Nhóm phụ huynh lớp 9A4, Trường THCS Kim Giang cho biết kết thúc buổi họp phụ huynh cuối tuần qua, một số phụ huynh được giáo viên chủ nhiệm mời ở lại.
Theo một phụ huynh, cô giáo chủ nhiệm tư vấn cho những người được mời ở lại khuyên con không nên thi vào lớp 10 công lập. Cô định hướng các học sinh này nên vào học tại một trường trung cấp vì học lực chưa tốt.
Tuy nhiên, nhóm phụ huynh không đồng ý. Họ cho rằng, đây không phải là tư vấn, thực chất là “ép” các em phải từ bỏ ước mơ thi vào THPT công lập. Phụ huynh bức xúc đánh giá việc làm này phản giáo dụcvì cô không động viên, thắp lên hy vọng cho các học sinh.
Về điều này, cô Lê Kim Oanh, giáo viên chủ nhiệm lớp 9A4, Trường THCS Kim Giang, cho hay sau buổi họp, cô có mời 9 phụ huynh ở lại để bàn biện pháp giúp các con nâng điểm số trong kỳ thi tới vì lực học cũng như điểm thi thử chưa tốt.
“Tôi trao đổi với phụ huynh rằng tôi vẫn nhận đơn đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 công lập của các con. Nhưng hiện tôi cũng chưa biết các con có được tốt nghiệp THCS hay không vì các giáo viên vẫn đang nhập điểm để xét tốt nghiệp.
Tôi nói nếu như các con đủ điều kiện xét tốt nghiệp sẽ được thi vào lớp 10. Nếu chưa tốt nghiệp, sang năm, các con sẽ thi sau, cô vẫn nhận đơn để nộp lên Sở GD-ĐT. Nhưng trước mắt, dù các con có thi hay không thi, bố mẹ cũng sẽ cùng phối hợp với các cô để giúp cho các con học tốt hơn, đạt kết quả tốt nhất.
Nội dung câu chuyện chỉ như vậy, nhưng phụ huynh lại đang hiểu sai, hiểu lầm, nghĩ là tôi không cho thi. Nếu tôi không cho các con thi, sao tôi lại nhận đơn đăng ký dự thi lớp 10 của học sinh?”, cô Oanh nói.
Cô giáo chủ nhiệm cho biết thêm, trước đấy, cô cũng tư vấn cho một số em không nên thi, vì nếu thi, tỷ lệ đỗ của các em rất thấp. Cô giáo này cũng phân tích theo thông tư của Bộ GD-ĐT nên phân luồng cho các em đi đúng hướng sẽ phát triển bản thân tốt hơn.
Cô Oanh còn cho biết đã từng trao đổi với phụ huynh về việc các con nên làm gì sau khi tốt nghiệp cấp THCS. “Nhưng phụ huynh không đồng ý với phương án của tôi và vẫn viết đơn dự thi. Có thể phụ huynh bức xúc cho rằng cô không tôn trọng và đánh giá các con thấp quá”, cô Oanh nói.
'Ranh giới tư vấn, định hướng và ép buộc rất mong manh'
Trao đổi với báo chí, bà Phạm Xuân Oanh, Hiệu trưởng Trường THCS Kim Giang, cho biết chủ trương của Quận ủy, UBND quận cũng như Phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân, không có chuyện "ép" học sinh không được thi vào lớp 10 công lập.
“Tất cả các cấp lãnh đạo đều rất tôn trọng quyền lựa chọn của học sinh, phụ huynh. Quan điểm của nhà trường là các thầy cô giáo chủ nhiệm khối 9 có nhiệm vụ tư vấn cho cha mẹ học sinh. Tôi không bao giờ ủng hộ việc các thầy cô “ép” học sinh không được đi thi. Nhà trường không đồng tình, ủng hộ và chỉ đạo việc đó”, vị hiệu trưởng nói.
Theo bà Oanh, nhiệm vụ của các giáo viên là tư vấn cho tất cả các đối tượng học sinh cần đăng ký nguyện vọng phù hợp với lực học của mình.
“Nhà trường và các thầy cô giáo không có quyền thay cha mẹ học sinh "ép" các con vào trường này hay trường kia. Tôi nhắc đi nhắc lại các thầy cô đó là “nhiệm vụ tư vấn”, còn quyền quyết định là của cha mẹ học sinh... Nhưng thực tế đội ngũ giáo viên không phải ai cũng có đủ sự tinh tế và khéo léo khi chuyển tải các nội dung đó, cho nên dẫn tới có thể cha mẹ học sinh hiểu sai vấn đề”, bà Oanh cho hay.
