Nữ diễn viên 53 tuổi chia sẻ khi còn là thiếu niên Nicole Kidman luôn cảm thấy sợ hãi và bất an vì cao hơn các bạn. Điều này được nữ diễn viên người Úc chia sẻ trong bài trả lời phỏng vấn tờ Glamour của Anh với tư cách gương mặt trang bìa. "Khi ở tuổi teen,ừngkhổsởvìchiềucaoquákhổlịch nha tôi là người không tuân theo khuôn khổ, lúc nào cũng thấy bất an vì mình cao quá. 13 tuổi mà tôi đã cao 1m77", Nicole Kidman nói.
Chính vì vậy cô thường chọn những chiếc váy không bình thường, thậm chí là mốt cổ lỗi của thập niên 1920 để tới dự các buổi vũ hội ở trường. Nicole Kidman thậm chí còn uống say trước khi đến vũ hội để tự tin hơn.
Nicole Kidman giờ đã là bà mẹ 2 con.
Sắp tới Nicole Kidman sẽ xuất hiện trong bộ phim The Prom (Vũ hội tốt nghiệp) sẽ lên sóng Netflix vào 11/12 tới. Bộ phim này gợi nhớ cho nữ diễn viên về dạ hội năm nào khi còn đi học.
Phim theo chân một nhóm ngôi sao Broadway đến thành phố Indiana (Mỹ) để giúp đỡ một nữ sinh trung học bị cấm tham dự vũ hội của trường chỉ vì cô muốn rủ bạn gái đến cùng. Nicole Kidman nói bộ phim muốn gửi thông điệp tới các phụ huynh rằng hãy ủng hộ con cái bằng cách tốt nhất có thể để chúng được là chính mình.
Nicole Kidman trong phim 'Aquaman'
Quỳnh An
Megan Fox lần đầu xuất hiện công khai với tình trẻ
Nữ diễn viên 'Ninja rùa' và Machine Gun Kelly lần đầu xuất hiện trên thảm đỏ cùng nhau tại lễ trao giải American Music Awards 2020.
Những hệ thống nhà hàng của Phạm Quang Huy, Trần Văn Bách cùng hàng trăm nhà hàng Việt khác tại Tokyo đang giúp cho ẩm thực Việt Nam lan tỏa tại xứ sở Mặt trời mọc, củng cố thêm vị trí của ẩm thực Việt trên trường quốc tế.
Bắt đầu hoạt động từ năm 2013, nhà hàng “Heo chang” địa chỉ tại khu vực Okubo thuộc quận trung tâm Shinjuku - một trong những khu vực có số lượng nhà hàng Việt Nam nhiều nhất tại Tokyo, từ lâu đã trở thành nơi quen thuộc để những người Việt xa quê, những người Nhật yêu thích món ăn Việt Nam lui tới.
Đang cùng bạn bè thưởng thức món ăn tại nhà hàng, Tuyết Nhi - du học sinh Việt Nam tại Nhật Bản cho biết đã sang Nhật được 1 năm rưỡi, những lúc nhớ nhà, em và các bạn thường đến các quán ăn Việt Nam. Những món ăn mà Tuyết Nhi thích là nộm đu đủ, chân gà ngâm sả ớt... Vừa ăn vừa được cùng bạn bè hàn huyên, cảm giác nhớ nhà cũng giảm bớt.
Đối với Ame - cô gái người Nhật chưa từng đặt chân tới Việt Nam, điều thu hút cô tới quán ăn Việt là hương vị rất khác của món ăn Việt Nam so với những món ăn Nhật Bản quê hương cô. Ngoài ra, với cô, món ăn Việt Nam vừa ngon lại vừa rẻ.
Theo anh Phạm Quang Huy - Giám đốc hệ thống nhà hàng “Heo chang”, lúc sang Nhật cách đây 11 năm, anh đã mong muốn đưa ẩm thực của người Việt đến mảnh đất này. Thời gian đầu khi mới mở quán, khó khăn lớn nhất là nguyên liệu, thực phẩm. Tuy nhiên, nhờ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản phát triển, giờ đây quán của anh đã có đầy đủ nguồn nguyên liệu, gia vị, thực phẩm để có thể làm ra các món ăn hương vị Việt Nam.
