Barcelona trả giá đắt cho màn ngược dòng trước Rayo Vallecano
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/68d999673.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。
Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Deportes Tolima, 08h30 ngày 14/2: Đạp đáy đuổi đỉnh
Quả thật, những gì nhà thơ Dương Kỳ Anh thể hiện trong cuốn sách Đổi mới, làm mới thơ đều là những kiến thức văn hóa nhiều lớp, nhiều chiêm nghiệm. Ông thực sự là một nhà văn hóa đương đại mang tâm hồn thi sĩ.
Sự đổi mới, làm mới thơ mà ông đề cập trong cuốn sách này từ Bài thơ mở đầu phong trào thơ mới”, bài thơ Tình già của cụ Phan Khôi, đến nhà cách tân thơ mà nhiều người thường nhắc đến cố thi sĩ Trần Dần trong bài viết Đọc lại Trần Dần, nghĩ về thơ hiện nay. Lùi xa hơn nữa là bài thơ của Mãn Giác Thiền Sư cách chúng ta những 11 thế kỷ.
"Quan điểm của ông về cái mới rất khác với nhiều người hiện nay. Theo ông thơ mới đồng nghĩa với thơ hay chứ không phải là thơ viết cho khác đời, khác người, bắt chước các trào lưu phương Tây để lòe thiên hạ..." (trích bài viết của nhà thơ Lê Quốc Hán trên facebook). Tôi hoàn toàn đồng tình với TS, nhà giáo ưu tú, nhà thơ Lê Quốc Hán nhận định này khi đọc hết cuốn phê bình tiểu luận của nhà thơ Dương Kỳ Anh vừa xuất bản.
Từ Bài thơ mở đầu phong trào thơ mới đến Đọc lại Trần Dần nghĩ về thơ hiện nay; Thơ và ca dao: Thơ và luận; Thơ và lời bình; Thơ trên Facebook, Đọc thơ để gặp người... Nhà thơ Dương Kỳ Anh đã đi từ nhiều góc cạnh, từ nhiều phía để soi chiếu vào thơ, vào quá trình đổi mới, làm mới thơ hiện nay. Bởi vậy, đọc Đổi mới, làm mới thơ ta thấy tác giả thực sự tâm huyết, khách quan và nhiều chiều, không hề áp đặp ý kiến chủ quan của mình.
Qua cuốn sách này, ta thấy một Dương Kỳ Anh luôn ủng hộ, cổ vũ sự đổi mới, làm mới thơ nhưng ông cũng rất tôn trọng những người trung thành với cách viết riêng của mình, trung thành với cách viết truyền thống. Tôi là một nhà báo, một người yêu thơ, đọc nhiều thơ nên tôi rất tâm đắc với tác giả cuốn sách - nhà thơ Dương Kỳ Anh khi ông cho rằng thơ hay là tiểu chuẩn hầng đầu cho mục đích đổi mới, làm mới thơ hiện nay.
Điều tôi thích nhất ở cuốn sách này là được đọc nhiều câu thơ hay mà nhà thơ Dương Kỳ Anh đã dày công tìm kiếm trong các tập thơ, trên các báo, trên facebook:
Cả đời chẳng chịu nghe ai / Đêm nằm nghe mọt giảng bài thế gian (Phan Cung Việt); Cái còn, thì vẫn còn nguyên / Cái tan thì tưởng vững bền cũng tan (Trần Đăng Khoa); Tập Như trái đất / Lặng thầm mà quay / Tập như ánh trăng / Lặng im mà dầy (Phạm Khải); Tôi mơ thành chó đá / đứng canh chừng lãng quên (Vương Cường); Đừng dày vò em, đừng đánh thức em / Ta đã không thuộc về nhau một ngàn năm trước / Thì hãy để một ngàn nữa vẫn lạc nhau / Em sợ những ngày trên thế gian thảm sầu... (Như Bình)
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt / Nghe tiếng cơm sôi đã nhớ nhà (Phạm Hữu Quang); Cái ngày vừa mới đây thôi / Em đem về tận cuối trời còn đâu (Lương Ngọc An); Bàn tay mỏi lắm / Bấm đốt nhớ mong / Năm cùng tháng tận / Vui buồn có không (Vân Khánh); Nợ tình càng trả càng đầy (Thanh Bình); Chiều nay bỏ học tôi về / Bố tôi quăng cái roi tre lên trời (Nguyễn Vĩnh Tiến); Đêm Nam Sơn / Rượu Phần Dương / Rót trăng Phố Hiến / Hỏi đường lưu linh (Đỗ Cao Sơn); Vui không có hạn, sầu không hạn / Nằm giữa lòng trăng, khóc giữa trời (Vân Đài); Tờ lịch thơ mỏng mảnh / Tay em chớ vò nhau / Trái tim nhiều kiêu hãnh / Xin đừng làm anh đau (Nguyễn Hoàng Sơn) ...
