Xây dựng thương hiệu nông sản trên nền tảng số: Nhất cử lưỡng tiện

[Thời sự] 时间:2025-01-20 02:42:09 来源:NEWS 作者:Nhận định 点击:63次
nong san yen bai.jpg
Tỉnh Yên Bái phấn đấu đưa toàn bộ sản được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử. Ảnh: TTXVN

Tại Yên Bái, việc quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm nông sản trên các sàn thương mại điện tử đã giúp doanh nghiệp, hợp tác xã... tìm kiếm, phát triển thị trường và nâng cao giá trị nông sản.

Ông Vũ Vinh Quang, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái, cho biết việc đưa hàng nông sản của Yên Bái lên sàn thương mại điện tử đã giúp cho tốc độ giao thương nhanh hơn, phạm vi bán hàng mở rộng toàn cầu. Đặc biệt, sàn thương mại điện tử có thể kết nối trực tiếp người bán với người tiêu dùng, mở rộng số lượng người mua và người bán trên cùng một không gian với nhiều nhóm sản phẩm, đồng thời chi phí thấp hơn nhiều so với thương mại truyền thống.

Đến nay, nhiều thương hiệu nông sản chủ lực của tỉnh Yên Bái đã được người tiêu dùng biết đến, có sức cạnh tranh cao trên thị trường  như: quế Trấn Yên, chè Shan tuyết Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, chè Bát tiên Trấn Yên, bưởi Đại Minh; miến đao Quy Mông; trà Sơn tra Shan Thịnh; măng tre Bát độ Trấn Yên; mật ong Mù Cang Chải...

Bà Phạm Thị Thu Hà, Chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh miến đao Giới Phiên cho biết khi sản phẩm miến đao Giới Phiên được đưa lên sàn thương mại điện tử, sản lượng tiêu thụ tăng lên gần gấp đôi; trong đó, sản lượng bán qua sàn thương mại điện tử đạt trên 50 tấn.

Tại Sơn La, việc sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện. Hiện toàn tỉnh có 110 sản phẩm OCOP, tiêu biểu như sản phẩm: cà phê bột nguyên chất, trà vỏ cà phê; mận sấy, cá tép dầu, chè Trọng Nguyên, các sản phẩm mận sấy, trà Xanh Xây, hồng giòn sấy dẻo và nhiều nông sản khác. 

Sơn La chú trọng khai thác tiềm năng kinh tế số trong xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP. Cách đây chưa lâu, các Tiktoker đã có chuyến trải nghiệm thực tế tại HTX Dịch vụ Nông nghiệp Bảo Minh và HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hoa Mười, xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã. Đây là hai trong số rất nhiều HTX sản xuất nhãn quả tươi và sản phẩm long nhãn trên địa bàn huyện Sông Mã. 

Tại đây, các TikToker đã sáng tạo ra những video ngắn kể về câu chuyện nhà nông, những hình ảnh ẩm thực, nông sản đặc trưng vùng miền để giới thiệu, quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm nhãn quả tươi, long nhãn Sông Mã và các sản phẩm nông sản của huyện Sông Mã và của tỉnh Sơn La thông qua những cách thức truyền thông hiện đại và sáng tạo.

nong san thai nguyen 1.jpg
Na Võ Nhai được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao và dán tem truy xuất nguồn gốc.

Tại Thái Nguyên, đến nay, tỉnh đã có 173 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên và được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử. Chương trình OCOP đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn.

Giá trị kinh tế của các sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP. Công nghệ số đã đưa các sản phẩm nông sản đến với người tiêu dùng một cách nhanh hơn nên doanh số bán hàng của các đơn vị tăng từ 20-50%, trong đó doanh thu bán hàng qua mạng và sàn giao dịch điện tử chiếm 30%; đặc biệt có sản phẩm tăng doanh số từ 70 -100%;

Phong trào livestream bán hàng nông sản đạt hiệu quả và ngày càng được nhân rộng, đặc biệt trong “Lễ hội Võ Nhai mùa na chín-Xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm Na Võ Nhai và nông sản tỉnh Thái Nguyên năm 2023". Theo thống kê, sau 4 giờ livestream, các chủ thể na đã bán 1.650 đơn trong đó bán trực tuyến 6,3 tấn na và bán trực tiếp 2,5 tấn cho khách tham quan. Ngoài ra, các chủ thể đã bán 500 đơn cho các sản phẩm khác như: trà, miến, bánh chưng, măng, kẹo lạc...

nong san kon tum 1.jpg
Sản phẩm OCOP của tỉnh Kon Tum được giới thiệu trên sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh. Ảnh: TH

Tại Kon Tum, HTX Nông nghiệp, Sản xuất và Thương mại Sáu Nhung (huyện Đăk Hà) cũng là một trong những đơn vị khai thác, phát huy hiệu quả nền tảng số để quảng bá hình ảnh và tiêu thụ sản phẩm.

Hiện tại, HTX đang cung ứng ra thị trường nhiều dòng sản phẩm như cà phê bột, cà phê hòa tan, cà phê. Sản phẩm của HTX được giới thiệu và chào bán rộng rãi trên sàn thương mại điện tử như tiki, shopee, sendo, lazada, postmart, voso, trang fanpage, phần mềm bán hàng kiotviet... tạo thuận lợi cho người tiêu dùng khi mua sản phẩm. 

Việc đưa sản phẩm nông sản lên sàn thương mại điện tử giúp hợp tác xã tiếp cận được với khách hàng nhiều hơn, quảng bá được thương hiệu sản phẩm.

Tỉnh Kon Tum đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có 80% website thương mại diện tử của doanh nghiệp có chức năng đặt hàng trực tuyến, 40-50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động.

Có thể nói, việc nâng tầm giá trị, phát triển thương hiệu nông sản trên sàn thương mại điện tử gắn với khai thác yếu tố vùng miền sẽ giúp các địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

(责任编辑:Công nghệ)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接