Soi kèo tài xỉu U17 Nhật Bản vs U17 Úc, 17h00 ngày 26/6
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nacional vs Porto, 22h30 ngày 12/01: Ca khúc khải hoàn -
Hoài Thanh chủ động bày tỏ tình cảm với Bảo Quốc.
Thanh cũng kể, cô là người nhắn tin, chủ động hẹn gặp Quốc. Do lịch bay bận rộn, anh chàng phải mất khá lâu mới sắp xếp được một cuộc hẹn ngoài đời.
Qua những lần gặp gỡ, Thanh càng ấn tượng bởi sự thẳng thắn, thật thà của đối phương. Cô quyết định không che giấu cảm xúc của bản thân mà bày tỏ rõ thái độ, chủ động theo đuổi người mình cảm mến.
Nói là làm, cô gái sinh năm 1985 bắt đầu lên kế hoạch "cầm cưa".
Mỗi ngày, Thanh “thả thính” người thầm thương bằng những tin nhắn như “Anh phi công ơi, đường vào tim anh có thẳng như đường băng?”.
Lúc trời đổ mưa, cô chụp ảnh qua khung cửa kính rồi gửi cho Quốc với nội dung “Sài Gòn đã đổ mưa, sao anh chưa đổ chị?”. Hoặc trong một lần đi công tác ở Bình Dương, thấy trời nắng đẹp, Thanh liền chụp hình rồi nhắn “Trời trong xanh, nắng long lanh, tim chị thuộc về anh”.
Thanh thừa nhận thời gian đầu, Quốc khá lạnh lùng, thờ ơ. Sau kha khá tin nhắn "thả thính", anh chàng vẫn không hồi âm. Thế nhưng, Thanh không bỏ cuộc và luôn là người nhắn tin mỗi sáng.
“Phụ nữ chủ động cũng rất thú vị. Muốn gặp anh thì mình chạy đến sân bay, nhớ thì nói là nhớ. Chẳng may tình cảm có thay đổi, bản thân không nằm ở thế bị động. Mỗi ngày nói chuyện với anh mình đều rất vui, bởi khi đọc tin nhắn ‘thả thính’ chắc anh sẽ mắc cười lắm", Thanh hào hứng nói.
Chia sẻ về kỷ niệm lúc mới trò chuyện, do Thanh hơn tuổi Quốc, cả hai không biết xưng hô thế nào. Sau đó, họ thống nhất gọi nhau là “anh phi công - chị máy bay".
Ngoài ra, để có thêm cơ hội gần gũi với người thầm thương, Thanh rủ Quốc đi Đà Lạt cùng ê-kíp của chương trình hẹn hò. Sau chuyến đi, đôi bạn trẻ có cơ hội chia sẻ, hiểu thêm về nhau.
Khoảnh khắc bên nhau của Hoài Thanh và Bảo Quốc.
Thanh cho hay Quốc là người đàn ông có gương mặt lạnh nhưng trái tim ấm áp. Anh là chỗ dựa cho cô mỗi khi buồn, luôn bên cạnh để động viên, an ủi, giúp cô giải quyết những vướng mắc.
Khi công khai "thả thính" chàng cơ trưởng, Thanh bị nhiều người cho rằng "cọc đi tìm trâu" nhưng cô không để tâm đến vấn đề này. "Mình sẵn sàng tỏ tình với chàng trai nào làm cho mình rung động", cô nói.
Ba tháng sau khi lên kế hoạch "thả thính" Quốc, Thanh tiết lộ họ vẫn chưa chính thức trở thành một đôi. Tuy nhiên, cô không có nhu cầu xác định mối quan hệ rõ ràng, mà chỉ muốn được quan tâm, chăm sóc và nói chuyện thoải mái với đối phương mỗi ngày.
Trong khi đó, Quốc cho hay Thanh là cô gái độc lập, giỏi giang. Anh rất vui vì được một cô gái "cầm cưa" và ủng hộ việc phụ nữ chủ động bày tỏ tình cảm.