Trong 6 năm hoạt động, quán đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng người Việt và những người Nhật yêu thích món ăn Việt Nam. Đó là động lực để anh có thể mở thêm 2 quán nữa, một quán cùng ở khu vực Okubo và một quán ở Otsuka, hình thành nên hệ thống nhà hàng Việt “Heo chang” tại Tokyo.
Nơi hội tụ của người Việt
Bảng hiệu nhà hàng "Anh Em" xen lẫn các bảng hiệu bằng tiếng Nhật, tiếng Hàn tại khu phố Okubo, Tokyo. Ảnh: P.V
Cũng có mong muốn quảng bá ẩm thực Việt Nam tại Nhật Bản, Giám đốc 9x của hệ thống nhà hàng “Anh Em” Trần Văn Bách cho biết, ngay từ khi học năm thứ 3 đại học, nhìn thấy cơ hội phát triển của người Việt tại Nhật Bản trong lĩnh vực ẩm thực, Bách và những người trong gia đình đã quyết định mở nhà hàng Việt Nam tại khu Okubo. Tuy giai đoạn đầu gặp nhiều khó khăn, song được sự ủng hộ của khách hàng và nhận thấy vẫn còn nhiều tiềm năng, Bách cùng người anh của mình quyết định mở thêm một, rồi hai nhà hàng. Hiện tại, hai anh em đã mở được hệ thống 3 nhà hàng tại Tokyo.
Trong không gian nhỏ tại nhà hàng của Bách tại khu Okubo, một khách hàng người Nhật chia sẻ ông đã rất nhiều lần đến Việt Nam, cũng như các nước Đông Nam Á. Ông rất thích món ăn Việt Nam và thường ăn món ăn Việt Nam tại Nhật Bản. Món ăn của Việt Nam rẻ, ngon nếu so sánh với món ăn các nước khác như Thái Lan thì món của Thái Lan thường hơi cay.
Giám đốc trẻ Trần Văn Bách cho biết thêm, ngoài phở, những món ăn Việt Nam như bún chả Hà Nội, bún bò Huế, bánh cuốn... rất nổi tiếng tại Nhật Bản. Khách hàng chủ yếu đến quán của Bách là du học sinh, thực tập sinh Việt Nam tại Tokyo và khu vực lân cận. Vì vậy, vào những dịp tết đến, xuân về để giúp mọi người vơi bớt nỗi nhớ quê hương, quán còn phục vụ và bán các món ăn truyền thống như bánh chưng, giò lụa… quán cũng trang trí cành đào, tổ chức tiệc đón năm mới tạo không gian ngày tết làm chỗ giao lưu, tụ họp cho người Việt xa quê.
Trong những năm gần đây cùng với quan hệ Việt Nam, Nhật Bản ngày càng phát triển, số lượng người Việt học tập, sinh sống, làm việc tại Nhật Bản cũng tăng lên nhanh chóng. Số liệu của cơ quan quản lý Xuất nhập cảnh và lưu trú Nhật Bản cuối tháng 10/2019 xác nhận số người Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản là 371.755 người, trở thành cộng đồng người nước ngoài lớn thứ 3 tại nước này, sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Đây được cho là một trong các nhân tố thúc đẩy sự gia tăng về số lượng các nhà hàng Việt Nam tại Nhật Bản, góp phần thúc đẩy quảng bá văn hóa ẩm thực Việt Nam ra thế giới, cũng như xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam sang Nhật Bản.
Con gái tắm chung với bố: Chuyện lạ ở Nhật Bản
Mới đây, mỹ nhân người Nhật Bản Aya Miyoshi đã gây tranh cãi khi chia sẻ trong một chương trình truyền hình rằng cô vẫn tắm chung với bố cho đến năm 20 tuổi.
Người dân và phật tử xã Đức Lợi đang dồn cát vào chai nhựa phế thải.
Bà Trần Thị Tới (86 tuổi) ở thôn Kỳ Tân (xã Đức Lợi, huyện Mộ Đức) phấn chấn: "Khi biết sẽ có 1 ngôi nhà được xây dựng bằng vỏ chai trong khuôn viên chùa, bà cùng bà con nhân dân đi thu gom hơn 60.000 vỏ chai nhựa. Nhờ đó, đường bờ biển hàng trăm mét của bãi tắm xã Đức Lợi và nhiều tuyến đường trong xã sạch đẹp hơn".
