Siêu máy tính dự đoán Las Palmas vs Barca, 03h00 ngày 23/2
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/64f396533.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2
Tin sao Việt 30/4: "Nhiều người cho rằng bây giờ mình nhìn trẻ đẹp hơn 12 năm trước. Đây là nhận xét của những người gặp mình ở ngoài đời chứ không phải chỉ nhìn qua hình ảnh", Trizzie Phương Trinh viết.
Ca sĩ Bảo Anh đăng ảnh con lúc 5 ngày tuổi. "Ở đây không có sự hoàn hảo, ở đây chỉ có rất nhiều tình yêu thương", nữ ca sĩ viết.
"Những giây phút an bình của mỗi chúng ta lúc này được đánh đổi bằng máu xương của nhiều thế hệ đi trước, luôn nhớ ơn và sống thật xứng đáng với những gì mình được nhận", MC Thành Trung viết.
Phan Hiển than nhớ vợ Khánh Thi dù mới xa nhau 2 ngày.
MC Vân Hugo khoe ảnh được con trai chụp cho.
"Xin chúc các gia đình dịp nghỉ lễ dài quây quần, vui vẻ. Lễ này tôi xin ngồi yên đây", diva Hồng Nhung viết.
Diễn viên Thanh Hương đăng hình xinh đẹp, khác hẳn trên phim.
"Tôi yêu đất nước tôi, tự hào nơi tôi sinh ra, Việt Nam", diễn viên Thu Quỳnh chia sẻ.
MC Thảo Vân diện áo dài xanh xinh tươi đi làm.
BTV Minh Hằng VTV diện áo dài rực rỡ chụp hình giữa phố phường Hà Nội dịp 30/4.
Siêu mẫu Thanh Hằng tự nhận "đẹp trai" hơn chồng nhạc trưởng.
MC Phương Mai đăng hình sexy, than trời Hà Nội nóng.
=> Xem thêm những hình ảnh làng sao mới nhất trên VietNamNet.
Mỹ Hà
Sao Việt 30/4/2024: Hồng Nhung tuổi 54 vẫn trẻ đẹp, Phan Hiển than nhớ Khánh Thi
Trong khuôn khổ Dự án hợp tác đào tạo nhân lực hạt nhân giữa Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Viện NLNTVN hay VINATOM) và Trung tâm Đào tạo nhân lực hạt nhân Nhật Bản (NuHDeC-JAEA), vừa mới cuối tháng qua, từ ngày 20/02 đến 24/02/2017 Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (KHKTHN) đã tổ chức khoá đào tạo Công nghệ lò phản ứng lần thứ 4.
Khóa đào tạo do các chuyên gia đến từ Nhật Bản và cán bộ giảng viên Việt Nam phối hợp thuyết trình.
![]() |
Lò phản ứng hạt nhân tại Đà Lạt. Ảnh: Tia Sáng. |
Tham dự khóa đào tạo có 13 học viên đến từ các cơ sở đào tạo lớn như ĐHQG Hà Nội, Trường ĐH Điện Lực Hà Nội, Trường CĐ Điện Lực miền Trung. Đến cả từ các trung tâm nghiên cứu và quản lý nhà nước chính như Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (gồm cả từ Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân), Cục Năng lượng nguyên tử và Cục An toàn bức xạ và hạt nhân.
Với 15 bài giảng, khóa đào tạo đã cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản, cần thiết nhất liên quan đến công nghệ lò phản ứng hạt nhân.
Kết quả kiểm tra kiến thức đầu vào và đầu ra cho thấy các học viên đã tiếp thu được các kiến thức về công nghệ lò phản ứng hạt nhân được truyền tải trong khóa học.
Toàn bộ học viên tham dự khóa học đã được cấp giấy chứng nhận đào tạo. Trong buổi lễ bế giảng khóa học, Ông Phó Viện trưởng Viện KH&KTHN nhận định: mặc dù dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đã dừng lại, song việc nghiên cứu và cập nhật kiến thức về công nghệ lò phản ứng trên thế giới vẫn phải luôn được quan tâm và ưu tiên thực hiện. Việc này giúp cho các cán bộ trong nước luôn theo sát tình hình phát triển công nghệ hạt nhân trên thế giới và sẵn sàng tham gia hỗ trợ một khi các dự án nhà máy điện hạt nhân được khởi động trở lại.
