Cách xử lý các triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc Covid
作者:Bóng đá 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-21 08:48:05 评论数:
Theáchxửlýcáctriệuchứngthườnggặpởtrẻmắvong loai world cup chau ao Bộ Y tế, có 5 mức độ phân loại bệnh Covid-19, gồm không có triệu chứng lâm sàng, mức độ nhẹ, mức độ trung bình, mức độ nặng và mức độ nguy kịch. Ở trẻ em, các mức độ phân loại bệnh cũng tương tự người lớn.
Nếu mắc Covid-19 thể nhẹ, bé có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy… Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời. Trẻ tỉnh táo, X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít. Thông thường, nhóm này sẽ điều trị tại nhà, dưới sự hướng dẫn của y tế địa phương.
Bác sĩ nhi khoa Nguyễn Mạnh Cường, thành viên nhóm bác sĩ quân y hỗ trợ chăm sóc, điều trị F0 tại nhà đưa ra một số hướng dẫn cho phụ huynh về cách chăm sóc, xử lý các triệu chứng thường gặp ở trẻ mắc Covid-19 thể nhẹ.
Bé có thể sốt:Khi con sốt trên 38,5 độ C, mẹ cần chườm ấm cho bé và dùng thuốc hạ sốt theo đúng cân nặng (10 - 15mg/kg cân nặng/lần, các liều cách nhau 4 - 6 tiếng). Với bé khó uống, mẹ có thể sử dụng thuốc dạng đặt hậu môn hoặc cho con uống bằng bơm tiêm. Nếu trẻ sốt không hạ, có thể phối hợp với Ibupfen 8-10 mg/kg sau 2-3 giờ.
Khi bé sốt cao, cần bù Oresol theo hướng dẫn như sau. Với trẻ dưới 1 tuổi, cho uống 5-10 ml Oresol mỗi 5 phút (khoảng 1 thìa hoặc bơm tiêm không kim). Nếu chưa có Oresol, mẹ có thể vắt sữa và cho bé uống bằng thìa theo cách trên. Với trẻ lớn hơn 1 tuổi, cho uống 5-15 ml Oresol (tùy theo tuổi) mỗi 5 phút. Không được pha Oresol vào sữa mẹ để cho con uống. Có thể chọn loại Oresol vị cam, chai Oresol sẵn.
Bé khó thở do tắc mũi:Nếu trẻ gặp trình trạng trên, có thể nhỏ mũi bằng nước muối ấm khoảng 5 - 6 lần và dùng các lọ xịt như Otriven hoặc Otrivin (theo hướng dẫn của bác sĩ). Trường hợp dùng máy hút mũi, nên dùng nhẹ nhàng và hợp lý, tránh tổn thương niêm mạc mũi trẻ. Lưu ý, nên nhỏ nước muối ấm trước khi hút mũi khoảng 5 phút.
Bệnh nhi Covid-19 điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM - Ảnh: Thanh Tùng |
Bé mất khứu giác:Có thể cho con ngửi các mùi quen thuộc như chanh, bưởi, cam…
Trẻ đau rát họng, họng đỏ:Mẹ có thể giúp con làm sạch họng bằng nước muối sinh lý, mật ong (áp dụng với bé lớn hơn 1 tuổi) hoặc thảo dược (3 - 5 lần/ngày).
Trẻ đi ngoài trên 3 lần mỗi ngày,phân lỏng hoặc tóe nước: Phụ huynh cần chụp ảnh gửi cho bác sĩ để xin tư vấn.
Bên cạnh đó, bù Oresol như đã hướng dẫn. Bổ sung thêm kẽm và vitamin C, men vi sinh Virvic, enterogremi... cho trẻ. Dùng kháng sinh như Biseptol siro, Sulfamethoxazol (tuy nhiên, lưu ý kháng sinh phải dùng đủ liều, đủ 5-7 ngày và phải có chỉ định của bác sĩ).