Nam phi công chia sẻ cuộc sống của anh thay đổi từng ngày, thêm nhiều mảng màu hạnh phúc hơn kể từ lúc Thanh xuất hiện.
"Chúng mình vẫn đang trong quá trình tìm hiểu nên chưa thể nói trước được điều gì. Gặp nhau trên show hẹn hò là cơ duyên, việc biến tình cảm đó thành hiện thực phải phụ thuộc vào cả hai. Nếu có duyên sẽ thuộc về nhau, còn không thì chúng mình sẽ là bạn tốt", Quốc nói.
Nữ giám đốc 23 tuổi chủ động tán đổ chàng trai chưa một lần yêu ai
Nữ giám đốc 23 tuổi có ngoại hình xinh xắn đã chủ động cưa cẩm chàng trai độc thân, chưa một mảnh tình vắt vai.
"> Cô gái chủ động tán tỉnh cơ trưởng sau show hẹn hò -
Tôi yêu đương tìm hiểu Ngọc bốn năm có lẻ. Tình cảm có lúc thăng lúc trầm nhưng nhìn chung chúng tôi yêu thương nhau, xác định sẽ về chung một nhà. Ngọc là con út trong một gia đình bình thường, bố mẹ đã già, trông vào đồng lương hưu. Trước em có hai cô chị lập gia đình rồi, cả hai khá vất vả, chị cả thì vợ chồng lục đục, chị hai thì khó khăn tài chính. Tâm sự của chàng trai cho chị vợ tương lai vay tiềnCách đây một năm, chị hai của Ngọc muốn mua trả góp một căn chung cư nhỏ ở ngoại ô. Họ vay ngân hàng một số tiền lớn và chạy vạy vay thêm họ hàng, người quen. Ngọc có hỏi mượn giúp chị 50 triệu và bảo rằng chị hứa nửa năm sẽ trả. Tôi vì muốn làm người yêu vui, vừa muốn lấy lòng nhà vợ nên vui vẻ cho mượn không lấy lãi. Lúc tôi mang tiền đi anh chị ấy cám ơn rối rít và nói chắc như đinh đóng cột sẽ gửi lại số tiền ấy sau 5,6 tháng.
6 tháng, 8 tháng, rồi một năm trôi qua, tôi không thấy anh chị hai đả động gì đến chuyện trả tiền. Tôi có nhắc khéo Ngọc nhờ cô ấy đánh tiếng với chị mình thì Ngọc bảo có nhắc rồi nhưng chị ấy đang kẹt chưa có mà trả.
Sắp tới em trai tôi vào đại học, tôi đã hứa sẽ mua cho em một chiếc xe máy. Dạo này kinh tế khá bất ổn do dịch bệnh Covid, thu nhập tôi cũng bị ảnh hưởng, tôi không muốn phải rút khoản tiết kiệm phòng rủi ro để mua xe. Vì vậy, tôi muốn lấy lại số tiền 50 triệu mà chị vợ tương lai đã mượn quá thời gian hứa hoàn trả.
Tôi chủ động gọi điện cho chị ấy, trình bày ý muốn chị gửi lại tiền. Thật bất ngờ, chị ta không những không trả mà còn trách tôi quá quắt, đang dịch bệnh, anh chị kiếm tiền khó khăn, tôi lại đòi tiền lúc này, thật không đáng mặt đàn ông. Chị ta còn bù lu bù loa lên với Ngọc và cả bố mẹ là tôi gọi điện đòi tiền bằng được.
Giờ cả nhà Ngọc nhìn tôi với một ánh mắt khác, cho rằng tôi ki bo. Ngọc cũng trách móc tôi vì gọi điện thẳng cho chị hai mà không thông qua cô ấy, cố tình muốn làm khó chị cô ấy.