Đồng thời, chính ông Phó Viện trưởng cũng đánh giá cao những nỗ lực của các giảng viên và học viên đã thể hiện trong suốt thời gian học tập và hy vọng những kiến thức tiếp thu được từ khóa học sẽ là cơ sở quan trọng giúp các học viên có điều kiện tự tìm hiểu và nâng cao thêm trình độ của mình trong hoạt động nghiên cứu cũng như phục vụ quản lý đối với vấn đề công nghệ lò phản ứng hạt nhân.
Trần Thanh Minh
">Khóa đào tạo mới về lò hạt nhân ở Việt Nam
Bữa ăn trong bóng tối
Một tháng trước đây, tôi được dự một sự kiện đặc biệt: Một bữa ăn trong bóng tối.
Trong hội trường rất đông người được xếp ngồi theo số quy định với mỗi bàn, có những người mắt sáng và những người khiếm thị.
Những người mắt sáng được phát một chiếc băng bịt mắt với lời nhắc "Phải đeo băng trước khi bữa ăn được dọn ra".
Tôi định chụp ảnh cảnh đó để đăng báo - một thói quen khó có thể bỏ ngay được của người đã mấy chục năm trong nghề.
Nhưng rồi tôi nghĩ, để trải nghiệm, tôi nên làm giống mọi người.
![]() |
Các bạn hẳn đã từng bịt mắt để ngủ trên ô tô, trên máy bay và thấy nó dễ chịu.
Nhưng các bạn sẽ không tưởng tượng được khi phải bịt mắt để ngồi trước bàn ăn. Một cảm giác hoàn toàn khác. Nó như một trò chơi, nhưng cảm giác bối rối, hơi lo lắng dường như là cảm xúc của tất cả mọi người.
Tôi đã nghĩ điều gì sẽ đến nếu bỗng dưng tôi không thể nhìn thấy ánh sáng? Tôi chìm trong bóng tối và thấy mình nhỏ bé, yếu ớt, bất lực.
Người hướng dẫn nói: Các bạn mỗi người sẽ có một đĩa đồ ăn riêng... Trong đĩa có một bát nhỏ đựng thịt kho, trên mâm có một bát cơm, một bát canh chung... Các bạn chú ý, từ từ đưa tay về phía trước, tay bạn sẽ chạm nhẹ vào bát cơm. Bạn nhớ lần từng chút một xung quanh viền bát để hình dung về kích thước của nó...
Người hướng dẫn trấn an chúng tôi "nếu bạn gặp khó khăn, các bạn khiếm thị ở xung quanh sẽ có thể giúp đỡ"...
Điều tuyệt vời là thế đấy, những người khiếm thị sẽ dẫn đường cho những người mắt sáng, nhưng bị băng kín như chúng tôi. Trong bữa ăn bóng tối ấy, những người khiếm thị đi tiên phong, các bạn ấy là người dẫn dắt những kẻ mù lòa là chúng tôi...
Đương nhiên rồi
Họ có một thời gian dài thích nghi với bóng tối, thậm chí sinh ra đã sống trong bóng tối...Thế giới ánh sáng của họ hoàn toàn khác, vì nó ở trong tâm thức...
Họ biết cách để có thể tự sinh hoạt cá nhân, để di chuyển trong một thành phố đông đúc, để làm việc, giao tiếp, thậm chí học cách để tự vệ...
Nếu ai nghĩ những người khiếm thị là đáng thương thì thật đã nhầm rồi.
Họ mạnh mẽ hơn chúng ta rất nhiều. Bữa ăn bóng tối chỉ như một trải nghiệm nhỏ, một cách xượt qua thế giới của họ thôi. Dù chỉ cần thế cũng đủ cho nhiều người một cảm giác thật khó khăn, thật hoang mang và sau đó là sự khâm phục.
Chuyên gia trong bóng tối
Tôi đã từng đi Nam Định viết về một cô gái đỗ thủ khoa sư phạm, một cô gái từng có đôi mắt bình thường và sau đó đã gần như không nhìn thấy được sau biến cố.
"Em thấy có nhiều em bé sinh ra đã không nhìn được, nhưng các em ấy vẫn sống vui vẻ, em còn may mắn hơn rất nhiều thì tại sao không?".
Cô gái đó đã bắt đầu cuộc sống mới bằng cách đi qua đường như thế nào, làm sao có thể biết mà tránh những đoạn đường không bằng phẳng.
"Chị ơi, màu đỏ thế nào hả chị?"
"Chị ơi, em đang mặc một cái áo màu hồng, nó có hợp với da em không?"
"Da em màu nâu, theo chị màu gì thì hợp?"
Những câu hỏi như thế đã được đặt ra với cô gái ấy. Vì em là chuyên gia trong bóng tối, là người duy nhất từng biết đến những sắc màu của cuộc sống bình thường khi em sống giữa những cô cậu bé khiếm thị bẩm sinh.
