Nhận định, soi kèo Everton vs Aston Villa, 02h30 ngày 16/01: Thay tướng chưa đổi vận

Bóng đá 2025-01-18 05:33:09 7
ậnđịnhsoikèoEvertonvsAstonVillahngàyThaytướngchưađổivậandré onana   Nguyễn Quang Hải - 15/01/2025 04:00  Ngoại Hạng Anh
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/63b891134.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo NorthEast United vs FC Goa, 21h00 ngày 14/1: Trận đấu cân bằng

Trước đó, như VietNamNet đã thông tin, trong vụ gian lận thi cử tại Sơn La, có 44 thí sinh đã được sửa nâng điểm, gồm cả điểm thi trắc nghiệm và điểm thi tự luận.

Trong số này, có trường hợp của em N.L.B.N.. Thí sinh này có điểm thi Toán và Ngoại ngữ lần lượt là 9,8 và 9,8. Tuy nhiên, sau khi qua chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT, điểm thực bài thi của em giảm xuống còn 5,8 điểm ở môn Toán và 2,8 điểm ở môn Ngoại ngữ.

B.N vốn là học sinh chuyên Sử. Trước đó, điểm thi thử tiếng Anh tại trường của em chỉ ở mức 1,8 điểm và 5 điểm môn Toán. Theo một nguồn tin riêng, B.N. có phụ huynh làm công an. Thí sinh này hiện đang học tại một trường đại học dân sự ở Hà Nội.

Một thí sinh khác tên N.D.A., trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018, thí sinh này đạt 9,2 điểm môn Toán, 9 điểm môn Lý và 9,6 điểm môn Ngoại ngữ. Tuy nhiên, sau khi chấm thẩm định, Bộ GD-ĐT xác định bài thi của thí sinh này đạt lần lượt là 4,8 - 6 - 5 điểm. Như vậy, tổng cộng thí sinh này đã được sửa nâng lên tới 12 điểm.

N.D.A vốn là học sinh chuyên Toán. Theo nhiều bạn cùng khóa nhận xét, ở trường D.A đạt mức điểm thi thử không cao.  Được biết, bố nam sinh này làm ở ngành thuế của tỉnh Sơn La.

Còn theo Báo Tuổi trẻ TP.HCM, trong số 44 thí sinh nâng điểm có trường hợp được sửa điểm nhiều nhất là thí sinh N.A.T., vốn là con một gia đình buôn bán lớn tại TP Sơn La. Em này có điểm thi THPT quốc gia 2018 ba môn Toán, Lý, Ngoại ngữ lần lượt là 9 - 9 – 9. Tuy nhiên, kết quả chấm thẩm định của Bộ GD-ĐT cho thấy điểm số thực ba môn của N.A.T. lần lượt là 0 - 0,25 - 0,2. Tổng điểm ở cả ba môn này đã được sửa nâng lên tới 26,55 điểm.

Một trường hợp khác cũng được nâng điểm nhiều là thí sinh N.T.H., có phụ huynh công tác trong ngành công an tỉnh Sơn La. Điểm thi ba môn Toán - Lý - Ngoại ngữ của thí sinh này trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 lần lượt là 9,4 - 9,5 - 9,2. Tuy nhiên, kết quả điểm thực sau khi chấm thẩm định giảm xuống lần lượt là 2,6 - 2,75 - 5. Như vậy, thí sinh này đã được sửa nâng điểm tổng cộng tới 17,75 điểm.

Còn rất nhiều trường hợp nâng điểm khác trong số 44 thí sinh được cơ quan điều tra xác định trong vụ án gian lận thi cử tại Sơn La. Trong đó, thí sinh có điểm thi sau thẩm định giảm nhiều nhất là 26,55 điểm (tổng 3 môn). Bài thi có điểm giảm nhiều nhất là môn toán với 9,00 điểm.

Chiều ngày 9/4, Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Sơn La đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với cựu thiếu tá Đinh Hải Sơn, nguyên phó đội trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La để điều tra về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Với trách nhiệm được phân công, cựu thiếu tá Đinh Hải Sơn đã tích cực trợ giúp các đối tượng trong đường dây tiến hành sửa chữa nâng điểm một số bài thi. Đinh Hải Sơn cũng đã nhờ các đối tượng trong đường dây nâng điểm bài thi cho 2 thí sinh, trong đó có một thí sinh là em vợ của Đinh Hải Sơn. 

