Trong khuôn khổ Diễn đàn Quốc tế về phát triển bền vững Việt Nam 2019,ệnthựcgiấcmơgiảiphóngnôngdânbằngnôngnghiệpthôlich thi hội thảo chuyên đề “Áp dụng công nghệ trong nông nghiệp để phát triển bền vững” đã thu hút các câu lạc bộ doanh nghiệp nông nghiệp, nông dân.
Đây là dịp để kết nối các thành tố của hệ sinh thái nông nghiệp: nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu, doanh nhân…, qua đó thúc đẩy chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm về áp dụng công nghệ mới trong kinh doanh nông nghiệp; định hướng lại hệ thống nông nghiệp với mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực; khả năng thích nghi và phục hồi trước biến đổi khí hậu.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ |
Tại hội thảo, Tiến sĩ Việt kiều Canada Nguyễn Thanh Mỹ - Chủ tịch Rynan Holdings SJC, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài chia sẻ về quyết định trở về quê hương Trà Vinh để khởi nghiệp ở tuổi 60.
Ông đang là người đứng đầu tập đoàn Rynan, đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài nhiệm kỳ 2018 - 2023. Ông bày tỏ mong muốn dùng năng lực điều hành doanh nghiệp và công nghệ đang sở hữu để khơi dậy và phát triển nền nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh.
Với ý tưởng "giải phóng người nông dân" và giúp tăng doanh thu cho người nông dân, ông Mỹ sản xuất phân bón thông minh giúp Việt Nam phát triển nông nghiệp thông minh. Với phân bón thông minh, ông giúp người nông dân chỉ cần bón 1 lần thay vì 3-4 lần như truyền thống, vừa tiết kiệm, vừa tăng năng suất lại giảm lượng khí nhà kính thải ra do canh tác hóa học. Ông cũng tận dụng nuôi vịt vì theo ông "vịt là thiên địch" của lúa. Nuôi vịt vừa tận dụng được không gian và tăng thu nhập.
Ông có phao quan trắc, đo độ mặn của nước sông để phục vụ bà con trong canh tác lúa nước. Tham vọng của ông là làm sao tạo ra những hạt giống chịu hạn, chịu mặn, tạo ra phân bón giảm ô nhiễm, hiệu quả, tiện lợi hơn, dùng công nghệ điện toán đám mây để đo độ đạm, độ cali của đất để bón phân cho hiệu quả, làm ra được ứng dụng hệ thống tưới tự động như Israel, truy xuất nguồn gốc, áp dụng công nghệ điện toán đám mây vào phân phối, tiêu thụ, quảng cáo…
Ông cùng các cộng sự đưa ra sản phẩm bao bì khí cải tiến giúp rau quả, thịt có thể được lưu trữ lâu hơn mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Ông Dyer Rodd |
Còn ông Dyer Rodd - Giám đốc chương trình Kinh doanh nông nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu quốc tế về nông nghiệp của Úc (ACIAR) cho hay, việc đổi mới chuỗi cung ứng bằng cách áp dụng khoa học công nghệ hiện đại là một hướng đi mới giúp doanh nghiệp trao đổi hiệu quả hơn với khách hàng, sản phẩm nông nghiệp làm ra đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
Ngoài ra, công nghệ blockchain có thể giải quyết vấn đề minh bạch thông tin trong việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp, truy xuất nguồn gốc, quản lý chuỗi, xây dựng tiêu chuẩn, thương hiệu và hệ thống chứng nhận chất lượng an toàn thực phẩm.