Chuyên gia ấy đã được dạy ngược lại về bài học "sống trong bóng tối". Những cách đơn giản như làm thế nào để biết người đang nói chuyện với minh cao hay thấp, họ đứng xa hay gần mình, nhận biết qua giọng nói, qua hơi thở...
Cô gái ấy đã vượt qua khó khăn để quay lại giảng đường và trở thành thủ khoa, nhờ những sự giúp đỡ ban đầu trong bóng tối như thế.
Không bằng? Bằng? Hay hơn?
Chúng ta luôn nghĩ người bị khuyết một chức năng nào đó trên cơ thể nói chung và người khiếm thị nói riêng là người khuyết tật, là đối tượng yếu thế trong xã hội.
Và đương nhiên họ không thể bằng chúng ta.
Họ nên được ưu tiên.
Họ dễ bị thương hại.
Họ không được tin tưởng...
Các bạn ạ, tôi không hề nghĩ thế. Tôi đã hơn một lần ân hận và xấu hổ thậm tệ khi có ý nghĩ đó.
Cũng một thời gian không lâu trước đây, tôi bị chú ý vì biết có một câu lạc bộ báo chí của người khiếm thị.
Ai cũng biết người khiếm thị làm tăm, đi làm tầm quất thuê, mát xa...
Nhưng chắc ít ai tin có người khiếm thị là phóng viên. Người phụ trách chia sẻ những kinh nghiệm làm báo cho câu lạc bộ gồm những học sinh khiếm thị thích làm báo cũng chính là một người khiếm thị - bạn Lý Hoàng Văn.
Lý là cộng tác viên cho chương trình của VOV. Nghe bạn ấy kể về những chuẩn bị cho một buổi phỏng vấn, làm thế nào để người ta tin mà nhận lời trả lời phỏng vấn của một người khiếm thị, thậm chí làm thế nào để tác nghiệp được trong một sự kiện báo chí bình thường, tôi chợt hiểu có những điều một nhà báo lâu năm rồi có thể cũng phải học hỏi.
Ví như bạn ấy tìm hiểu rất kĩ về nhân vật mình sẽ gặp, đó là cách thể hiện sự tôn trọng, là thái độ nghiêm túc trong công việc... cách để tiếp cận nhân vật dễ dàng hơn...
Cũng chính từ CLB đó tôi biết thêm có một cô gái khiếm thị không chỉ tự tìm việc cho mình mà trở thành niềm hy vọng cho rất nhiều người khiếm thị khi trở thành người kết nối, hỗ trợ người khiếm thị tìm việc làm ở nhiều vị trí. Giỏi ngoại ngữ, bước ra khỏi biên giới VN... Thế giới của cô gái ấy rộng mở.
Trong sự kiện "bữa ăn bóng tối", người đại diện của cơ sở đang tiếp nhận nhưng người khiếm thị làm việc đã kể: "Nhiều người đến công ty tôi làm việc đã ngạc nhiên hỏi "cô ơi, có thật mấy em kia khiếm thị không?". Họ phải hỏi vì nhìn các cô gái mặc áo dài, mặt sáng láng, họ đi lại như bình thường, vừa đánh máy, in văn bản, nghe điện thoại và sẵn sàng đón khách, chỉ dẫn đường cho khách đến làm việc...".
Một nhóm các bạn trẻ trong sự kiện thuyết trình về dự án của mình bằng thiết bị trình chiếu với các clip hình ảnh, các phim ngắn tự làm...
Những người khiếm thị thật sự như chúng ta. Dĩ nhiên để như chúng ta, họ nỗ lực gấp ngàn lần, họ vượt qua chặng đường dài hơn chúng ta ngàn lần dù chỉ để cùng đến một đích như nhau.
Những người bình thường
Một cô bé tôi quen trong CLB Báo chí kể trên, một lần thấy em viết trên Facebook rằng em đi bán tinh dầu thơm để tiết kiệm tiền mua laptop.
Tôi điện thoại mua, một cách ủng hộ như vẫn làm với các chị/em khác bán hàng online.
Cô bé đó hẹn giao hàng cho tôi ở cơ quan. Nhưng hôm ấy em bận nên nhờ một bạn khác chuyển hàng.
Cậu bé giao hàng điện thoại cho tôi khi tôi không ở cơ quan. Tôi bảo "Em cứ đi vào trong, hỏi anh... và gửi hàng giúp chị".
Ngập ngừng một lúc, cậu bé nói: "Nhưng em là người khiếm thị chị ạ".
