầng trên xuống tầng 1, hoặc xếp hàng đợi lấy nước ở vòi nước công cộng, hoặc xin nước ở nhà tầng 1. Không cần biết ông là ai, không cần biết anh làm ở đâu, Vụ trưởng, vụ phó hay chánh văn phòng, giám đốc nhà máy đều phải đi gánh nước hết.
Những nhà ở tầng 1 thường xây hẳn bể nước to để tích trữ nước. Từ đây, tình làng nghĩa xóm được gắn kết thêm thông qua tình yêu với nước. Sau khi xuất hiện máy bơm Liên Xô, dần dần một số hộ có điều kiện dòng dây từ tầng cao xuống thùng nước của mình đặt chỗ vòi nước ngay chân cầu thang. Từ đây, khu tập thể thêm một âm thanh mới lạ nữa: tiếng máy bơm nước rì rì... từ 4 rưỡi, 5 giờ chiều cho đến xẩm tối.
Đi qua những năm tháng, mỗi người đều mang theo mình vô vàn ký ức. Ký ức đó có thể là tình yêu quê hương cháy bỏng, một mảng mơ hồ, mộng mị của tình yêu đôi lứa, hoặc khoảng lặng nhớ về một người, một thời gian khó... Tất cả ký ức vui buồn ấy sẽ sống lại qua tuyến bài Hồi ức thế hệ 5X - 8X.
VietNamNet mời độc giả thế hệ từ 5X đến 8X gửi chia sẻ về ký ức của mình đến email: [email protected]. Những bài có nội dung hấp dẫn, cảm động sẽ được đăng tải trên VietNamNet.
Trân trọng cảm ơn!
Độc giả Nguyễn Quang Vinh
Thời khốn khó của những đứa trẻ thành thị 7X
Không hiểu sao ngày đó thiếu ăn, người gầy ốm mà mình xúc tro xỉ và làm gạch hăng thế. Có thể là do mình có cảm nhận người ấy hay nhìn trộm mình từ trên tầng 5 của tòa nhà đối diện..."> -
Khi nhà có 5 cô con gáiÔng bà Đức Hoàn - Thanh Minh cùng 5 con gái: Thanh Thủy, Phương Thanh, Phương Thảo, Thanh Tâm và Tú Anh. “Khi xưa, những ai chỉ sinh con gái thường bị mọi người dè bỉu, không tôn trọng. Nhất là những dịp họp họ, gia đình nào có con trai họ tỏ thái độ ra mặt với chúng tôi”, ông Hoàn nhớ lại.
Bà Minh khi đó buồn, lo sợ chồng sẽ đi lấy vợ mới. Nhưng ông Hoàn, dù đôi lần đứng trước dòng họ có chút chạnh lòng, nhưng vẫn một lòng thủy chung, yêu vợ thương con hết mực.
Tâm sự với VietNamNet, ông nói: “Tôi không đề cao chuyện con trai con gái. Các con sinh ra là kết tinh của tình yêu. Với tôi, vợ và các con mãi là nước - trong - ngọt - lòng - anh”. Đó chính là ý nghĩa tên của Thủy - Thanh - Thảo - Tâm - Anh mà ông Hoàn đặt cho 5 cô con gái, như ngầm khẳng định tình yêu với vợ và các con.
“Tôi luôn tâm niệm con gái cũng là con mình. Đã sinh con ra phải nuôi con ăn học đàng hoàng tử tế. Tới bây giờ, tôi luôn tự hào dù không có con trai nhưng các con gái của tôi đều được ăn học và thành đạt”, ông Hoàn nói đầy tự hào.
Con gái cả Thanh Thủy (SN 1986) lập gia đình ở gần nhà bố mẹ nhất. Chị thường xuyên chạy qua nhà chăm sóc bố mẹ.
Con gái thứ 2, Phương Thanh (SN 1989) đang làm điều dưỡng tại Đức. Cô thứ 3 là Phương Thảo (SN 1992) làm dược sĩ, lấy chồng là bộ đội tại Long An.
Con gái thứ 4 là Thanh Tâm đang du học tại Hàn Quốc. Cô chuẩn bị tốt nghiệp chuyên ngành marketing.
Cô út, Tú Anh, hiện là giáo viên trường quốc tế tại TP Vinh.
Báo hiếu không chỉ mùa Vu Lan
Thương các con là phận gái liễu yếu đào tơ, ông Hoàn bà Minh luôn dạy con phải tự nỗ lực, biết cách làm mọi việc, trang bị kỹ năng sống cho các con. Khi trưởng thành, 5 người con đều có bản lĩnh, không chùn bước trước mọi khó khăn.
Hiểu nỗi nhọc nhằn vất vả của bố mẹ, cùng trải qua những năm tháng tuổi thơ gian khó, 5 chị em Thủy luôn yêu thương bảo ban nhau học thật tốt để bố mẹ không phải muộn phiền.
“Nhà toàn con gái, bố lại làm bên điện ảnh thường xuyên theo đoàn chiếu bóng đi về các vùng miền, thế nên 5 chị em tôi tự bảo ban nhau làm mọi việc giúp đỡ bố mẹ. Từ những việc như đi rừng lấy củi, bổ củi, sửa điện nước… chúng tôi đều làm thuần thục không khác gì nam giới”, chị Thủy nói.
Giờ đây, ông Hoàn bà Minh luôn hãnh diện. Nhà có 5 cô con gái nhưng mọi hoạt động đóng góp… không thua gì con trai.
Theo thời gian, lần lượt 3 con gái đầu đi lấy chồng. Ngôi nhà nơi 5 chị em cùng lớn lên trở nên chật chội. Vì là nhà xây từ 20 năm trước, không có phòng riêng nên có nhiều bất tiện trong sinh hoạt gia đình.
