Vài giờ sau khi Trung Quốc tuyên bố trả đũa bằng cách đánh thuế hàng hóa Mỹ,óthểlàmgìđểépcácdoanhnghiệpnhưAppleBoeingrờiTrungQuốlich bong da cup c1 Tổng thống Donald Trump yêu cầu các doanh nghiệp Mỹ “bắt đầu tìm kiếm thay thế cho Trung Quốc, bao gồm đưa công ty về quê hương và sản xuất tại Mỹ”. Yêu cầu của Tổng thống Trump ngay lập tức khiến cổ phiếu của các công ty Mỹ như Apple, Boeing, Qualcomm, AMD, Broadcom… sụt giảm. Apple cảm nhận được hiệu ứng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung lớn hơn bất kỳ hãng công nghệ nào khác. Phần lớn hoạt động lắp ráp sản phẩm của hãng đều diễn ra tại Trung Quốc. Trung Quốc cũng là một thị trường lớn của hãng. Theo viện nghiên cứu Rhodium Group, từ năm 1990 đến 2017, tổng cộng doanh nghiệp Mỹ đã đầu tư 256 tỷ USD vào Trung Quốc, còn doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư 140 tỷ USD vào Mỹ. Trước khi xảy ra cuộc chiến thuế quan giữa hai nước, vài công ty Mỹ đã bắt đầu chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, thu hẹp sản xuất và chuyển hẳn ra khỏi đây sẽ cần thời gian. Ngoài ra, một số hãng đang kinh doanh trong lĩnh vực hàng không, dịch vụ, bán lẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi phải rút khỏi thị trường khổng lồ và tiềm năng như Trung Quốc. Khác với Trung Quốc, Mỹ không có nền kinh tế nhà nước. Vậy, Tổng thống Mỹ có thể làm gì để khiến các doanh nghiệp trong nước làm theo ý mình? Theo Reuters, ông nắm trong tay nhiều công cụ quyền lực mà không cần chấp thuận từ Quốc hội. Đầu tiên, Trump có thể tiếp tục tăng thuế để bóp nghẹt lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến họ không còn cảm thấy hoạt động tại Trung Quốc là đáng giá nữa. Hôm 23/8, ông thông báo tăng thuế từ 25% lên 30% đối với gần 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, bao gồm vật liệu thô, máy móc từ ngày 1/10. 300 tỷ USD hàng hóa khác sẽ bị tăng thuế từ 10% lên 15% từ 1/9 và 15/12. Thuế cao khiến mua sắm linh kiện từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn, đồng thời tác động tiêu cực đến các công ty Mỹ đang sản xuất hàng hóa thông qua liên doanh với Trung Quốc. Tiếp theo, Trump có thể đối xử với Trung Quốc giống với Iran và yêu cầu cấm vận, liên quan đến tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA) 1977. Một khi tình trạng khẩn cấp được ban bố, luật cho phép ông Trump có thẩm quyền rộng lớn để ngăn chặn hành động của từng công ty hay thậm chí cả ngành kinh tế. |