Tôi vội vàng xin lỗi và gọi cho một anh ở cơ quan đi ra ngoài cổng gặp. Tôi dặn anh đưa cho bạn ấy 500 ngàn, dù số tiền mua hàng chỉ 140 ngàn đồng.
Một lát sau anh ở cơ quan tôi điện thoại lại báo "Em ấy nói tiền hàng chỉ có 140 ngàn, nên không nhận nhiều hơn", tôi nói thế nào cũng không được. Cuối cùng thương thuyết để em ấy cầm 200 ngàn về đưa cho bạn kia.
Ngay sau đó, cô bé gọi cho tôi xác nhận "Em chỉ nhận 140 ngàn, với hai lọ dầu thôi ạ"...
Sự kiên quyết của cô bé làm tôi phải xin lỗi. Tôi nghĩ đơn giản như tôi hay làm để ủng hộ ai đó. Nhưng dường như tôi vừa khiến cô bé cảm thấy tổn thương. Tôi đã sai khi không rõ ràng trong ứng xử. Tôi là người mua hàng và người bán hàng đó chỉ lấy đủ số tiền cần nhận. Việc tôi cho thêm ít tiền khiến họ cảm thấy không vui.
Điều đó chợt khiến tôi hiểu một điều những người khiếm thị ấy, cái họ cần ở tôi chỉ là hãy coi họ như mọi người bình thường.
Thật ra những người tôi gặp, họ hơn nhiều người bình thường.
Trong bóng tối, họ có thứ ánh sáng khác. Và dường như họ không bị xâm nhiễm bởi nhiều thói hư tật xấu ở đời. Những đổ vỡ, tuyệt vọng luôn ngấp nghé đâu đó bên chúng ta, càng biết nhiều càng tuyệt vọng, càng biết nhiều càng dễ chán nản. Nhưng họ thật may mắn vì ít thấy những điều đó.
Thế giới của họ ngay thẳng, trong trẻo hơn, thuần khiết hơn...
Dĩ nhiên họ vẫn có khó khăn, vẫn đối diện với những chuyện buồn, sự vất vả. Nhưng khả năng bị khuyết tật tâm hồn của họ ít hơn chúng ta.
Tôi đã định viết về "bữa ăn bóng tối" như một bài báo. Nhưng tôi thấy thích hợp hơn cả là viết trên trang cá nhân. Vì việc xin xỏ để được đăng một bài báo kiểu như thế này là sự xúc phạm với những người tôi đã gặp.
Tôi không làm gì tốt cho họ cả, mà họ đang thổi ánh sáng của họ vào niềm tin dường như đang lụi tàn dần của tôi.
Bóng tối và ánh sáng, chẳng có định nghĩa nào là tuyệt đối đúng.
Vĩnh Hà
Làm việc ở VTV4 từ tháng 8/2017, Hương Giang trở thành MC đặc biệt nhất của Đài truyền hình Việt Nam. Giang kể về câu chuyện của mình với những gam màu đầy sắc tươi vui.
">Tôi đã được người khiếm thị 'dạy' như thế nào?
Nhận định, soi kèo Real Sociedad vs Leganes, 03h00 ngày 24/2: Thêm một lần vùi dập
Sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh lưu ý xác nhận nhập học trên cổng thông tin của Bộ GD-ĐT. Nhập học trực tuyến trên website của Trường Đại học Thủy lợi từ ngày 22/8-25/8; nhập học trực tiếp tại trường từ 26/8-30/8.
Mời quý phụ huynh và thí sinh tra cứu điểm chuẩn đại học 2024.
Điểm chuẩn Trường Đại học Thủy lợi năm 2024
Ban hành chính sách bảo mật bằng văn bản: Để đảm bảo mọi nhân viên đều hiểu rõ và có tài liệu tham khảo rõ ràng cho mọi thắc mắc, việc ban hành một chính sách an ninh mạng đơn giản và dễ hiểu là bước khởi đầu tốt nhất cho các tổ chức y tế. Chính sách này cần được phổ biến rộng rãi trong toàn tổ chức và dễ dàng truy cập qua các hệ thống nội bộ.
Yêu cầu thông tin xác thực duy nhất cho mọi yêu cầu đăng nhập: Nhân viên cần sử dụng thông tin đăng nhập duy nhất cho mọi chức năng liên quan đến công việc và tuân thủ các quy định hiện hành, đảm bảo mật khẩu có độ dài và độ phức tạp cao. Như vậy, kẻ xấu sẽ không thể sử dụng một bộ thông tin xác thực để truy cập nhiều hệ thống trong tổ chức.
