Nhận định, soi kèo Atletico Bucaramanga vs America Cali, 08h30 ngày 3/2: Tin vào chủ nhà
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/60d693220.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Thitsar Arman vs Hantharwady United, 16h00 ngày 3/2: Tưng bừng bàn thắng
Trẻ em Việt Nam vốn quen với việc đọc chữ trên trang sách hoặc được nghe kể những câu chuyện hay. Điều này tuy phát triển tính tự lập ở trẻ nhưng giới hạn khả năng sáng tạo vì cốt truyện đã có sẵn. Nhận thấy điều đó, họa sĩ Eddy Coubeaux đã sáng tác các tác phẩm nhiều hình ảnh, màu sắc nhưng có phần lời bỏ trống với mong muốn kích thích khả năng sáng tạo của trẻ.
"Thông qua hình vẽ, tôi muốn truyền tải thông điệp ý nghĩa về tuổi thơ, tình bạn, môi trường… với các chủ đề xoay quanh cuộc sống hàng ngày của trẻ. Hơn nữa, những bộ sách này được sáng tác xuất phát từ mong muốn vượt qua rào cản ngôn ngữ để chạm đến trái tim độc giả khắp thế giới. Tôi mất hơn nửa năm tìm ý tưởng và lên kế hoạch thực hiện mỗi tác phẩm", họa sĩ Eddy Coubeaux chia sẻ.
Tại Việt Nam, 2 bộ truyện tranh không lời Tommy, cá sấu nhỏ và Thỏ Nhí ham học hỏi của họa sĩ Eddy Coubeaux được độc giả đón nhận tích cực bởi phần tranh minh họa vui nhộn, giàu chất thơ và trí tưởng tượng.
Những câu chuyện không lời mở ra không gian tưởng tượng vô hạn giúp trẻ khám phá thế giới xung quanh thông qua hình ảnh sinh động, biểu cảm đáng yêu của các nhân vật.
Trong đó,Tommy, cá sấu nhỏ xoay quanh các chuyến phiêu lưu vui nhộn, hài hước, nghịch ngợm và luôn mang đến niềm vui cho những người xung quanh của cá sấu Tommy và bạn bè mình như chó, mèo, gấu… Bộ truyện gồm 5 phần: Người bạn vui nhộn, Kết bạn, Mơ làm siêu nhân, Du lịch châu ÂuvàỞ Việt Nam.
Ngoài các khoảnh khắc vui nhộn, bộ truyện cũng có khoảng lặng riêng, với những hiểu lầm nhưng sau cùng bài học hòa nhập, đồng cảm cũng được gợi lên truyền tải nhiều giá trị. Đặc biệt, có tập truyện lấy bối cảnh ở Việt Nam, khi Tommy có chuyến du ngoạn nhiều kỷ niệm, trải nghiệm đầy đủ các đặc trưng của văn hóa đất nước như đội nón lá, ăn phở hay đi xe ôm.
Về Thỏ Nhí ham học hỏi, Coubeaux cũng đưa độc giả qua các bối cảnh thân thuộc ở TPHCM như Bitexco, Landmark, nhà thờ Đức Bà, dinh Độc Lập… Bộ sách gồm 3 tập: Bạn bướm tinh nghịch, Chuyến bay kỳ diệuvà Chiếc bánh kỳ lạ. Tác phẩm mang không khí vui tươi, nhẹ nhàng, đồng thời lồng ghép nhiều bài học ý nghĩa về việc nhận thức được khả năng của mình. Độc giả học được việc linh hoạt trong cách giải quyết vấn đề, cũng như có sự hợp tác, giúp đỡ khi cần thiết… từ đó biết trân trọng những kỷ niệm đã có với nhau.
Thông qua buổi giao lưu, họa sĩ Eddy Coubeaux hy vọng phụ huynh quan tâm đến tư duy của trẻ nhiều hơn, nhất là trong thời đại công nghệ 4.0 lên ngôi.
