Trao đổi tại Hội thảo Quốc tế 4G LTE 2017 diễn ra tại Hà Nội ngày 27/7,âydựngthànhphốthôngminhkhôngthểtheophongtràtennis truc tuyen Phan Thanh Sơn, Giám đốc công nghệ FPT IS đánh giá thời gian gần đây, Việt Nam bắt đầu có những động thái quyết liệt trong vấn đề phát triển thành phố thông minh (smartcity). Tuy nhiên nếu hàng chục, hàng trăm thành phố tự làm smartcity theo phong trào thì nguy cơ thất bại rất cao.
Do đó Chính phủ cần sớm có một khung hướng dẫn, chiến lược học tập từ những thành phố thành công, đồng thời phân cấp thành cấp 1, 2, 3 khác nhau thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Việt Nam cũng có thể học tập mô hình 100 thành phố thông minh của Ấn Độ. Làm từng bước, giống như cuộc chơi của một startup. Nếu như để cho các thàn phố tự làm thì dễ đến 80-90% sẽ thất bại, Ấn Độ đã lập dự án 100 thành phố thông minh do Chính phủ chỉ đạo, tập trung làm với các thành phố cấp 2, sử dụng nguồn vốn chung của xã hội.
Tại các smartcity sẽ có chất lượng sống tốt hơn, cơ hội việc làm cho người dân và đầu tư lớn hơn cho doanh nghiệp, trong đó CNTT và các lĩnh vực công nghệ khác sẽ góp phần giải quyết các thách thức liên quan đến giao thông, hệ thống xử lý chất thải, phát triển cơ sở hạ tầng, y tế…
Các thành phố phải nộp hồ sơ đấu thầu, nếu vượt qua được các vòng tuyển chọn sẽ được hỗ trợ tư vấn và cấp vốn để phát triển.
Hoặc như với thành phố Incheon Hàn Quốc. Thành phố này thành công nhờ có 1 tổ chức về smart city, thành lập hội đồng phát triển thành phố thông minh với các Sở, ban ngành liên quan, có cơ quan chịu trách nhiệm về quy hoạch đô thị (với tầm nhìn trong 10 – 20 năm).