Bà Oanh cũng cho biết, kết quả thi vào THPT công lập không phải là tiêu chí để xếp thi đua hàng năm của trường. Bởi năm học kết thúc vào tháng 5, đầu tháng 6, học sinh mới thi vào lớp 10, lúc đó tất cả các tiêu chí thi đua đã xét xong.
“Trường nào cũng mong muốn các học sinh của mình đỗ cao, nhưng đó cũng chỉ là một trong các hoạt động về chuyên môn của nhà trường chứ không quá áp lực phải đặt ra để thi đua”, lãnh đạo này nói.
Theo bà Oanh, nhà trường sẽ có biện pháp xử lý với bất cứ thầy cô nào thực hiện không đúng với quan điểm chỉ đạo của trường.
Trao đổi với VietNamNet, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay ngành GD-ĐT Hà Nội không đưa kết quả kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập thành tiêu chí xếp loại thi đua đối với các đơn vị, trường học trên địa bàn.
Tuy nhiên, Sở GD-ĐT Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát, xác minh các sự việc được phản ánh. Theo ông Tiến, nếu phát hiện đơn vị, trường học nào để xảy ra vi phạm, làm ảnh hưởng đến quyền lợi học tập và dự thi của học sinh, Sở sẽ nghiêm khắc xử lý.
Ông Tiến cũng cho hay, ranh giới giữa việc tư vấn, định hướng với việc có dấu hiệu ép buộc học sinh không tham gia kỳ thi vào lớp 10 công lập trên thực tế rất mong manh. Do đó, nếu giáo viên ứng xử không khéo léo có thể khiến phụ huynh, học sinh hiểu nhầm, dẫn đến sự việc đáng tiếc. Chúng ta cần xem xét ở từng tình huống cụ thể, xác minh từ nhiều phía.
“Vài năm trước, tại một vài trường cũng có hiện tượng giáo viên định hướng học sinh có học lực thấp nên lựa chọn đăng ký nguyện vọng lớp 10 ở các loại hình trường phù hợp với năng lực. Thực tế, có phụ huynh đã quyết định cho con học trường nghề hoặc trường tư thục ngay trước khi kỳ thi lớp 10 diễn ra, mặc dù trước đó đã viết đơn đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 trường công lập.
Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, cũng có trường hợp bị nhà trường ép buộc, khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Đây là điều rất đáng tiếc”, ông Tiến nói.
Đối với từng sự việc cụ thể, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã chỉ đạo các phòng GD-ĐT, các nhà trường xác minh, có hình thức xử lý với mục tiêu bảo đảm quyền lợi tốt nhất cho học sinh.
Tại hội nghị hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023-3024 diễn ra đầu tháng 4/2023, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng đã quán triệt tới tất cả các phòng GD-ĐT, các nhà trường tuyệt đối không vận động học sinh không tham dự kỳ thi lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào.
Theo đó, các trường có trách nhiệm thông tin đầy đủ, chính xác tới tất cả học sinh về các quy định liên quan đến công tác tuyển sinh lớp 10 và định hướng phân luồng học sinh của thành phố Hà Nội để học sinh có lựa chọn phù hợp, không mang tính ép buộc, bảo đảm quyền lợi.
Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, Thủ tướng W. Churchill quyết định trao cho các cơ quan này quy chế dân sự: MI6 chuyển sang trực thuộc Bộ Ngoại giao và chính thức mang tên "Cơ quan Tình báo mật" (SIS), còn MI5 trực thuộc Bộ Nội vụ và mang tên "Cơ quan An ninh" (SS).
Cơ quan Tình báo mật - SIS (MI6)
MI6 là cơ quan gián điệp nước ngoài của Anh, có nhiệm vụ thu thập tin tình báo về chính trị, kinh tế, quân sự của các nước ở nước ngoài, chủ yếu bằng con đường bất hợp pháp. Tổng hành dinh đóng tại Charing Cross (London), MI6 có biên chế khoảng 3.000 người với nhân viên điệp báo đa số là người nước ngoài; ngân sách hàng năm khoảng 300 triệu bảng.
![]() |
Trụ sở MI6 ở London. Ảnh: Wikipedia |
Về mặt tổ chức, MI6 gồm 5 cục:
Cục Thu tin, có chức năng thu thập, xử lí tin tình báo về những lĩnh vực nhất định. Cục này có các phòng: Tình báo chính trị (R1); Tình báo không quân (R2); Tình báo hải quân (R3); Tình báo lục quân (R4); Phản gián (R5); Tình báo kinh tế (R6); Tình báo tài chính (R7); Tình báo Vô tuyến điện và phối hợp với Trung tâm Thông tin chính phủ (R8); và Phòng tình báo khoa học-kĩ thuật (R9).