Bài, ảnh:Phước Sáng
Cuốn sách giúp độc giả đắm mình vào tiếng Việt tràn ngập sự sốngTrong 'Tình ca tiếng nước ta', tác giả Dương Thành Truyền chọn cách đắm mình vào thứ tiếng Việt tràn ngập sự sống ngoài vỉa hè, trên mạng, trong quán nhậu, báo chí, thể thao.">Độc giả nhí thích thú với truyện tranh không lời của họa sĩ Eddy Coubeaux
Trung Quốc tuýt còi video 'Khổng Minh bắn súng', 'Ngộ Không đánh Đường Tăng'
“Cuối năm, đồng nghiệp mời vợ chồng tôi ăn cưới ở nhà hàng gần phố đi bộ Nguyễn Huệ. Hôm đó đúng giao thừa, phố đi bộ bắn pháo hoa chào đón năm mới. Sau tiệc, chúng tôi cùng sang đó ngắm pháo hoa và xem ca nhạc.
Đến 1h sáng, tôi về đến nhà thì phát hiện dấu hiệu bất thường. Bác sĩ chẩn đoán tôi bị động thai, phải nằm một chỗ, không được đi làm. Tôi buồn, giận bản thân và lo lắng cho con rất nhiều”, chị Hồng kể trong chương trình Tâm sự mẹ bỉm sữa.
Trong thời gian còn lại của thai kỳ, chị Hồng nghỉ ngơi hoàn toàn, thậm chí không được lên xuống cầu thang.
Ngày chị Hồng đi sinh, nhiều người thân muốn đồng hành, động viên tinh thần. Sau khi “sàng lọc”, cả nhà chọn chồng, mẹ chồng và dì chồng đi cùng chị. Cuối cùng, chị Hồng cũng thuận lợi sinh được một bé trai kháu khỉnh.
“Ly thân” để chăm con
Khi bé đầu cứng cáp, chị Hồng muốn sinh ngay con thứ 2. Chị sợ 2 con cách nhiều tuổi sẽ khó thân thiết, không chơi cùng nhau.
Trong khi đó, chồng chị Hồng lại muốn con trai đầu lớn thêm chút nữa mới sinh thêm. Cả hai nảy sinh mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung. Sau thời gian căng thẳng, chồng chị Hồng hết cách, đành chiều theo ý vợ.
Chị Hồng tâm sự: “Thực sự, tôi không nghĩ sinh con liên tiếp sẽ vất vả và mệt mỏi. Bé đầu rất bám mẹ, nhưng tôi lại không chuẩn bị tâm lý cho con đã vội sinh thêm.
Vì vậy, bé không chấp nhận việc san sẻ mẹ với em trai. Con thường xuyên quấy khóc, không cho mẹ chăm em. Dù cả nhà sẵn sàng hỗ trợ, giúp tôi chăm bé lớn nhưng con không chịu, đòi ngủ chung với mẹ.
Hễ đứa nhỏ khóc, đứa lớn thức dậy khóc theo và ngược lại. Rơi vào cảnh đó, tôi cũng chỉ biết ôm con và khóc”.
Thời điểm đó, cả nhà chị Hồng đều căng thẳng, mất ngủ. Mệt mỏi kéo dài, chồng chị không giữ được bình tĩnh. Từ đó, vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, cãi nhau.
“Anh vốn rất chiều tôi nhưng từ khi có bé thứ 2, tôi nói gì anh cũng cau có và bật lại. Ngược lại, tôi thường trách và giận dỗi khi anh vô tâm”, chị Hồng chia sẻ.
Bế tắc, bố mẹ chồng gợi ý chị Hồng hút sữa cho vào bình. Mọi người sẽ cho bé nhỏ bú, còn chị chăm bé lớn. Chồng chị Hồng chịu trách nhiệm ngủ cùng và chăm sóc con trai nhỏ, còn chị lo cho con trai lớn.
Vì 2 bé không thể ngủ chung, nên vợ chồng chị bất đắc dĩ phải “ly thân” dù sống chung nhà. Hai người ngủ ở 2 phòng khác nhau trong 1 năm. Khi bé nhỏ cứng cáp và có thể ngủ ngon bất kể ồn ào, vợ chồng chị mới có thể “đoàn tụ”.