Vậy là chị Thủy ấp ủ sẽ xây lại nhà cho bố mẹ. Chị đưa ra ý tưởng bàn với các em gái, ai cũng nhiệt thành quyết tâm chung tay báo hiếu bố mẹ.
“Bố mẹ tôi bất ngờ khi chúng tôi đưa ra ý định xây nhà mới. Ông bà không đồng ý. Chúng tôi phải thuyết phục hàng tháng trời ông bà mới chấp nhận cho phá nhà cũ. Vậy là, đón Tết 2022 xong, chúng tôi cho khởi công luôn”.
Ngôi nhà nhỏ trước đây khuất sau rặng cây và ngôi nhà mới khang trang rộng hơn 300m2 hoàn thành trước Tết 2023.
Chị cả Thanh Thủy ở gần nhà bố mẹ nên đứng ra lo liệu từ việc lên ý tưởng thiết kế cho tới thi công, giám sát công trình và mua sắm nội thất.
Các cô em gái, ai đóng góp được khoản nào thì đóng góp, còn lại chị Thủy lo hết.
“Tôi không phải là người giàu có. Khi mới lớn, tôi đi làm để dành chút tiền mua được mảnh đất giá rẻ. Bây giờ sốt đất, tôi bán được giá nên quyết định bù đắp cho bố mẹ. Rất may ông xã tôi là người tuyệt vời, anh luôn ủng hộ và đồng hành mọi việc bên ngoại cùng tôi”, chị Thủy tâm sự.
Nhà cũ bị phá bỏ hoàn toàn. Ngôi nhà theo kiến trúc Nhật hiện đại có diện tích 255m2 nhanh chóng mọc lên. Để lưu giữ những đồ kỷ niệm, gia đình chị Thủy xây thêm một nhà phụ phía sau làm kho chứa. Tổng diện tích xây dựng hơn 300m2.
Đoạn clip chị Thủy ghi lại hình ảnh quá trình xây dựng ngôi nhà mới khang trang rộng hơn 300m2 do 5 chị em chung tay xây dựng để báo hiếu bố mẹ.
Dịp Vu Lan, những ngày cuối tháng 8 vừa qua, cả 5 chị em Thủy lần đầu tiên quây quần cùng bố mẹ trong ngôi nhà mới. Sau hàng chục năm không thiếu người nọ thì thiếu người kia, 5 chị em mới có dịp trở về đông đủ bên bố mẹ, cùng nhau nhớ lại những năm tháng cơ cực ngày xưa.
“Các chị em quây quần cũng là dịp cùng ôn lại kỷ niệm thời thơ ấu. Gương mặt bố mẹ tôi rạng ngời niềm vui trong ngôi nhà mới - biểu tượng của tình yêu thương và nỗ lực của 5 chị em gái chúng tôi”, chị Thủy nói.
Chàng trai mất 2 tay lập kênh Tiktok triệu view, gom tiền giúp mẹ chữa bệnh9 năm trôi qua, Dương Hữu Phúc vẫn chưa từng quên vụ tai nạn cướp đi đôi tay của mình. Đau khổ tuyệt vọng nhưng vì mẹ, Phúc vực dậy bản thân, sống lại với ước mơ, lập kênh Tiktok triệu view, kiếm tiền chữa bệnh giúp mẹ."> -
Triệu hồi gần 18.000 xe Hyundai Santa Fe tại Việt Nam vì lỗi dây an toànĐây là đợt triệu hồi lớn nhất của mẫu xe Hyundai Santa Fe tại Việt Nam từ trước đến nay. Theo hãng xe Hàn Quốc, bộ căng dây đai là một thiết bị để cuốn đai an toàn ngay tức thì khi va chạm vừa xảy ra và giữ cho người lái và hành khách tránh việc va đập.
Trên các xe nằm trong diện bị ảnh hưởng, khi xảy ra va chạm và ngòi nổ túi khí được kích hoạt, áp suất trong bộ tạo khí của bộ căng dây đai an toàn ghế trước tăng lên đột ngột. Trong một số trường hợp, áp lực đường ống bị quá tải, một số linh kiện bên trong bộ tạo khí tiềm ẩn nguy cơ bung ra, và các mảnh linh kiện có thể lọt vào khoang hành khách gây mất an toàn cho người ngồi trong xe.
Để khắc phục nguy cơ gây mất an toàn nói trên, Hyundai Thành Công sẽ tiến hành lắp đặt nắp bảo vệ cho bộ căng dây đai an toàn này tại các đại lý và các trạm dịch vụ ủy quyền của mình trên toàn quốc. Chương trình bắt đầu từ nay đến hết 10/1/2050 với thời gian lắp đặt khoảng 0,7 giờ mỗi xe.
Ngoài số lượng xe sản xuất trong nước nói trên, mẫu Hyundai Santa Fe sản xuất từ 12/2020 đến 09/2021 tại Hàn Quốc được nhập khẩu chính thức về Việt Nam cũng thuộc diện phải triệu hồi với lỗi tương tự với số lượng là 51 chiếc. Thời gian triệu hồi để khắc phục cho xe nhập khẩu là từ nay đến hết ngày 01/02/2033.
Hoàng Hiệp
Lexus triệu hồi gấp 64 chiếc tại Việt Nam vì lỗi ở bình nhiên liệuTrên một số xe Lexus được nhập khẩu chính thức về Việt Nam xuất hiện vết nứt trên mặt bích, có thể lan rộng theo thời gian dẫn đến việc nhiên liệu bị rò rỉ ra ngoài, tăng nguy cơ cháy nổ.">