Tôi cứ ngỡ Ngọc chỉ giận vặt. Ai ngờ hôm trước tôi nhắc đến chuyện chọn ngày cho hai gia đình chính thức gặp gỡ nhau nói chuyện, bàn lễ dạm ngõ, thì Ngọc gạt phắt đi, bảo giờ hình ảnh tôi trong mắt mọi người không còn đẹp đẽ nữa rồi, gặp gỡ tầm này chỉ thêm căng thẳng, cô ấy muốn có thêm thời gian.
Có ai cho vay tiền mà giờ thành ra mang tội như tôi không? Mong mọi người cho tôi lời khuyên rằng tôi đã sai ở chỗ nào? Bản thân tôi thấy việc cho vay tiền rồi đòi lại khi đã quá hạn là chuyện bình thường, kể cả là người thân của người yêu hay người thân của chính tôi, tôi cũng sẽ làm vậy.
Lương tháng 20 triệu, tôi vẫn bị bạn gái chê bất tài
Mỗi tháng tôi được 20 triệu tiền lương, lo được cho người yêu ăn uống, mua sắm đơn giản nhưng cô ấy vẫn nói lời chia tay và chê tôi bất tài.
"> -
Con cái luôn muốn bố mẹ nói 5 điều này, bạn đã từng nói chưa?Mọi đứa trẻ đều không muốn bị đổ lỗi, nhất là khi cha mẹ hiểu sai về mình. Đằng sau đó là sự mong mỏi của đứa trẻ đối với lời "xin lỗi" của cha mẹ. Điều đó chứng minh rằng chúng xứng đáng được yêu thương.
Tuy nhiên, khi câu nói "Bố/mẹ xin lỗi" được cha mẹ giấu nhẹm đi thì nỗi đau nội tâm của trẻ cũng đang tích tụ từng chút một với những cảm xúc như tức giận, buồn bã, bất bình.
Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và hành động của mình đã khiến con cái hiểu lầm thì nên xin lỗi kịp thời. Ngoài việc kịp thời làm rõ những hiểu lầm, thì việc một người dám nhìn nhận lỗi lầm sẽ trở thành hình ảnh làm gương, có tác động tích cực và tốt đẹp đối với trẻ.
"Bố/ mẹ xin lỗi" tuy chỉ có ba chữ nhưng thông điệp của nó lại rất hữu ích với tâm hồn của con trẻ và gây dựng tình cảm, hiểu biết, sự chân thành giữa cha mẹ và con cái.
"Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa"
Khi cha mẹ nhận thấy lời nói và việc làm của mình đã gây tổn hại lớn đến con cái thì cần nói ngay với con cái một cách kiên quyết rằng: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa".
Nhiều người đã trải qua tâm lý này trong thời thơ ấu, khi bố mẹ gây ra những tổn thương về mặt tâm lý song không có lời giải thích hoặc giải toả từ bố mẹ.
Điều mà trẻ em thường mong muốn là có thể giao tiếp với cha mẹ một cách bình đẳng và chân thành. Tuy nhiên, mặc dù cha mẹ có vẻ chiếm thế thượng phong trong mối quan hệ song họ không biết rằng, trái tim của trẻ đã rơi xuống đáy.
Nếu "Bố/mẹ xin lỗi" là một viên thuốc, thì câu nói: "Điều này sẽ không bao giờ xảy ra nữa" cũng là một viên thuốc bổ. Khi một đứa trẻ bị thương, sức nặng của câu nói này như một sự sửa chữa cần thiết vết thương và mang đến cho nó sự hy vọng.
"Bố/mẹ yêu con"
"Bố/mẹ yêu con", đây là câu mà bao người con mơ ước được nghe từ cha mẹ, song nó là câu nói mà nhiều bậc cha mẹ dù muốn bày tỏ nhưng lại chôn chặt trong lòng.
Khi một đứa trẻ bị thương, đặc biệt là khi đứa trẻ cảm thấy mình đã làm sai hoặc gây ra rắc rối, chúng thường lo lắng và sợ rằng cha mẹ sẽ không yêu thương mình nữa. Lúc này là lúc nó trở nên yếu đuối nhất, hãy dùng tình yêu để đối xử tốt nhất với con bạn và đừng bỏ lỡ câu "Bố/mẹ yêu con", để giữ cho con mình không trôi vào cảm xúc tồi tệ và đánh mất mình.