Cục Đảm bảo thông tin, có chức năng tổ chức hoạt động tình báo theo địa bàn như Phòng SNG và Scandinavia (P1); Phòng Pháp, Tây Ban Nha, Bắc Phi (P2); Phòng Đức, Thuỵ Sĩ, Áo (P3); Phòng Trung và Cận Đông (P4); Phòng Mỹ La-tinh và Viễn Đông (P5)...
Cục Kế hoạch quân sự, có chức năng nghiên cứu các vấn đề chiến lược, dài hạn; Cục Huấn luyện, có chức năng tuyển mộ, đào tạo nhân viên; Cục Hành chính quản trị, có chức năng đảm bảo hậu cần - kĩ thuật cho toàn ngành.
Cơ quan An ninh - SS (MI5)
MI5 là cơ quan phản gián chủ yếu của Anh, tổng hành dinh đóng tại Thames House, quận Millbank. Phối hợp chặt chẽ với Sở Cảnh sát đặc biệt (Scotland Yard), MI5 có chức năng đảm bảo an ninh quốc gia thông qua các hoạt động chống gián điệp trong và ngoài nước Anh, đấu tranh với chủ nghĩa khủng bố, bạo loạn lật đổ, tiến hành điều tra các hành vi vi phạm Luật an ninh, thẩm tra đội ngũ nhân viên cơ yếu, bảo vệ Hoàng gia, và giám sát hoạt động của các lực lượng cánh tả.
Biên chế của MI5 vào khoảng 2.000 người, quá nửa trong số đó là nữ; ngân sách hàng năm khoảng 200 triệu bảng.
Hoạt động của MI5 được đặt dưới sự giám sát của Thanh tra an ninh và Thanh tra dân nguyện. Giúp việc cho Giám đốc MI5 có 2 Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn và hành chính.
Về tổ chức, MI5 có 6 cục chuyên môn và 3 cục đảm bảo:
Cục An ninh trong nước (Cục C), đảm bảo an ninh ngay trong nội bộ MI5 và các cơ quan chính phủ.
Cục Hành động (Cục A), tổ chức các chiến dịch của MI5; tuyển mộ điệp viên; thu thập tin tức; hợp đồng tác chiến với các cơ quan chính phủ. Cục A có một ngân hàng dữ liệu về tội phạm và các tổ chức, nhân vật khủng bố hoạt động trên lãnh thổ Anh.
Cục Chống khủng bố, có chức năng tổ chức và thực hiện các hành động chống khủng bố quốc tế. Cục Chống các tổ chức khủng bố Ireland và Bắc Ireland.
Cục Chống gián điệp và kiểm soát việc phổ biến công nghệ (Cục K), thực hiện chức năng phản gián trong các cơ quan chính phủ Anh, các tổ chức nhà nước và tổ chức tình báo; phòng chống gián điệp công nghiệp. Sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, Cục K được bổ sung nhiệm vụ kiểm soát và phòng chống rò rỉ các công nghệ bí mật;
Cục F, phòng chống các hoạt động phá hoại, có nhiệm vụ kiểm soát, phòng chống các tổ chức, phong trào cực đoan. Trong hoạt động, Cục F phối hợp chặt chẽ với Sở Cảnh sát đặc biệt; Cục Cán bộ (Cục S), phụ trách công tác tổ chức, đào tạo; Cục B, phụ trách hậu cần, kĩ thuật; Cục Tài chính, theo dõi việc đảm bảo, phân phối và kiểm soát ngân sách.
Trong một thời gian dài, MI5 và MI6 không chính thức công nhận sự tồn tại của mình; hoạt động được điều chỉnh bằng một Nghị định mật của Chính phủ. Mãi đến năm 1989 mới thông qua Luật an ninh, năm 1994 thông qua Luật tình báo.
Theo các luật này, hoạt động AN-TB được xem là một trong những đảm bảo chính cho an ninh quốc gia; các cơ quan nhà nước Anh ở trung ương và địa phương, trong và ngoài nước có trách nhiệm ủng hộ và hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức AN-TB.
Luật cũng xác định những đảm bảo xã hội cho nhân viên AN-TB, ấn định việc kiểm soát gắt gao các phương tiện thông tin đại chúng trong việc đưa tin về hoạt động của các cơ quan AN-TB.
Nguyên Phong
Bốn giờ chiều ngày 17/8/1991, tại một cơ sở bí mật của Uỷ ban An ninh quốc gia Liên Xô (KGB) ở ngoại ô Moscow diễn ra một cuộc họp quan trọng.
" alt=""/>Hai ông lớn an ninh tình báo của Anh