Thắt chặt quyền quản trị, quyền hạn và đặc quyền: Cần thiết lập rõ ràng các quyền trên hệ thống CNTT cần thiết để nhân viên làm việc hiệu quả. Phương pháp tốt nhất là đảm bảo rằng tất cả nhân viên chỉ nhận được các đặc quyền cần thiết cho vị trí công việc của mình. Các tổ chức có thể sử dụng các dịch vụ đám mây như IAM và Cognito để có thể dễ dàng quản lý và theo dõi quyền truy cập.
Sao lưu hệ thống trên đám mây: Sao lưu đám mây cung cấp khả năng phục hồi cao hơn, do đó kẻ xấu không thể dễ dàng xóa bỏ dữ liệu. AWS Backup cung cấp dịch vụ sao lưu thuần đám mây cho các kho lưu trữ dữ liệu quan trọng của các tổ chức y tế, bao gồm các kho dữ liệu, ổ đĩa, cơ sở dữ liệu và hệ thống file trên toàn bộ các dịch vụ AWS.
Xây dựng văn hóa chấp nhận sai sót: Nền tảng của tất cả những khuyến nghị này chính là văn hóa. Văn hóa an ninh mạng của một tổ chức cần phải thúc đẩy sự hòa nhập và tạo ra một không gian an toàn, tránh đổ lỗi cho nhân viên khi có sự cố xảy ra. Các tổ chức y tế nên tập trung vào việc nâng cao nhận thức và cải thiện đào tạo hành vi để khuyến khích những thay đổi tích cực trong đội ngũ nhân viên và tăng cường an ninh mạng tập thể.
An ninh mạng mạnh mẽ không còn là điều “nên có” đối với các tổ chức y tế. Một báo cáo gần đây từ Cơ quan An ninh mạng Liên minh Châu Âu (ENISA) cho thấy dữ liệu bệnh nhân, bao gồm hồ sơ sức khỏe điện tử, là mục tiêu dễ bị tấn công nhất. Gần một nửa số vụ tấn công đều nhằm mục đích đánh cắp hoặc rò rỉ dữ liệu của các tổ chức y tế.
Khi các nguyên tắc này được áp dụng, cùng với sự ủng hộ mạnh mẽ từ ban lãnh đạo trong việc đầu tư vào an ninh mạng và xây dựng một “văn hóa an ninh bảo mật” mà toàn bộ nhân viên đều hiểu rõ và thực hiện, năng lực an ninh mạng của tổ chức sẽ được nâng cao đáng kể, giúp chống lại các mối đe dọa trong tương lai.
Eric Yeo (Tổng Giám đốc AWS Việt Nam)
">Bí quyết giúp các tổ chức y tế tăng cường an ninh mạng
Vào ngày đám cưới được tổ chức, chị Hương đã tham dự. Nhìn chị trẻ đẹp hơn ngày trước, có lẽ cuộc sống hiện tại của chị tốt hơn. Trong lúc mọi người trao quà cho cô dâu, vợ chồng tôi rất bất ngờ khi chị Hương trao tặng một cây vàng.
Chị ấy chỉ là người giúp việc cũ, không thân thích gì, tại sao chị lại hào phóng tặng con tôi số vàng lớn thế. Lúc đó bận tiếp khách, chúng tôi không có thời gian nói chuyện với chị Hương.
Ngày hôm qua, tôi đã gọi điện cho chị Hương và nói lời cảm ơn số vàng chị ấy đã tặng con gái tôi. Sau đó, tôi nói là khi nào về quê nội chơi sẽ tìm đến nhà chị ấy và trả lại cây vàng đó. Gia đình tôi không thể cầm được, chị hãy giữ lại để nuôi các con.
Chị Hương kể sau khi được tôi cho một khoản tiền, chị đã về mở cửa hàng tạp hóa nhỏ trước nhà. Mọi người thương 3 mẹ con nghèo nên thường xuyên đến mua hàng. Hiện tại cửa hàng đã mở thành một siêu thị nhỏ, mẹ con chị ấy có của ăn của để, không còn đói khổ như xưa nữa.
Tôi rất mừng khi mẹ con chị Hương có cuộc sống sung túc. Bây giờ chị đã có điều kiện, tôi trả lại chị ấy sẽ không chịu lấy. Vậy tôi có nên để con gái giữ cây vàng này như của hồi môn không? Hay là nên tìm dịp khác trả lại chị Hương?
Theo Phụ nữ Việt Nam
Ngày con tôi cưới, chị giúp việc cũ tặng cả cây vàng làm chúng tôi ngỡ ngàng
友情链接