 

Thúy Nga

Phó Chủ tịch huyện có con bị hạ điểm thi THPT quốc gia: “Tôi không quan tâm”

Phó Chủ tịch huyện có con bị hạ điểm thi THPT quốc gia: “Tôi không quan tâm”

- Trao đổi với VietNamNet, ông D., phó chủ tịch một huyện của tỉnh Sơn La, cho hay bản thân không quan tâm đến việc con bị hạ điểm thi THPT quốc gia vì “đường đường chính chính”.    

">

Tiết lộ thân thế của 'con nhà giàu' được nâng điểm ở Sơn La

Đây là sự kiện thường niên do Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với các nhà hảo tâm chung tay tổ chức. Ngoài hoạt động ca múa nhạc, các gian hàng, trò chơi… đại diện bệnh viện còn đến tận buồng bệnh thăm hỏi, động viên tinh thần trẻ. “Các nhóm, các tổ công tác đã đến tận giường bệnh hỏi thăm các cháu mắc bệnh hiểm nghèo. Đó là những bệnh nhi nặng, trẻ bị ung thư, bệnh tim mạch, thần kinh… không thể ra khỏi giường. Hoạt động này nhằm động viên tinh thần các cháu và gia đình”. 

Cũng theo Ths.BS Hải, bằng nhiều hình thức, bệnh viện kêu gọi sự hỗ trợ của xã hội về vật chất, quà tặng, trang thiết bị, vật tư, suất ăn, quần áo, đồ chơi… cho bệnh nhi. Số tiền lên đến gần 20 tỷ đồng được quyên góp hỗ trợ công tác điều trị, chăm sóc bệnh nhân trong khi ngân sách nhà nước, đời sống người dân còn khó khăn.

Với những bệnh nhi điều trị dài ngày, phải chi phí lớn ngoài số tiền được nhận từ bảo hiểm y tế, bệnh viện là cầu nối giúp trẻ có sự giúp đỡ từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, thiện nguyện... Trường hợp trẻ không có hỗ trợ, bệnh viện sẽ sử dụng chính kinh phí của bệnh viện.

Từ 1/8 đến nay, Phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Nhi Trung ương đã đón nhận 7.127 hạng mục quà, hỗ trợ cho 494 lượt bệnh nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhận hỗ trợ 5.764 suất cơm, 1.616 suất cháo cho trẻ và gia đình.
">

Tặng quà xoa dịu nỗi đau của trẻ mắc bệnh hiểm nghèo

Nhận định, soi kèo Blackburn vs Portsmouth, 2h45 ngày 16/1: Lật tìm bản ngã

Sáng nay 22.4, Bộ trưởng GD-ĐT  Phùng Xuân Nhạ đã trao đổi về vụ việc gian lận thi cử trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang.

Ông Nhạ đã đưa ra quan điểm về việc xử lý những cán bộ ngành giáo dục có con em trong danh sách được nâng điểm. Ông Nhạ cho biết Bộ GD-ĐT đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vị phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch. 

Về việc xử lý kỷ luật đối với các thí sinh liên quan, ông Nhạ cho biết khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Quan điểm của Bộ Giáo dục là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử.

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường phải căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh, của Đề án tuyển sinh đã công bố, các quy định riêng của từng trường và quy định có liên quan của cơ quan có thẩm quyền (bộ, ngành, địa phương…nếu có) để chủ động xử lý các thí sinh liên quan gian lận thi cử một cách nghiêm khắc, đúng pháp luật, đảm bảo có căn cứ và có trách nhiệm giải trình với xã hội...

{keywords}
Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Thanh Hùng)

Sau khi vụ việc gian lận thi cử được phát hiện và có kết quả điều tra bước đầu, một loạt vấn đề đã được đặt ra. Ngoài những vấn đề mà Bộ trưởng Nhạ nói đến như ở trên, dư luận còn đòi hỏi Bộ GD-ĐT một lời xin lỗi đối với các thí sinh, phụ huynh đã bị ảnh hưởng bởi bê bối thi cử này. Tuy nhiên, ở đây, người đứng đầu ngành giáo dục vẫn chưa đề cập tới.

Dưới đây là ý kiến của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 

Trong số 222 thí sinh được nâng điểm thi THPT quốc gia 2018, nhiều em là con em cán bộ ngành giáo dục. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào trong việc xử lý những cán bộ này nếu họ bị cơ quan điều tra kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh? 

- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Thi cử phải nghiêm túc, kết quả thi phải đảm bảo trung thực, khách quan. Tôi rất đau lòng và không thể chấp nhận những cán bộ, viên chức ngành giáo dục bị kết luận là có hành vi gian lận điểm thi cho thí sinh. Hành vi này vi phạm đạo đức nhà giáo, thậm chí còn vi phạm nghiêm trọng pháp luật. Bộ GD-ĐT không chấp nhận những cán bộ, viên chức với nhân cách như thế được tiếp tục đứng trong hàng ngũ của ngành. 

Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương xem xét xử lý nghiêm những cán bộ, công chức, viên chức trong ngành giáo dục có hành vi gian lận điểm thi cho con em mình. Tinh thần là cương quyết đưa ra khỏi ngành Giáo dục những cán bộ này. 

Bộ đang tích cực phối hợp với Bộ Công an nhanh chóng xác định đối tượng vị phạm để xử lý nghiêm minh, công bằng, chính xác, không bao che và công khai, minh bạch. 

Có ý kiến cho rằng tất cả thí sinh được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đều phải bị huỷ kết quả thi, buộc thôi học tại các trường đại học. Còn ý kiến của Bộ trưởng ra sao? 

- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tất cả các hành vi gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia nói riêng và bất cứ kỳ thi nào khác đều sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. 

Hiện nay, các trường đại học thuộc khối Công an đã huỷ kết quả trúng tuyển, trả về địa phương đối với các thí sinh được nâng điểm. Các trường khối dân sự cũng huỷ kết quả trúng tuyển đối với các thí sinh có điểm chấm thẩm định thấp hơn điểm chuẩn. Riêng 12 thí sinh có điểm chấm thẩm định không thấp hơn điểm trúng tuyển thì trước mắt, trong quá trình điều tra, các trường đang cho tiếp tục theo học. Tuy nhiên, khi có kết luận của cơ quan điều tra, nếu em nào bị kết luận có tham gia vào quá trình gian lận thì sẽ bị xử lý theo qui định của pháp luật. Quan điểm của Bộ GD-ĐT là xử lý nghiêm khắc, xem xét cho thôi học những thí sinh có kết luận liên quan đến gian lận thi cử. 

Việc các trường đại học còn khác nhau trong xử lý thí sinh liên quan đến kết quả thi của thí sinh THPT quốc gia 2018 là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Xin Bộ trưởng làm rõ về cách xử lý những trường hợp này? 

- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Xử lý những sai phạm liên quan đến kết quả thi THPT quốc gia của thí sinh không chỉ được áp dụng bởi các quy định trong Quy chế mà còn các qui định của nhiều văn bản quy phạm pháp luật và các qui định khác của cơ sở giáo dục đại học. Vì thế, khi xử lý một trường hợp, chúng ta phải áp dụng các quy định để đảm bảo tính chính xác, công bằng, nghiêm minh. 

Theo quy định của Luật Giáo dục Đại học, việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học, nên việc xử lý các trường hợp thí sinh bị hạ điểm thi trước hết thuộc thẩm quyền của các trường. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học có quyền và trách nhiệm xử lý, không thụ động ngồi đợi chỉ đạo của Bộ. Vừa qua, các trường đại học khối Công an đã chủ động xử lý theo quyền và trách nhiệm của họ. Tôi ủng hộ cách xử lý của các trường này. 

Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các trường phải căn cứ vào quy định của Quy chế tuyển sinh, của Đề án tuyển sinh đã công bố, các quy định riêng của từng trường và quy định có liên quan của cơ quan có thẩm quyền (bộ, ngành, địa phương…nếu có) để chủ động xử lý nghiêm, đúng pháp luật, đảm bảo có căn cứ và có trách nhiệm giải trình với xã hội. 

Bộ GD-ĐT đang rà soát, tham khảo ý kiến chuyên gia pháp luật để hoàn thiện các quy chế, quy định của ngành để giải quyết những vấn đề thực tế phát sinh khi thực hiện cơ chế tự chủ đại học, đặc biệt là qui định các chế tài đủ mạnh để răn đe, xử lý được ngay đối với các loại vi phạm gián tiếp trong gian lận thi cử. 

Để kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 diễn ra an toàn, nghiêm túc, ngành giáo dục sẽ có những thay đổi gì trong tổ chức thực hiện? 

- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Tôi luôn quán triệt với cán bộ trong ngành giáo dục và những cán bộ của các cấp, ngành, địa phương tham gia vào công tác làm thi rằng, việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục, mà còn là nhiệm vụ chính trị, trách nhiệm với xã hội. Do đó, việc tổ chức kỳ thi và tuyển sinh đại học phải đặc biệt được coi trọng để đảm bảo tính an toàn, nghiêm túc, công bằng, chính xác. 

