
- Xua tan không khí có phần lắng đọng, bịn rịn với những giọt nước mắt trong lễ bế giảng, cô Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Quận Long Biên, Hà Nội) đã mang đến sự sôi động cho các học sinh khi bước lên sân khấu làm DJ - người chọn và chỉnh nhạc. |
Cô Phạm Thị Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Gia Thiều chia sẻ kết quả năm học 2016-2017 và nói lời chia tay với các học sinh khối 12. Ảnh: Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. |
Thoát khỏi hình ảnh cô hiệu trưởng nghiêm nghị và chuẩn mực trong suy nghĩ mặc định của học sinh, cô Phạm Thị Xuân Hương đã nhiệt tình hòa mình vào buổi lễ bế giảng và chia tay học sinh khối 12 năm học 2016 - 2017 ngày 22/5 vừa qua.
Chính cách nhập cuộc tươi trẻ và thoải mái của cô giáo đã khiến học sinh Trường THPT Nguyễn Gia Thiều có một buổi lễ bế giảng năm học tràn ngập trong tiếng cười và niềm vui.
 |
Cô Hiệu trưởng Phạm Thị Xuân Hương đeo tai nghe và đứng ở vị trí DJ điều khiển nhạc cho toàn trường |
Hình ảnh cô hiệu trưởng trở thành DJ không chỉ “đốn tim” học sinh của trường mà còn khiến nhiều người thích thú khi được lan tuyền trên các trang mạng xã hội.
Chia sẻ với VietNamNet, cô Xuân Hương cho biết khá bất ngờ khi hoạt động nhỏ này lại được các em học sinh ủng hộ đến vậy. Bản thân cô Hương “nhập cuộc” với mong muốn gần gũi hơn với học trò.
 |
Cô giáo hòa mình vào các hoạt động của học sinh |
“Hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống như hòa nhập cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng. Buổi lễ bế giảng vốn dành cho các học sinh nếu vẫn tổ chức một cách khô cứng thì không tạo ra sức hấp dẫn với các em, và đó là một hạn chế. Thực tế, tôi cũng không rành việc này nhưng tôi nghĩ tham gia sẽ tạo nên sự gần gũi giữa giáo viên và học sinh. Tâm lý các con khi thấy sự xuất hiện của thầy cô hay bố mẹ cùng mình trong các hoạt động thì sẽ vui và hứng khởi hơn” - cô Hương nói.
Theo cô Hương, hoạt động DJ vốn không xa lạ với học sinh của trường bởi trước nay nhà trường cũng đã tổ chức cho các em trải nghiệm nhiều, và thậm chí trở thành hoạt động truyền thống nhiều năm.
 |
Buổi lễ bế giảng của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều kết thúc với nhiều tiếng cười. |
Cô Hương cho rằng, tùy vào mức độ, sự kiện, đối tượng và nguyện vọng của học sinh mà nhà trường, giáo viên có thể chọn hình thức phù hợp, chứ không phải lúc nào cũng gò bó trong những khuôn khổ cứng nhắc. Qua đó không chỉ tạo ra các sân chơi có hoạt động tập thể, mà các học sinh còn có thể thể hiện tình cảm với bạn bè, thầy cô.
Thanh Hùng
" alt=""/>Cô hiệu trưởng lên sân khấu làm DJ trong lễ bế giảng khiến học sinh phát sốt
Những lần đóng phim khó quên của NSND Lý HuỳnhSau một thời gian dài chiến đấu với nhiều căn bệnh, sáng 22/10, NSND Lý Huỳnh đã qua đời. Đây thật sự là một tin buồn với những ai từng yêu mến một tượng đài điện ảnh như ông, bởi hàng loạt vai diễn của ông để lại cho đời.
Mới đây, trong lần nhận tin nghệ sĩ Hoàng Lan đang bị bệnh nặng không có tiền chữa trị, NSND Lý Huỳnh gọi tôi đến nhà rồi “vận động” bà xã, con gái Lý Hương… ủng hộ cho Hoàng Lan 50 triệu đồng… Ông nói trong nụ cười rất hiền: "Lan đóng phim cho nhà chú rất nhiều, cô ấy rất vui vẻ và xinh đẹp, nên giờ đang gặp khó khăn, cho chú và gia đình gửi chút đỉnh ủng hộ Lan vượt qua cơn khó này nha…''. Tấm lòng của ông với đồng nghiệp khiến tôi vô cùng xúc động.