Nhiều và rất nhiều câu thơ mà tôi cho là hay, cho là nhà thơ Dương Kỳ Anh rất tinh khi chọn ra từ trong hàng vạn, hàng vạn câu thơ của hàng trăm nhà thơ những câu thơ như thế.
Thật kỳ công! Tôi chắc nhà thơ Dương Kỳ Anh đã bỏ ra rất nhiều thời gian để đọc hàng trăm tập thơ, hàng ngàn trang thơ, hàng vạn câu thơ trên facebook để chọn ra những câu thơ hay, tiêu biểu, những câu thơ lay động lòng người. Cũng là để chứng minh thơ hay chính là thơ mới, là điều các nhà thơ cần hướng đến.
Có năm điều cốt lõi về đổi mới, làm mới thơ mà nhà thơ Dương Kỳ Anh nêu ra trong cuốn sách của ông tôi tin là sẻ được nhiều người đồng tình, ủng hộ. Điều cốt lõi đầu tiên ấy là: Đổi mới, làm mới thơ không chỉ là sự đổi mới, làm mới cấu tứ, ngôn ngữ mà phải đổi mới từ trong tư tưởng, cảm xúc, cách nghĩ, cách cảm...
Muốn đổi mới, làm mới thơ trước hết người làm thơ phải tự đổi mới, làm mới mình chứ không chỉ tìm cách bày đặt ra cái khác người. Muốn vậy, người làm thơ phải sống hết mình, yêu hết mình, cảm thông hết mình với từng số phận con người, số phận quê hương, đất nước.
Soi chiếu vào những vần thơ nhưng câu thơ hay còn lại với thời gian từ xưa đến nay ta luôn thấy điều mà Trương Trào đã viết trong U mộng ảnh (bản dịch của Nguyễn Hiến Lê): Tuyệt tác văn chương cổ kim đều viết bằng huyết lệ.
Đừng lấy những cách viết khác người, những triết lý vụn vặt, cầu kỳ, khó hiểu... làm tiêu chí cho cái mới. Cái mới nào khi ra đời đều bị cái cũ, cái lạc hậu chống lại. Nhưng không phải mọi cái mới ra đời đều là cái hay, cái tốt, cái đẹp! Mọi sự tìm tòi, đổi mới đều đáng trân trọng nhưng không phải vì thế mà khăng khăng phủ nhận cái đã có, nhất là cái đã được thời gian kiểm định qua hàng thế kỷ...
Khi tôi hỏi nhà thơ Dương Kỳ Anh về thời gian mấy năm để viết ra cuốn sách này, ông nói: “Gần 20 năm nay tôi luôn nghĩ về những gì mình sẽ bày tỏ trong cuốn sách và gần 10 năm nay tôi bắt tay vào viết. Một số bài viết trong này tôi đã in trên các báo như Văn Nghệ Công An; tạp chí Thơ, báo Văn Nghệ, Nhà Văn và Tác Phẩm; báo Tiền Phong... Nhiều bài viết tôi chưa in ở đâu cả nhưng tôi sẽ gửi in ở một số tờ báo mà tôi thích. Thực lòng, vì yêu thơ, say thơ, mong muốn người đọc không quay lưng lai với thơ nên tôi quyết tâm viết cuốn Đổi mới, làm mới thơ chứ thực ra thể loại này bây giờ in ra khó bán lắm mà thời gian, tâm huyết mình bỏ vào đây lại quá nhiều, quá vất vả".
Chỉ có những người yêu thơ, say thơ, hết lòng vì thơ như ông mới làm việc này. Tôi viết mấy dòng cũng là để mong sao một cuốn sach hay, đáng đọc được nhiều người tìm đọc...