Những “lỗ hổng” về mặt quy trình, kỹ thuật trong tổ chức thi THPT quốc gia 2018 hiện đã được ngành giáo dục khắc phục. Chúng tôi cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng các thiết bị kỹ thuật để đảm bảo an ninh, an toàn trong tổ chức thi; nâng cấp các phần mềm để phòng ngừa, ngăn chặn và hỗ trợ phát hiện gian lận trong quá trình chấm thi. 

Tuy nhiên, kỹ thuật, công nghệ có tốt đến đâu nhưng con người tham gia vào công tác làm thi mà không tốt, cố ý vi phạm thì sai sót vẫn có thể xảy đến. Do đó, trong các cuộc họp chuẩn bị cho kỳ thi năm nay tôi luôn đặc biệt yêu cầu ngành giáo dục và đề nghị các địa phương, bộ, ngành liên quan phải lựa chọn cán bộ có năng lực, trách nhiệm, phẩm chất chính trị tốt để tham gia làm thi và phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. 

Bộ GD-ĐT mong muốn các bộ ngành, địa phương và người dân cả nước đồng hành, hỗ trợ, giám sát, để việc tổ chức kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng 2019 thành công tốt đẹp.

Ngân Anh

Nâng điểm thi: "Thí sinh chủ động không điền đáp án trắc nghiệm"

Nâng điểm thi: "Thí sinh chủ động không điền đáp án trắc nghiệm"

Qua phân tích xác suất, TS Nguyễn Việt Cường, người nhiều năm liền có tên trong 5% kinh tế gia hàng đầu thế giới cho rằng, nếu phụ huynh Sơn La và Hòa Bình nói không biết việc con mình được nâng điểm thì đó là điều vô lý.

">

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: 'Đang nhanh chóng xác định đối tượng vi phạm gian lận thi cử'

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, trong năm qua, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: quochoi.vn)

Thủ tướng Phạm Minh Chính. (Ảnh: quochoi.vn)

Tuy nhiên, Thủ tướng cũng nêu những hạn chế, bất cập, khó khăn, vướng mắc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, cơ chế, chính sách, pháp luật, an ninh, trật tự…

Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh thể chế, pháp luật vẫn là "điểm nghẽn của điểm nghẽn", nhất là quan điểm, quy trình, phương thức, phương pháp xây dựng văn bản.

Bên cạnh đó, đầu tư nguồn lực tài chính, con người cho công tác xây dựng pháp luật chưa tương xứng với yêu cầu thực tiễn; tốc độ tăng năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vẫn thấp hơn so với một số nước trong khu vực; lãng phí niềm tin, thời gian, cơ hội, nguồn lực từ đất đai, đầu tư công, đầu tư tư nhân, tài nguyên, khoáng sản, lao động… còn nhiều.

Hay hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số lĩnh vực, thị trường bất động sản còn gặp khó khăn; chi phí sản xuất còn cao; phân cấp, phân quyền còn nhiều vướng mắc và chưa triệt để, vẫn tập trung nhiều công việc cụ thể ở Trung ương; việc giải quyết ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, ngập úng tại các thành phố lớn còn chậm; sạt lở, ngập lụt, sụt lún, khô hạn vẫn là thách thức lớn; thiên tai, bão lũ diễn biến khó lường…

Rút ra các bài học kinh nghiệm, Thủ tướng nhấn mạnh, cần coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, tăng cường đột phá, quyết liệt, quyết đoán, đúng thời điểm, trọng điểm là những yếu tố quan trọng.

Nói về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong năm 2025, Thủ tướng nhấn mạnh tiếp tục hoàn thiện thể chế là "đột phá của đột phá"; tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả; xây dựng cơ chế, chính sách đủ mạnh để cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Thủ tướng cam kết đẩy sắp xếp tổ chức bộ máy "tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả", nhất là sắp xếp lại các cơ quan trong hệ thống chính trị ở Trung ương; đổi mới, sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã...

"Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với phân bổ nguồn lực; phát huy tính chủ động, tự lực, tự cường của các cấp; kiên quyết, kiên trì xóa bỏ cơ chế "xin - cho", biểu hiện quan liêu, xa rời quần chúng Nhân dân. Kiên quyết cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính", Thủ tướng nói.

Đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia; tất cả các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng đề án chuyển đổi số như Đề án 06.

Về kinh tế, Thủ tướng nhấn mạnh, tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn và có thặng dư cao; bội chi, nợ công trong giới hạn an toàn, hợp lý.

"Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, các địa phương là cực tăng trưởng để bảo phấn đấu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt khoảng 8% (và tạo đà phấn đấu mức 2 con số trong giai đoạn 2026 - 2030)", Thủ tướng đề cập.

Thủ tướng cũng cho biết, sẽ đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia; nghiên cứu khai thác hiệu quả không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.

Trong đó, tập trung hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng trọng điểm, quan trọng quốc gia; khẩn trương kết nối hệ thống cao tốc với sân bay, cảng biển và triển khai đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.

Cụ thể như đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, các tuyến kết nối với Trung Quốc, đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM; phấn đấu cơ bản hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành trong năm 2025, các cảng khu vực Lạch Huyện; khởi công xây dựng bến cảng Liên Chiểu; hoàn thành thủ tục đầu tư Cảng biển quốc tế Cần Giờ.

Thủ tướng nhấn mạnh, phấn đấu đến hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển. Xây dựng và chuẩn bị tốt các công trình, dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia giai đoạn 2026-2030, bảo đảm không dàn trải, manh mún, giảm số lượng dự án đầu tư công, trong đó có không quá 3.000 dự án sử dụng nguồn ngân sách Trung ương.

"Tái khởi động dự án nhà máy điện hạt nhân, xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP Đà Nẵng, khu thương mại tự do tại một số địa phương trọng điểm về kinh tế", Thủ tướng nói.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới

Truyền đạt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế", Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội biểu quyết thông qua 18 luật, 21 nghị quyết; cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật khác.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. (Ảnh: quochoi.vn)

Ông Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, kế thừa, phát huy những ưu điểm, bài học kinh nghiệm của các nhiệm kỳ Quốc hội trước đây; lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý, của doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân, đặc biệt là qua thực tiễn hoạt động, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có những đổi mới ngay từ khâu chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8.

"Tư duy và phương thức tiến hành công tác lập pháp cũng được đổi mới sâu sắc theo hướng các luật ngắn gọn, rõ ràng; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách hành chính; chuyển mạnh từ luật thiên về quản lý sang kết hợp hài hòa giữa quản lý có hiệu quả với kiến tạo phát triển, khuyến khích đổi mới sáng tạo, kiên quyết từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm"…", Chủ tịch Quốc hội nói.

Cùng với việc biểu quyết thông qua các luật, nghị quyết, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tháo gỡ kịp thời khó khăn vướng mắc, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, tạo đột phá để hoàn thiện cơ sở hạ tầng, phát huy tối đa nguồn lực, kiến tạo không gian phát triển mới.

Đặc biệt, Chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là minh chứng rõ ràng cho tư duy đổi mới trong phát triển hạ tầng quốc gia, không tiếp cận đơn lẻ, cục bộ mà được hoạch định trên góc nhìn tổng thể, kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu kinh tế, quốc phòng, an ninh, xã hội và môi trường.

"Đây không chỉ là một công trình giao thông mà còn là biểu tượng của khát vọng, tinh thần đổi mới và hành động quyết liệt, sẵn sàng vượt qua thách thức đề mở ra cơ hội lớn cho đất nước", Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, thời gian tới, Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, đổi mới, bứt phá, chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm.

Trong đó có việc tổ chức triển khai nhanh chóng, kịp thời các luật, nghị quyết vừa được thông qua, khẩn trương quán triệt tinh thần đổi mới tư duy trong xây dựng pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật có hiệu quả, tạo hiệu ứng lan toả tích cực trong hệ thống chính trị và toàn dân...

"Quán triệt nghiêm yêu cầu cấp bách của công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước trong giai đoạn mới; gắn chặt công tác tư tưởng với công tác tố chức, cán bộ, tập trung nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, đơn vị, tố chức", Chủ tịch Quốc hội khẳng định.

Đồng thời tiếp tục quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, của Văn phòng Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội cũng đề ra 4 giải pháp trọng tâm trong công tác phòng, chống lãng phí: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên; hoàn thiện thể chế phòng, chống lãng phí và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí; xây dựng văn hóa tiết kiệm, coi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ thường xuyên, hằng ngày của mỗi cá nhân, tổ chức.

Anh Văn">

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8%, hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc năm 2025

友情链接