Dù trải qua nhiều khó khăn nhưng nhờ có bé thứ 2, chị Hồng nhận ra mình đã quá bảo bọc con trai lớn. Từ đó, chị tập trung dạy con sống tự lập, thương yêu em trai. Dần dà, bé cũng hiểu chuyện, biết quan tâm và chơi cùng với em nhỏ.
Hai anh em làm gì cũng có nhau, dù đi học hay về quê.
Để được như hiện tại, chị Hồng rất biết ơn sự hỗ trợ về mặt vật chất lẫn tinh thần của bố mẹ hai bên. Sau mấy năm vất vả, chị cũng có được hạnh phúc ngắm 2 con trai vui chơi bên nhau.
Ảnh: Tâm sự mẹ bỉm sữa
Tâm sự mẹ bỉm sữa 242: Vợ chồng bất đắc dĩ ‘ly thân’, chia con để chăm
Nhận định, soi kèo Al Karma vs Al Kahrabaa, 21h00 ngày 3/2: Khó cho ‘lính mới’
Hành trình sáng tạo chữ Quốc ngữ(minh hoạ: Tạ Huy Long)là cuốn truyện tranh bán hư cấu kể lại câu chuyện cuộc đời nhiều thăng trầm của giáo sĩ Đắc Lộ - Alexandre de Rhodes, một vị linh mục, người của Tòa thánh Vatican, đã tới Việt Nam từ thế kỷ 17 và có công rất lớn trong việc in cuốn từ điển đầu tiên của tiếng Việt (Từ điển Việt-Bồ-La) vào năm 1651.
Tại toạ đàm, các diễn giả trao đổi câu chuyện xoay quanh hành trình sáng tạo và phát triển, phổ biến chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt, kể từ khi giáo sĩ Alexandre de Rhodes lần đầu đặt chân tới Việt Nam từ 400 năm trước (1624) và giá trị của các loại văn tự được ghi nhận trong sự thăng trầm của lịch sử Việt Nam.
Tiến sĩ Phạm Thị Kiều Ly hiện đang làm việc tại khoa Các khoa học liên ngành (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, niềm vui và hạnh phúc đối với một nhà nghiên cứu là được chia sẻ những hiểu biết khiêm tốn của mình với độc giả.
"Tôi cũng đã trải qua một hành trình dài đi tìm tài liệu trong các văn khố ở Lisbon, Vatican, Roma, Madrid, Avila, Paris, Lyon, Hà Nội với mong muốn phác thảo lại một cách trọn vẹn nhất có thể về lịch sử ngữ pháp và chữ viết hệ Latinh của tiếng Việt (1615-1919).
Chữ Quốc ngữ mà các bạn đang dùng không phải là sản phẩm sáng tạo duy nhất của các thừa sai người nước ngoài. Vào giữa thế kỷ 19, các vị linh mục người Pháp đã tìm ra con đường lên Kon Tum và cũng bắt tay vào học tiếng nói của người Jrai, Bahnar, Xê Đăng... Họ cũng tạo ra chữ viết hệ Latinh cho khoảng chục ngôn ngữ tại Tây Nguyên", TS. Phạm Thị Kiều Ly chia sẻ.
Theo bà Ly, ngày nay có nhiều hỗ trợ về ngôn ngữ, cách đây 400 năm, những nhà truyền giáo không có gì ngoài các ký tự. Hiện tại, chúng ta được thụ hưởng nhiều giá trị của tiền nhân nên phải biết để giữ gìn và tri ân.
"Thời kỳ đầu trong công cuộc sáng tạo chữ Quốc ngữ, các giáo sĩ đã học cùng người bản xứ, còn người Việt chỉnh cách phát âm cho các thừa sai. Sau này, các thừa sai dạy chữ viết hệ Latinh cho các thầy giảng người Việt và chính họ là những người gìn giữ, chỉnh lý chữ Quốc ngữ", bà Ly chia sẻ.
PGS.TS Trần Trọng Dương cho biết, việc xã hội sử dụng chữ Nôm đầu triều Lý là dấu mốc cho sự phát triển của dân tộc, ca dao hò vè thời Nho giáo, Phật giáo đều dùng chữ Nôm. Khi giáo sĩ phương Tây vào Việt Nam, họ cũng học chữ Nôm trước và có chữ Nôm Công giáo.
