Khảo sát về hoạt động thương mại điện tử của các doanh nghiệp tại Việt Nam được Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện trong 3 tháng từ tháng 9 - 11/2017 tại gần hơn 4.100 doanh nghiệp trên cả nước. Trong đó, xét về loại hình doanh nghiệp, nhóm Công ty TNHH có tỷ lệ doanh nghiệp tham gia khảo sát lớn nhất, chiếm 50% tổng số doanh nghiệp được khảo sát và nhiều hơn so với năm 2016 là 5%; tiếp đến là nhóm Công ty cổ phần, chiếm 29%; doanh nghiệp tư nhân chiếm 11%; doanh nghiệp nhà nước chiếm 4%; 3% Công ty có vốn đầu tư nước ngoài; và các loại hình khác chiếm 3%.
Còn xét theo lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong số doanh nghiệp được khảo sát, chiếm 24%; tiếp đó là nhóm doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (19%) và nhóm doanh nghiệp xây dựng (chiếm 18%).
Kết quả khảo sát của VECOM cho thấy, trong giao dịch thương mại điện tử doanh nghiệp với người dùng (B2C), có 43% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết đã xây dựng website. Tỷ lệ này giảm nhẹ so với con số 45% của cuộc khảo sát năm 2016. Tuy nhiên, khảo sát mới của VECOM chỉ ra rằng, năm 2017 các doanh nghiệp đã chú trong hơn đến việc cập nhật thông tin thường xuyên trên website, với 49% doanh nghiệp cập nhật thông tin lên website hàng ngày và 25% doanh nghiệp cập nhật hàng tuần.
Cùng với đó, theo kết quả khảo sát, tên miền “.VN” được doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn hàng đầu khi xây dựng website với tỷ lệ 47% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp đến là tên miền “.COM” với tỷ lệ 42%. Các tên miền quốc tế khác được doanh nghiệp lựa chọn sử dụng thấp hơn nhiều.
![]() |
Đáng chú ý, về hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội, khảo sát thực hiện cuối năm 2017 của VECOM cho thấy, kinh doanh trên mạng xã hội đang là một xu hướng thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể và cá nhân trong vài năm trở lại đây. Cụ thể, 32% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ đang tiến hành kinh doanh trên mạng xã hội, cao hơn so với tỷ lệ 28% của năm 2015 nhưng lại giảm nhẹ (2%) so với kết quả khảo sát năm 2016.
Bên cạnh mạng xã hội, sàn giao dịch thương mại điện tử là một công cụ hữu ích với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tuy nhiên xu hướng sử dụng các sàn giao dịch tỏng vài năm trở lại đây chưa có dấu hiệu thay đổi: năm 2017 có 11% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã triển khai kinh doanh các sàn thương mại điện tử, giảm một chút so với năm 2016 (tỷ lệ này trong cả 2 năm trước đều là 13%).
![]() |
Một tháng sau khi khai trương mạng 4G, Viettel cung cấp ra thị trường hàng loạt thiết bị 4G giá siêu ưu đãi với mong muốn phổ cập công nghệ 4G cho mọi người. Bên cạnh smartphone giá rẻ như điện thoại V8801 có giá 1.350.000 đồng, Lenovo Vibe C có giá 1.490.000 đồng, Samsung J2 Prime có giá 2.170.000 đồng, Viettel còn tung ra bộ phát Wifi Router 4G D6606 kèm SI Dcom Viettel chỉ 1.300.000 đồng. Đặc biệt khi mua bộ sản phẩm này, khách hàng còn được tặng 20GB data 3G để sử dụng trong 30 ngày. Sau khi hết lưu lượng miễn phí, khách hàng có thể lựa chọn các gói cước 4G hấp dẫn của Viettel đang cung cấp để tiếp tục trải nghiệm cùng thiết bị Wifi Router 4G D6606.
" alt=""/>Viettel tung ra bộ phát Wifi Router 4G D6606 giá 1,3 triệu đồngHai cựu nhân viên thuộc Hội đồng Bộ trưởng Crimea đã bị phạt 30.000 rúp (525 USD) cho mỗi người vì đào tiền bitcoins trên mạng máy tính của Hội đồng, các phương tiện truyền thông Nga đưa tin hôm đầu tuần.
Theo tin CoinDesk đã đưa trước đây, các nhân viên không xác định đã bị sa thải vào cuối tháng 9 năm 2017. Đào tiền mật mã là một quá trình sử dụng nhiều năng lượng, thông qua đó các giao dịch mới được thêm vào blockchain, đồng thời thưởng cho máy đào với những đồng tiền mật mã mới cho nỗ lực đào.
Vụ đào tiền mật mã được cho là đã diễn ra từ tháng 9 năm 2016 đến tháng 1 năm 2017, và kết quả là 15.000 rúp lợi nhuận - khoảng 260 USD - theo Cơ quan Thông tin Pháp lý Nga (RAPSI).
" alt=""/>Nhân viên Chính phủ Crimea bị phạt vì đào tiền bitcoin tại nơi làm việc