WB: Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc đưa dịch vụ lên môi trường online
Đánh giá trên được ông Toni Kristina Eliassz,ệtNamđãcónhữngtiếnbộđángkểtrongviệcđưadịchvụlênmôitrườcup fa chuyên gia giải pháp kỹ thuật số của Ngân hàng Thế giới - WB đưa ra trong trao đổi tại phiên hội thảo chuyên đề 5 về chủ đề “Phát triển các mô hình kinh doanh mới trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” vừa được Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến với nhiều điểm cầu.
Sự kiện này là hoạt động khuôn khổ của Diễn đàn cấp cao và Triển lãm quốc tế lần thứ ba về Công nghiệp 4.0 - Industry 4.0 Summit 2021 chủ đề “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong kỷ nguyên số”.
Chuyên gia WB cho rằng, Việt Nam cần biến khuyến nghị thành các hành động và dự án với chiến lược, kế hoạch đầu tư cụ thể. |
Theo chuyên gia WB, nhìn chung Việt Nam đang có xếp hạng tốt về tiếp cận công nghệ, Internet; khung pháp lý để giao dịch số được phát triển. Tuy nhiên, những kỹ năng số cần có để thúc đẩy chuyển đổi số các lĩnh vực khác nhau cũng như áp dụng kinh tế số trong những công ty đặc biệt là trong doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) còn hạn chế.
Ông Toni Kristina Eliassz chỉ ra những điểm yếu khác trong chuyển đổi số tại Việt Nam như: hoạt động chuyển đổi số vẫn có sự phân tán, tách biệt giữa các cơ quan, ban, ngành khác nhau của Chính phủ; các khoản đầu tư cho hạ tầng số còn chậm, cơ sở dữ liệu bị phân mảng; việc chia sẻ dữ liệu còn thiếu sót...
“Ở chừng mực nào đó, cơ sở hạ tầng số ở Việt Nam đã có sự tiến bộ. Tuy nhiên, sự tiến bộ này chưa đủ để thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, tăng trưởng nền kinh tế số. Có thể thấy là, trong 14 nền kinh tế khu vực APAC, chỉ số sẵn sàng về điện toán đám mây của Việt Nam vẫn thấp nhất trong 3 năm vừa qua. Do vậy, Việt Nam phải có cơ sở hạ tầng tốt hơn, cần đầu tư vào lĩnh vực này để hướng tới tương lai”, chuyên gia WB nêu quan điểm.
Đại diện WB đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Chính phủ trong tiến trình chuyển đổi số: “Sự hỗ trợ của Chính phủ ngày càng trở nên quan trọng trong việc thúc đẩy môi trường cho chuyển đổi số. Vai trò của Chính phủ chính là dẫn dắt, hỗ trợ và tạo nên một môi trường mang tính chất thúc đẩy để chúng ta có thể chuyển đổi số”.
Trong chia sẻ tại hội thảo, Tiến sĩ Nguyễn Thành Phong, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng, thời gian qua, các bộ, ngành và địa phương đã xây dựng và triển khai một số chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT, điện tử viễn thông. Cơ sở hạ tầng viễn thông được xây dựng khá đồng bộ.
Kinh tế số đã được hình thành và phát triển nhanh, ngày càng trở thành bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Công nghệ số được áp dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ. Việc xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số cũng đã triển khai quyết liệt và bước đầu có hiệu quả.
Theo đánh giá của Bộ TT&TT với vai trò là thường trực Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử (nay là Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số), việc xây dựng Chính phủ điện tử đã được các bộ, tỉnh tích cực thực hiện và đạt được một số kết quả.
6 nhóm dịch vụ thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia. |
Trong đó, với quan điểm lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, các bộ, ngành, địa phương đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao. Theo thống kê, tính đến gần cuối tháng 10, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của cả nước đã đạt 67,59%; trong đó tỷ lệ dịch vụ mức độ 3 là 18,60% và tỷ lệ dịch vụ mức độ 4 là 48,98%.
Được chính thức vận hành từ ngày 9/12/2019, đến trung tuần tháng 10, Cổng dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.158 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; hơn 273,4 triệu lượt truy cập tìm hiểu thông tin, dịch vụ; hơn 1,1 triệu tài khoản đăng ký; hơn 77 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; hơn 2 triệu hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; và hơn 372 nghìn giao dịch thanh toán trực tuyến với tổng số tiền trên 377 tỉ đồng.
Tuy nhiên, theo Bộ TT&TT, vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục thời gian tới. Đó là: Một số nghị định quan trọng tạo hành lang pháp lý cho triển khai Chính phủ điện tử như Nghị định về bảo vệ dữ liệu cá nhân; Nghị định về định danh, xác thực điện tử chưa được ban hành; việc chia sẻ, mở dữ liệu của các cơ quan nhà nước còn hạn chế, tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng chưa cao.
Vân Anh
Thủ tướng phê duyệt chiến lược để hình thành Chính phủ số vào năm 2025
Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 đặt ra mục tiêu cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu phát triển Chính phủ điện tử vào năm 2021 và hình thành Chính phủ số vào năm 2025.
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/612c998887.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。