"Lịch sử đa dạng hơn chúng ta nghĩ. Di sản chữ Quốc ngữ Công giáo và chữ Nôm Công giáo rất phong phú. Sinh mệnh của văn tự gắn liền với thể chế chính trị. Chữ Quốc ngữ được chọn chính thức cũng vì sinh mệnh của đất nước. Công cụ quan trọng thời đó là bình dân học vụ. Sinh mệnh văn tự liên quan đến ý thức hệ, mục đích chính là chống lại phong kiến", PGS.TS Trần Trọng Dương nhận định.
Thông qua cuộc tọa đàm, NXB Kim Đồng mong muốn độc giả trẻ sẽ hiểu rõ hơn về tiếng Việt, truyền ngọn lửa tình yêu tiếng Việt, thứ ngôn ngữ rất đẹp của dân tộc Việt Nam.
Những bí mật trong lịch sử chữ Quốc ngữ và sự thú vị của tiếng ViệtNhân dịp ra mắt hai cuốn sách 'Lịch sử chữ Quốc ngữ 1620-1659' và 'Tiếng Việt ân tình', Thái Hà Books tổ chức buổi giao lưu 'Lịch sử chữ Quốc ngữ và tiếng Việt' tại Phố Sách Hà Nội.">Những điều thú vị về hành trình ra đời chữ Quốc ngữ của Việt Nam
Công an quận 4 thi hành lệnh bắt khẩn cấp Bùi Thanh Khoa (Ảnh: Thuận Thiên).
Lúc này, Khoa dừng xe, quay lại đánh liên tiếp vào mặt cô gái, làm nạn nhân ngã giữa đường. Tiếp đó, Khoa dùng cùi chỏ đánh vào đỉnh đầu, rồi đá vào mặt nạn nhân. Khi chị A. đứng dậy, Khoa tiếp tục dùng tay đánh vào người, cho đến khi người đi đường can ngăn.
Sau khi bị Khoa đánh gây thương tích, chị A. đến Công an phường 4, quận 4, trình báo sự việc và đến Bệnh viện quận 4 để khám. Giấy chứng thương của Bệnh viện quận 4 ghi nhận nạn nhân bị chấn thương, sưng vùng gò má phải, bầm niêm mạc miệng vùng môi dưới. Vào cuộc điều tra, Công an quận 4 nhanh chóng truy xét, triệu tập Khoa lên lấy lời khai.
Theo cảnh sát, hành vi của Khoa thể hiện tính côn đồ, coi thường pháp luật, có dấu hiệu cấu thành tội Cố ý gây thương tích. Ngoài ra, hành vi của Khoa được chia sẻ trên mạng xã hội đã gây ra sự bức xúc trong quần chúng nhân dân, nên cần phải được xử lý nghiêm để răn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.
">Bắt khẩn cấp nghi phạm đánh cô gái sau va chạm xe ở TPHCM
Ở tuổi 54, bà Thúy vẫn đang là giáo viên mầm non nên đi làm từ sáng tới chiều. Bà rất thích xem TikTok và tính tình còn trẻ trung. Bà nhen nhóm ý định làm TikTok nên đã rủ con dâu làm cùng. Lúc đó, chị Tuyết có trả lời “để cưới xong con làm cùng mẹ”.
Nói là làm, bà Thúy sắm ngay các trang thiết bị cơ bản như đèn chiếu, micro, máy quay và đăng ký một khóa học làm TikTok online. Học xong, bà mang hết “đồ nghề” sang phòng con dâu bảo con nghiên cứu mặc dù không kỳ vọng nhiều về việc con sẽ làm cùng mình.
Nhưng một hôm, khi bà đang nấu cơm, con dâu “mang máy ra quay tùm lum” và “bị ghiền”. Từ đó, hai mẹ con cùng nhau làm TikTok.
Hai mẹ con mỗi người tự xây dựng một kênh riêng nhưng chị Tuyết kiêm đạo diễn và lên ý tưởng kịch bản cho cả hai kênh.