Thảo Dương
"Tích cực, lạc quan, hấp dẫn, dễ đọc và dễ áp dụng vào thực tiễn, các kỹ năng được nêu trong cuốn sách này có thể thay đổi cuộc sống và giúp bạn đạt tới mức hiệu quả mà bạn mong muốn", tạp chí San Francisco Book Review nhận xét.
">Một quan niệm khác về 'Đổi mới, làm mới thơ'
Ban đầu, tôi nghiêng về phương án chọn một chiếc sedan hạng B. Qua tham khảo, vừa có hàng loạt mẫu xe đời 2021 mới ra mắt với ngoại hình đẹp và vận hành rất tốt. Quan trọng nhất đối với một người như tôi khi mua xe mới là nhận được sự yên tâm về chất lượng, lại hoàn toàn chủ động đặt mẫu xe, màu sắc. Người đi ít như tôi dùng 5-7 năm vẫn yên tâm không phải lo bảo dưỡng, sửa chữa nhiều.
Thế nhưng, một số người bạn tôi lại khuyên, đi xe hạng B khá chật chội, nhanh chán. Cho dù là xe mới nhưng không “hoành tráng” bằng đi xe hạng C hoặc một chiếc gầm cao đã qua sử dụng vài năm. Mua xe ô tô cũ đã đi lướt lợi được cả trăm triệu so với xe mới do không phải đóng phí trước bạ, phí ra biển,... Với khoảng 600 triệu, tôi có rất nhiều sự lựa chọn xe cũ chất lượng.
![]() |
Tìm mua xe cũ đã qua sử dụng cũng là một ý không tồi giúp tiết giảm chi phí. (Ảnh: Hoàng Hiệp) |
Nhận được nhiều lời khuyên từ bạn bè, nhưng do chưa có nhiều hiểu biết về xe nên thú thật, tôi rất sợ đi mua xe cũ sẽ “vớ” phải xe mông má hoặc xe tai nạn, tưởng rẻ hoá ra lại đắt, “tiền mất tật mang”. Chiếc xe là tài sản lớn của gia đình, cũng không dễ gì không thích nữa mà đổi ngay được, thế nên tôi muốn mua một chiếc xe sử dụng lâu dài.
Hiện tôi vẫn thực sự phân vân giữa việc mua xe cũ và xe mới, rất mong nhận được sự tư vấn, góp ý chân tình của mọi người.
Độc giả Lê Mạnh Hải (Hà Nội)
Lần đầu mua xe ô tô, bạn chọn xe mới hay cũ? Hãy chia sẻ bài viết câu chuyện của bạn về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Trên các diễn đàn mua bán xe cũ, có thể dễ dàng tìm thấy những chiếc ô tô được rao bán kèm các cụm từ như “xe Lào, xe Cam, xe ngân”,… với giá rẻ “giật mình”.
">Lần đầu mua ô tô, nên chọn xe cũ hay xe mới?
Nam Cầu Kiền là khu công nghiệp sinh thái đầu tiên ở Việt Nam do người Việt xây dựng, đang tạo ra xu thế ngược khi biến nơi đây trở nên đáng sống, kéo cư dân đô thị lại gần. Ngoài 10 vườn sinh thái theo chủ đề, nơi này còn có một trung tâm khoa học để nhân viên và bà con các xã quanh vùng đến nghỉ ngơi, tham quan và trải nghiệm.
"Hải Phòng xếp khu công nghiệp của chúng tôi vào danh sách 19 điểm du lịch trải nghiệm, học tập cộng đồng", ông Hoàng Tuấn Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Shinec - chủ đầu tư Nam Cầu Kiền cho biết.
Khu công nghiệp xanh, nhà máy điện rác cần 'đưa về gần đô thị'
Siêu máy tính dự đoán West Ham vs Brentford, 22h00 ngày 15/2
Trong khi đó, Park Bo Gum đã được chọn vào vai Gwan Shik, một anh chàng cực kỳ siêng năng và ít nói. Tuy nhiên, anh không phải là người lãng mạn nên luôn lúng túng khi đứng trước Ae Soon. Dù vậy, Gwan Shik luôn yêu Ae Soon hết mình và ở bên cô một cách thầm lặng.