Nếu doanh nghiệp nông nghiệp tiếp cận chuỗi giá trị, lúc đó dễ dàng thúc đẩy đối tác công tư, phát triển quan hệ với cộng đồng khởi nghiệp, nông dân; kết nối người nông dân, người thu mua và người tiêu dùng…
Ứng dụng phát triển nông nghiệp thông minh
Nhà nghiên cứu cấp cao thuộc Đại học Southern Queensland (Úc) Nguyễn Kỳ Tài cho rằng, hiện có nhiều ứng dụng phát triển nông nghiệp thông minh như robot trí tuệ nhân tạo, camera chuyên dụng đánh giá cây trồng, công nghệ IoT (Internet của vật dụng), blockchain (cuỗi giá trị)…
Để nông nghiệp thông minh đạt kết quả, cần phải lựa chọn công nghệ hợp lý đạt để đạt giá trị tối ưu cho từng loại cây, từng doanh nghiệp và địa phương. Trước mắt là xúc tiến hợp tác giữa các đơn vị nghiên cứu và chính quyền địa phương, sau đó mới chuyển giao công nghệ hoặc bán lại dịch vụ cho nông dân.
Đo tín hiệu của cây trồng là công việc TS Nguyễn Kỳ Tài đang cùng với các đồng nghiệp thực hiện nhiều năm nay. Để đo được, ông cùng nhóm nghiên cứu đã ứng dụng mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) để mô phỏng và tính toán tối ưu lượng nước và phân bón sử dụng để đạt được năng suất cao nhất trong điều kiện khí hậu thay đổi.
Thông tin đầu vào thu từ những cảm biến đặt trên các cánh đồng để đo nhiệt độ, độ ẩm của đất, không khí và sự phát triển của cây trồng.Ngoài ra, video và hình ảnh của các cánh đồng được chụp bằng ảnh vệ tinh và máy bay không người lái, sử dụng để xây dựng mô phỏng. Các lớp dữ liệu này được AI phân tích và cung cấp kết quả để điều chỉnh chính xác các ứng dụng tưới tiêu, bón phân và kiểm soát dịch bệnh cho cây trồng.
TS Nguyễn Kỳ Tài cho biết, các công nghệ đã được nghiên cứu thành công ở nước ngoài nên việc ứng dụng vào Việt Nam sẽ không quá đắt đỏ. Ông cũng mong muốn đưa những kiến thức có được đóng góp cho quê hương nên đang đàm phán với chi phí thấp nhất.
Còn theo Tiến sĩ Phạm S - Phó chủ tịch UBND Tỉnh Lâm Đồng, nền nông nghiệp thông minh 4.0 có thể là một giải pháp cấp bách vừa để bảo đảm an ninh lương thực vừa nâng cao chất lượng nông sản. Nông nghiệp thông minh là nông nghiệp mà trong suốt quá trình sản xuất ứng dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại; sử dụng các thiết bị thông minh được kết nối mạng bên trong và bên ngoài của trang trại/ doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ thông tin để quản lý nông nghiệp an toàn thực phẩm, hiệu quả và bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.
Trên cơ sở phát triển nông nghiệp ứng dụng cao, hiện nay Lâm Đồng có 36 doanh nghiệp đã tiếp cận ứng dụng công nghệ IoT, big data, blockchain… ở các trang trại trồng rau, hoa, dâu tây, cà chua; nhiều trang trại đã cho doanh thu 5-8 tỷ đồng/ha/năm (250.000 - 400.000 USD/ha).
Đối với tỉnh Lâm Đồng, trên cơ sở thực hiện thành công chương trình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2014-2015 nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tỉnh ủy Lâm Đồng ban hành đề án khởi nghiệp, trong đó có khởi nghiệp nông nghiệp thông minh nói riêng, với mức hỗ trợ cho mỗi dự án 50% cho tư vấn dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực, sở hữu trí tuệ; hỗ trợ 50% chi phí áp dụng khoa học công nghệ mới; hỗ trợ 3% lãi suất sau đầu tư. (thời gian hỗ trợ tối đa 36 tháng kể từ khi các tổ chức tín dụng hoàn thành thủ tục vay); hỗ trợ vay vốn quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, quỹ phát triển khoa học công nghệ, quỹ khuyến công nhằm tạo đột phá nông nghiệp thông minh 4.0.
"Việt Nam cần sử dụng công nghệ để phát triển đột phá"
Theo Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, cần có nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam thay đổi các lĩnh vực kinh tế - xã hội và văn hóa của đất nước, đưa công nghệ công nghiệp 4.0 phổ cập ở Việt Nam, giúp đất nước phát triển đột phá.