Điều hài hước nhất mà bà Thúy nhận thấy khi làm TikTok cùng con dâu là “con bảo gì mình phải làm nấy”. Có những cảnh quay con bảo mẹ rửa bát, lau nhà, nấu cơm… Diễn xong là mẹ cũng làm xong việc luôn.
Bố chồng cũng được chị Tuyết huy động từ quê lên để quay TikTok. “Con dâu toàn cho mẹ chồng vai nhặt ve chai, ba chồng đi bán dừa, bán dưa hấu… Cô con gái còn trêu ‘ông bà cưới dâu về để dâu quậy tanh bành’”.
Cứ đi làm về là bà Thúy lại cùng con dâu quay TikTok. Buổi tối, cả nhà cùng nhau ngồi dựng phim. Bà cho rằng đó là cách kết nối thế hệ tốt nhất với gia đình bà. “Bởi vì thời đại bây giờ, cảnh con cái, ba mẹ - mỗi người ngồi ôm một chiếc điện thoại ở phòng riêng, thiếu sự kết nối thế hệ là rất thường gặp”.
Trong quá trình làm TikTok, đôi khi hai mẹ con có những mâu thuẫn quan điểm nhưng thông thường, bà Thúy là người phải “theo” con dâu mặc dù trong lòng cũng có chút buồn.
Nàng dâu chia sẻ, khi chưa lấy chồng, chị hay nghe mọi người khuyên “làm gì thì làm, đừng bao giờ sống chung với mẹ chồng”.
Nhưng sau khi “trải nghiệm”, chị thấy việc chung sống với mẹ chồng không phải quá kinh khủng như người ta vẫn nói. Ngược lại, cuộc sống của chị rất vui vẻ, thoải mái.
Chỉ có duy nhất một việc chị thấy hơi áp lực là mẹ chồng hay đề nghị chị thúc giục chồng ăn uống, tập thể dục điều độ. Nhưng khi chị khuyên thì anh không nghe.
Giải thích về việc này, bà Thúy chia sẻ, sở dĩ bà làm thế là vì rút kinh nghiệm từ bản thân mình. “Ba mẹ giục con chưa chắc con đã nghe nhưng vợ góp ý với chồng thì lại được. Vợ chồng lúc nào cũng là người sát cạnh và lắng nghe nhau. Nhưng không ngờ mình nói thế lại khiến con dâu thấy áp lực. Nay con nói ra, mẹ mới biết là con bực mình”.
Chia sẻ trong chương trình Mẹ chồng nàng dâutập 397, mẹ chồng gốc Bắc cho biết, xưa kia bà làm dâu, dù mẹ chồng hiền lành nhưng cũng chịu nhiều khắt khe của thời đại. “Mẹ già nên hay đau nhức, 4 rưỡi sáng mẹ đã dậy quét nhà, mình không ngủ được. Mình hiểu điều đó nên bây giờ nếu dậy sớm, mình phải khẽ khàng để cho con dâu ngủ, muốn ngủ đến khi nào cũng được”.
Về chi tiêu trong gia đình, bà Thúy quan niệm tiền của ba mẹ cũng là của các con. Bà chưa bao giờ phân biệt. Sau khi các con làm đám cưới hồi tháng 5 năm nay, bà cũng định mua nhà riêng cho các con ở. Tuy nhiên, miếng đất ở Đồng Nai hiện chưa bán được nên kế hoạch bị trì hoãn.
Trước đó, bản thân bà cũng xác định không sống chung với con dâu. Nhưng từ khi chung sống, hai mẹ con lại hòa hợp đến không ngờ.
Bà tự nhận mình là mẹ chồng “teen”. Bà thường xuyên xem và học hỏi những tấm gương mẹ chồng hiện đại để phấn đấu trở thành một mẹ chồng hiểu chuyện và tâm lý.
Khi được hỏi, bà chỉ có một chút góp ý nhỏ với các con là tiền làm ra nên chi tiêu tiết kiệm hơn để lo cho con cái và bản thân trong tương lai.
Mẹ chồng thích ăn diện, hài hước kể chuyện làm TikTok tại Mẹ chồng nàng dâu
Kiến trúc độc đáo của Chùa Một Cột
友情链接