Bé nôn trớ nhiều (thường ở các bé 1-2 tuổi):Bác sĩ Cường nhấn mạnh, nếu trẻ có tình trạng trên, mẹ không nên cho bé bú nhiều trong một lần mà chia thành nhiều bữa nhỏ. Lưu ý, cho con bú đúng tư thế và sau bú không cho nằm ngay (hoặc nên kê cao đầu khi nằm).
Khi con nôn trớ, cần lập tức nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên, tránh sặc chất nôn. Sau đó, nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau) bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng con. Tiếp theo, khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ, đồng thời giúp trẻ ho bật nốt chất nôn còn lại trong họng ra ngoài. Tuyệt đối không được bế xốc lên khi bé đang nôn vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi, rất nguy hiểm cho trẻ.
Nếu con nôn trớ khi ngủ, nên đặt nằm yên, kê cao đầu, luôn để thân mình phía trên của bé cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày.
Khi bé ngừng nôn, hãy cho uống một lượng nhỏ nước ấm hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước đường sau mỗi 30 phút để ổn định dạ dày. Với các trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm cho trẻ uống từng chút một. Trường hợp phát hiện bé tím tái, khó thở, phải gọi ngay cho bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Bác sĩ Nguyễn Mạnh Cường lưu ý thêm, với trẻ mắc Covid-19 thể nhẹ điều trị tại nhà, phụ huynh cần bổ sung các vitamin và chất khoáng cho con. Cho bé uống nước ép hoa quả (ổi, cam, táo, cà rốt, dưa hấu…), bổ sung các Multivitamin, vitamin nhóm B, D. Trẻ trong giai đoạn bú mẹ phải tiếp tục cho bú, tăng cường cho bú mẹ (đảm bảo mẹ không bị lây chéo bằng cách đeo khẩu trang, kính che giọt bắn và sát khuẩn tay).
Bên cạnh đó, với trẻ lớn, cha mẹ có thể tập thể dục nhẹ nhàng cho con 15 phút mỗi ngày, duy trì các thói quen tốt để giữ tinh thần lạc quan.
Trường hợp SpO2 của trẻ xuống ngưỡng từ 94%-96% tức bé mắc Covid-19 mức độ trung bình. Lúc này, cần theo dõi chỉ số SpO2, tần số thở, nhịp tim, huyết áp và nhiệt độ của con để báo cho nhân viên y tế, đưa ra hướng giải quyết cho bé nhập viện.
Trường hợp SpO2 xuống 90% - 94% kèm các dấu hiệu như bỏ ăn, ăn kém, bỏ bú, chơi kém, khó thở, môi tím, co rút cơ liên sườn,… là dấu hiệu trẻ chuyển biến nặng. Mẹ cần ngay lập tức liên hệ với bác sĩ Nhi khoa và CDC trong khu vực để đưa bé nhập viện.
Theo Bộ Y tế, phần lớn trẻ mắc Covid-19 không triệu chứng hoặc nhẹ (55%), trung bình (40%), nặng (4%), nguy kịch (0,5%). Trẻ nhũ nhi < 12 tháng tuổi có nguy cơ cao diễn tiến nặng. Trẻ em mắc Covid-19 thường ở thể nhẹ, vì thế tỷ lệ nhập viện và tử vong ít so với người lớn.
Bộ Y tế đưa ra các dấu hiệu chuyển nặng, cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay: thở nhanh; khó thở, cánh mũi phập phồng; rút lõm lồng ngực; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; tím tái đầu môi, đầu chi; SpO2 < 95%.
Ngoài ra, khi con có 1 trong 8 triệu chứng bất thường sau, phụ huynh cần báo ngay cho nhân viên y tế để đươc hướng dẫn: sốt > 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; tức ngực; mệt, không chịu chơi; cảm giác khó thở; SpO2 < 96%; ăn/bú kém.
Nguyễn Liên
Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng đề kháng, ngừa nguy cơ nhiễm Covid-19
Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm virus và vi khuẩn, chống lại tác nhân gây bệnh, rất cần thiết trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.