Bộ phim You Have Done Well sẽ được viết bởi biên kịch nổi tiếng Im Sang Choon. Đó cũng là tác giả của nhiều bộ phim nổi tiếng như Fight For My Way và When the Camellia Blooms. Phim do Kim Won Seok đạo diễn.
Bộ phim dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất vào nửa đầu năm nay.
(Theo VTV)
">Park Bo Gum mê mẩn IU quên lối về trong phim mới
Phật tử Nguyên Hải (Q.3) chia sẻ với VietNamNet:“Đây là lần thứ hai tôi tham gia lễ rước Phật. Hình ảnh trang nghiêm, thiêng liêng của buổi lễ khiến lòng người thanh tịnh, hoan hỷ vô cùng”.
Đại đức Thích Chánh Tịnh ở Q.12 thì cho biết, lễ rước Phật tại TP.HCM là hoạt động truyền thống thu hút Phật tử mỗi mùa Phật đản về. “Tuy nhiên, do đại dịch, có vài năm tạm dừng do hạn chế tập trung đông người, nên khi buổi lễ tái diễn ra, là người con Phật ai cũng rất hạnh phúc”, Đại đức Chánh Tịnh bày tỏ.
Hình ảnh tại buổi lễ do Đức Phước ghi nhận:
Lễ Phật Đản 2023: Phật tử hoan hỷ tham gia lễ rước Phật tại TP.HCM
Hầu hết nghệ sĩ ấy đang ở tuổi ngoài 80, có người đã qua tuổi 90. Sự nghiệp nghệ thuật dừng lại, đồng hành với họ trong cuộc sống hiện tại không còn là lời ca, tiếng đàn nữa mà là tuổi già, bệnh tật và nỗi cô đơn.
Các trung tâm chăm sóc người cao tuổi hay viện dưỡng lão (nursing home) đang cần được phát triển nhiều hơn trong xã hội ngày nay. Các trung tâm như thế không chỉ dành cho người neo đơn như các nghệ sĩ mà còn cho những người cao tuổi khác có nhu cầu.
Với tốc độ già hóa dân số nhanh, Việt Nam đang là một trong các quốc gia có số lượng người cao tuổi chiếm tỷ lệ cao. Theo luật của Việt Nam, người cao tuổi được quy định là công dân có độ tuổi từ đủ 60 trở lên. Tổng cục Thống kê dự báo, tới năm 2038, số lượng người cao tuổi của Việt Nam sẽ vào khoảng 21 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước.
Việc gia tăng dân số già chắc chắn tạo ra những áp lực cho quốc gia trong việc thiết lập các chính sách an sinh xã hội, trong đó có lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi.
Hiện tại, các trung tâm chăm sóc người cao tuổi đang tồn tại dưới ba hình thức: Trung tâm dưỡng lão thuộc Bộ, các Sở Thương binh xã hội do Nhà nước hỗ trợ cả về kinh phí và chính sách; trung tâm dưỡng lão tư nhân do các cá nhân, doanh nghiệp đầu tư, và trung tâm bảo trợ từ thiện của các tổ chức tôn giáo (chùa, nhà thờ) tự tổ chức và điều hành.
Các trung tâm như thế vẫn còn chưa phát triển đến mức phổ biến và chưa được đầu tư toàn diện như ở các quốc gia khác có cùng mức độ gia tăng già hóa bằng hoặc cao hơn Việt Nam.
Nhật Bản là một quốc gia điển hình với nhiều kinh nghiệm trong việc thiết lập chính sách xã hội tối ưu cho người cao tuổi cũng như xây dựng và quản trị cơ sở chăm sóc họ. Quốc gia "siêu già" này đang có hơn 36 triệu người người cao tuổi, chiếm xấp xỉ 30% tổng dân số.
Với tỷ lệ cao nhất thế giới đó, khá nhiều người cao tuổi Nhật Bản đã sống trong sự cô độc khi bắt đầu vào giai đoạn tuổi xế chiều. Một đồng nghiệp cũ người Nhật của tôi từng bị ám ảnh bởi một hiện tượng xã hội gọi là Kodokushi, cái chết cô độcxảy ra khá phổ biến ở quê hương cô. Kodokushiám chỉ sự ra đi lặng lẽ của những người già cô đơn Nhật Bản trong chính ngôi nhà của mình mà không ai biết.