Có thể nói NSND Lý Huỳnh là người đa tài và gắn bó với phim trường ở rất nhiều vai trò: diễn viên, đạo diễn, chỉ đạo võ thuật, nhà sản xuất. Dân nghề phim bảo cứ khi nào gặp vai diễn hành động khó là diễn viên Lý Huỳnh hào hứng như cá gặp nước.
Ông từng kể với tôi rằng trước năm 75 từng có những vai diễn Long hổ sát đấu và sau đó là Quái nữ Việt Quyền Đạo, Báu kiếm rửa hận thù, Hải vụ 709… Và ông từng được cố NSƯT Khương Mễ đến tận nhà mời vào vai diễn Đại tá Hoàng trong phim Cô Nhíp, mở ra cho ông một cơ hội vàng khi sau này thành công qua các vai diễn kinh điển đi vào lòng khán giả như: Ông Hai Cũ, Hai Lúa, Đại úy Long, Trung úy Sâm…
 |
NSND Lý Huỳnh trong một bộ phim. |
Một trong những kỷ niệm khó quên với ông trong đời làm phim là cảnh quay trong phim Vùng gió xoáy(1981), đạo diễn NSND Hồng Sến yêu cầu ông khi cưỡi chiếc xe ngựa thấy người bạn gặp nạn phải nhảy xuống dốc núi, rồi nhảy tiếp xuống mặt đất để cứu người với độ cao gần 10m. Nếu cắt cảnh thì dễ quay, nhưng ngặt nỗi đạo diễn muốn quay liền một cú máy, thế là Lý Huỳnh trổ tài.
Lần đó, cả hiện trường đều im phăng phắc bởi nếu Lý Huỳnh nhảy không chính xác thì chắc chắn sẽ bị thương nặng. Vậy mà lần đó, ông diễn “một đúp ăn ngay” bởi sự khéo léo và nhanh nhạy của mình.
Ở phim Ông Hai Cũ(1982) có cảnh Lý Huỳnh (vai Hai Cũ) đá cú bàng long cước vào tên sĩ quan Nhật, sau đó nhảy từ xe lửa nhảy xuống để thoát thân. Đây được xem là cảnh mạo hiểm bởi quay trên một toa xe lửa thật. Ven đường ray toàn là gạch đá lởm chởm. Không ai ngờ, Lý Huỳnh tung cước chính xác ngay huyết hầu của tên Nhật, rồi lách người nhảy từ xe lửa xuống đất. Cả đoàn phim đều lặng đi ngơ ngác, bởi cú nhảy của ông “ngọt” ngoài sức tưởng tượng.
 |
NSND Lý Huỳnh là người rất giỏi võ thuật. |
Đến phim hợp tác với Hồng Kông có tựa đề Kế hoạch 99thực hiện vào những năm 1990, Lý Huỳnh có dịp làm việc với một chỉ đạo võ thuật người Đài Loan. Để chuẩn bị cho cảnh quay trận đối đầu sinh tử giữa tên trùm ma túy (Lý Huỳnh thủ vai) và một cảnh sát quốc tế (Lý Hùng con trai ông đảm nhận), chuyên gia chỉ đạo võ thuật Đài Loan hướng dẫn ông cách cầm súng, di chuyển và bắn cảnh sát theo kiểu… người già, vì thấy Lý Huỳnh đã nhiều tuổi.
Sau khi nghe hướng dẫn, Lý Huỳnh “xin” góp ý sửa lại vài chi tiết như thay vì cầm súng bắn thẳng phía trước, ông cầm ngang để tạo ấn tượng; thay vì đứng yên bắn, ông “xin” chạy 4 bước tung lên không xoay 180 độ rồi từ trên không bắn xuống. Sau đó, ông tung cú song phi hạ gục anh cảnh sát, và phải thêm vài chiêu quái nữa mới… bị bắt. Lý Huỳnh bảo: "Ông trùm phải chết kiểu ông trùm, chứ đơn giản quá còn gì uy thế!''.
Chuyên gia chỉ đạo võ thuật Đài Loan tròn mắt ngạc nhiên. Ông ta còn ngạc nhiên hơn khi Lý Huỳnh thể hiện kỹ thuật đấm đá và dùng súng thành thạo cứ như một sát thủ chuyên nghiệp. Quay xong, ông nói nhỏ: “Tôi từng làm vệ sĩ cho sếp lớn, từng đấu đài với các võ sĩ vô địch quốc tế… nên những cảnh như thế này là nghề của tôi mà”.