"Bố/mẹ tự hào về con"
Có bao nhiêu người con phấn đấu cả đời chỉ để có được sự khẳng định của cha mẹ.
Khi trái tim của một đứa trẻ mỏng manh, nó cần sự khẳng định kịp thời của cha mẹ. Nếu trẻ luôn không nhận được sự khẳng định và khích lệ của cha mẹ, ngoài việc đập phá đến cùng để chứng tỏ bản thân, trẻ còn có thể đi đến cực đoan, bỏ cuộc hoặc đập phá.
Thông điệp của câu "Bố/mẹ tự hào về con" là sự ghi nhận của bố mẹ về sự chăm chỉ và cống hiến, những thành tích và sự tiến bộ của con. "Bố mẹ thấy rồi, con thật tuyệt! Sự khẳng định này là cách mà cha mẹ cần truyền cho con cái niềm tin vào bản thân mình.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều có những kỳ vọng và yêu cầu đối với con cái của họ. Khi con họ không đáp ứng được kỳ vọng của mình, họ có thể cáo buộc, thiếu kiên nhẫn và thất vọng. Điều đó khiến trẻ nghĩ rằng: "Nếu con không đủ tốt, bố mẹ sẽ không yêu con" .
Đối với trẻ em, lớn lên trong tình yêu thương có điều kiện, chúng thường cảm thấy tổn thương và tự vấn liệu cha mẹ có yêu mình không. Vì vậy, câu nói "Bố mẹ tự hào về con" nên để trẻ hiểu rằng, đó là tự hào về phẩm chất, sự chăm chỉ và tiến bộ của trẻ chứ không chỉ vì kết quả và thành tích.
"Bố mẹ sẽ không bao giờ rời xa con"
Khi bị thương trẻ thường có tâm lý sợ hãi, lo lắng, lo lắng cha mẹ sẽ bỏ rơi mình, tâm trạng này có ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ.
Một đứa trẻ được 6 tháng tuổi, mối quan hệ gắn bó sẽ được thiết lập với người mẹ (hoặc người chăm sóc ban đầu). Khi không thấy bóng dáng người mẹ, đứa trẻ sẽ khóc và có cảm giác bị bỏ rơi. Nếu mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và con không được xử lý trong giai đoạn đầu, nó sẽ để lại một tổn thương cho đứa trẻ. Trong tương lai, khi việc xảy ra lần nữa, đứa trẻ sẽ lại có cảm giác bị mẹ bỏ rơi, và nó sẽ rất đau lòng.
Là cha mẹ, bạn nên để con mình trải nghiệm cảm giác được chăm sóc bằng tình yêu thương. "Mẹ sẽ không bao giờ rời xa con" là một câu nói xoa dịu mọi chấn thương. Trong một khung cảnh thoải mái, hãy để đứa trẻ sửa chữa những tổn thương bắt nguồn từ thời thơ ấu bằng một trải nghiệm tích cực.
"Bố mẹ sẽ không bao giờ rời xa con", là một sự đồng hành và quan tâm đầy thiêng liêng của bố mẹ với con cái. Khi cảm nhận được đầy đủ tình yêu đó từ cha mẹ, nó sẽ chuyển hóa thành một loại sức mạnh trong trái tim của mỗi người con, đi theo và sưởi ấm con trong suốt hành trình của cuộc đời.
Cậu bé bụi đời thành thạc sĩ nhờ lời hứa 'ngược đời' của ni sư
Bên cạnh cho trẻ có một mái ấm tràn ngập tình yêu thương, ni sư Thích Diệu Nhân (trụ trì chùa Yên Ninh, Ninh An, Hoa Lư, Ninh Bình) còn chú trọng dưỡng dục trẻ.
">