Để giảm bớt hiện tượng gần như mang tính khủng hoảng ấy, người Nhật chú trọng phát triển mô hình trung tâm chăm sóc người cao tuổi với chất lượng cao. Họ tăng cường đào tạo và tuyển dụng đội ngũ điều dưỡng viên chăm sóc người già (kaigo-shoku) không chỉ ở trong nước mà từ cả nước ngoài. Việt Nam hiện có số lượng thực tập sinh theo học và làm việc ngành này nhiều nhất ở Nhật.
Trong một chuyến đi Nhật, tôi gặp một cô gái Việt Nam quê ở miền Tây đang là thực tập sinh kaigo-shoku. Hỏi về tương lai, cô bé cho biết đang ấp ủ giấc mơ lập ra một nursing home nho nhỏ ở quê hương mình khi không còn làm việc ở Nhật nữa. Điều cô lo ngại duy nhất là văn hóa người Việt dường như vẫn chưa quen lắm với việc đưa người thân của mình vào sống ở trung tâm dưỡng lão.
Tôi hiểu và đồng cảm với lo ngại của cô bé.
Hiện tại, các thành phố lớn như TP HCM, Hà Nội đã có các trung tâm dưỡng lão chất lượng cao do tư nhân đầu tư thành lập và điều hành theo mô hình của những nước phát triển. Các trung tâm này thu hút một lượng đáng kể các gia đình có điều kiện kinh tế tham gia đăng ký sử dụng dịch vụ. Điều đó cho thấy đã và đang có sự thay đổi trong cách nghĩ của nhiều gia đình người Việt. Thậm chí, ngay chính những người cao tuổi cũng tự nhận thấy tiện ích mà các trung tâm đang hoạt động theo mô hình hiện đại cung cấp là phù hợp với cuộc sống của họ. Không ít người đã đề nghị gia đình đưa họ vào sống và sinh hoạt trong các trung tâm như vậy.
Nhưng quyết định đưa ông bà hay cha mẹ lớn tuổi vào một viện dưỡng lão vẫn không phải là điều dễ dàng. Truyền thống gia đình theo văn hóa phương Đông của người Việt vốn nặng chữ tình và chữ hiếu nên sẽ khó ủng hộ phương thức nuôi dưỡng người già theo xu hướng của một xã hội hiện đại.
Trở ngại thứ hai là phần lớn các trung tâm này yêu cầu chi phí cao hơn nhiều so với khả năng đáp ứng của đại đa số người dân có nhu cầu. Không phải người già nào muốn, cũng vào được viện dưỡng lão, đành phải sống chen chúc, chật vật, thậm chí trong cảnh "hòn bấc ném đi, hòn chì ném lại" với cháu con.
Không có gì tốt đẹp hơn cho người cao tuổi nếu có sự kết hợp hài hòa giữa tư tưởng truyền thống và cách sống hiện đại để tạo cho họ cuộc sống mới mà trong đó họ không còn cảm thấy cô đơn. Có điều kiện để bố mẹ, ông bà hòa nhập vào cuộc sống sinh hoạt chung của những người cùng lứa tuổi vào những ngày thường và trở về sum họp với gia đình trong ngày cuối tuần, ngày lễ Tết là một lựa chọn hay. Điều đáng trách, nếu có, là chỉ khi gia đình quá ỷ lại và dồn hết trách nhiệm cho các trung tâm dưỡng lão, phớt lờ hẳn đi vai trò và nghĩa vụ chia sẻ của chính mình. Đó mới là sự bỏ mặc, sự vô tâm đáng bị phê phán.
Vấn đề cuối cùng trong việc phát triển hệ thống chăm sóc, nuôi dưỡng người già là các nhà tạo lập nên các trung tâm, các viện dưỡng lão cần xây dựng một hệ thống viện phí phù hợp với mức sống của các gia đình Việt. Chất lượng và mức độ an toàn tối thiểu cũng phải được bảo đảm để tạo được niềm tin tưởng cho họ.
Khi một hệ thống hạ tầng chăm sóc người già như vậy được hoàn thiện, tôi tin nhiều người cao tuổi sẽ chọn sống vui vầy giữa cộng đồng của chính mình hơn là cô đơn và lạc lõng trong căn nhà của những đứa con bận rộn và khác biệt về các mối quan tâm.
Hà Đức Trí
">Già cậy viện dưỡng lão
友情链接