Nói thế không có nghĩa là cảnh nào ông diễn cũng thành công. Trong phim Phi vụ Phượng Hoàngcó cảnh tên đàn em báo cáo một thông tin bất lợi. Trong vai ông trùm, Lý Huỳnh vung tay chặt nguyên cái siêu thuốc bắc để thị uy. Vừa chặt xong, tay ông đổ máu lênh láng, mảnh sứ từ bình quá sắc đã cắt sâu vào lòng bàn tay ông!
Thành công và nỗi buồn
Hầu hết các bộ phim võ thuật mà Lý Huỳnh sản xuất vào những năm 1990 đều thắng lớn: Lửa cháy thành Đại La, Thanh gươm để lại, Thăng Long đệ nhất kiếm, Võ sĩ bất đắc dĩ… Đây là tiền đề để ông hợp tác với các đoàn phim nước ngoài.
Bên cạnh những thành công, Lý Huỳnh cũng có không ít nỗi buồn. Cũng vào những năm 1990, ông đưa cả gia đình sang Hồng Kông làm phim Cảnh sát đặc khucả tháng trời. Bao công sức tiền bạc đổ vào phim, mời cả ngôi sao Hồng Kông Thang Chấn Nghiệp tham gia, ông kỳ vọng đây sẽ là dấu son trong sự nghiệp. Nhưng không ngờ, phim bị ăn cắp bản quyền ngay khi vừa phát hành, khiến ông ông lao đao và lâm vào cảnh gần như… mất trắng!
Buồn, nhưng không nản, Lý Huỳnh động viên cả nhà “thua keo này, bày keo khác”. Đầu năm 2010, ông quyết tâm thực hiện bộ phim Tây Sơn hào kiệtvới kinh phí 12 tỉ đồng một con số không tưởng với bất kỳ nhà sản xuất nào trong thời điểm đó.
 |
NSND Lý Huỳnh và con trai Lý Hùng khi làm phim Tây Sơn hào kiệt. |
Lần đó, từ bà xã, hai người con Lý Sơn, Lý Hùng đều dốc sức giúp ông thỏa sức tung hoành. Ông chia sẻ: “Mình làm phim sử, tốn kém mấy cũng phải chịu, ít nhất cũng để lại cái gì cho con cháu xem mà hiểu được lịch sử nước nhà”. Phim công chiếu, được công nhận kỷ lục phim VN, được chiếu khai mạc kỷ niệm ngàn năm Thăng Long, Lý Hùng được giải Mai Vàng - Nam diễn viên xuất sắc. Tuy nhiên, thời đó các rạp chiếu trong thời kỳ đóng băng khiến phim thất bại về doanh thu, kèm theo những phê bình chất lượng phim khiến ông buồn đổ bệnh phải nhập viện. Sau lần đó, người ta thấy ông ít nói hẳn đi…
Trong buổi lễ trao tặng kỷ lục 2010 cho hàng loạt các kỷ lục gia trên mọi miền đất nước. NSND Lý Huỳnh lần thứ ba được trao tặng kỷ lục: Võ sư chỉ đạo võ thuật phim nhiều nhất Việt Nam.
Nhắc đến tên NSND Lý Huỳnh có lẽ đã đi vào giai thoại, không chỉ nổi tiếng ở lỉnh vực võ thuật mà ngay từ những ngày đầu giải phóng, khi gia nhập vào làng phim ảnh Việt Nam, tên của ông cũng đã ấn tượng với hàng triệu khán giả qua các nhân vật kinh điển như: Ông Hai Cũ, Ông Hai Lúa, Đại Úy Long, Trung úy Sâm… Và khi vào vai trò sản xuất, tên của ông cũng luôn được xếp hàng đầu danh sách những nhà làm phim uy tín qua hàng loạt tác phẩm: Thăng Long đệ nhất kiếm, Sơn thần thủy quái, Hồng hải tặc, Kế hoạch 99…
Với trên 40 năm theo nghiệp điện ảnh, NSND, đạo diễn Lý Huỳnh đã góp mặt trên 70 bộ phim với nhiều vai diễn thành công và chỉ đạo võ thuật cho 25 bộ phim như Lửa cháy thành Đại La, Vùng gió xoáy, Tây Sơn hào kiệt...
Lữ Đắc Long

NSND Lý Huỳnh qua đời ở tuổi 78
Chia sẻ với VietNamNet, diễn viên Lý Hùng nghẹn ngào cho biết bố anh - NSND Lý Huỳnh đã qua đời vào lúc 5h sáng 22/10 tại nhà.
" alt=""/>NSND Lý Huỳnh: Vinh quang và nỗi buồn