Sau khi thu gom xong, cô Nguyễn Thị Chút (50 tuổi) cho biết, việc phân loại chai nhựa phế thải rất kỳ công. Chai 500ml để riêng, chai 1 lít để riêng, loại chai có đáy hình cạnh khế, đáy tròn, nút chai màu xanh, màu trắng, xanh đậm được phân loại kỹ càng.
Chi phí xây dựng nhà từ chai nhựa ước tính chỉ bằng 1/3 chi phí xây dựng nhà làm từ bê tông và gạch, giúp tái nhựa phế thải. Những chai nhựa chứa đầy cát này cũng là chất cách nhiệt tốt.
Người thợ đang tỉ mẩn xây dựng công trình.
Chia sẻ với PV, sư thầy Thích Hạnh Nhân không giấu được vẻ phấn khởi khi nói về công trình này.
Sư thầy cho biết: "Điều vui nhất chính là khi đưa ra ý tưởng xây dựng 1 ngôi nhà từ vỏ chai nhựa phế thải thì người dân trong xã Đức Lợi đều nhiệt tình ủng hộ. Đây là việc làm thiết thực và dễ dàng, từ người giàu cho đến người nghèo, người bán vé số, người già đến người trẻ đều có thể tham gia đóng góp công sức".
Vị sư thầy cũng cho biết, ngôi nhà có diện tích hơn 60 m2 đã cơ bản hoàn thành. 50.000 chai nhựa phế thải đã được tái sử dụng để làm phần tường, hơn 10.000 chai được làm phần móng nhà, bồn hoa...
Khó khăn xây nhà bằng chai nhựa
Toàn cảnh ngôi nhà được xây dựng từ 60.000 chai nhựa phế thải.
Kiến trúc ngôi nhà ‘chai’ được dựa theo ý nghĩa của nhà Phật bao gồm: Vòng ngoài có chiều dài các cạnh là 8m biểu trưng cho bát chánh đạo - là 8 con đường chân chính đi đến hỏa vị của một bậc thánh nhân.
6 bức tường thể hiện lục độ ba la mật của một vị bồ tát (6 công hạnh tu tập của một con người để tiến đến hỏa vị bồ tát hạnh). Đi vào phía trong nhà, khoảng cách giữa các góc tường dài 4m tượng trưng cho tứ diệu đế của Đức Phật – bài kinh được Đức Phật thuyết pháp đầu tiên.
"Ngoài ra, các trụ có chiều cao 2,6m, phần mái lợp bằng lá dừa được mua từ các tỉnh miền Tây, thể hiện vẻ đẹp riêng", thầy Thích Hạnh Nhân nói.
Anh Nguyễn Văn Hải (47 tuổi) ở huyện Mộ Đức là người trực tiếp thi công công trình này. Anh cho biết, căn nhà được làm hoàn toàn thủ công, phải ‘theo’ chai nhựa để thực hiện nên khó hơn công trình bình thường rất nhiều. Người thợ phải rất tỉ mỉ, độ chính xác rất cao, tốn nhiều thời gian.
Bức tường công trình được làm từ 60.000 vỏ chai nhựa.
Vật liệu để xây dựng căn nhà không phải là gạch, không thể cắt, gọt nên người thợ phải rất tập trung. Họ còn phải sử dụng loại đồ nghề ‘chuyên dụng’ để đảm bảo độ bằng phẳng, tính thẩm mỹ cao cho mỗi bức tường.
Các bức tường phía trong nhà được ‘đính’ bởi những nắp chai nhựa màu xanh, trắng sao cho thẳng hàng, đều. Xi măng được trát theo viền nắp chai để giữ được nắp chai trên tường. Vì vậy người thợ phải rất kỳ công, cẩn thận.
Từ sự thành công của công trình, ông Đinh Công Thông, trưởng thôn Vinh Phú chia sẻ: "Ý tưởng và việc làm của sư thầy Thích Hạnh Nhân đã truyền cảm hứng cho người dân địa phương về bảo vệ môi trường. Nhờ đó, tình hình vệ sinh, rác thải trên địa bàn thôn có chuyển biến rõ nét. Nhiều người dân đã có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và tham gia cùng với chính quyền, nhà chùa dọn dẹp bãi biển, đường làng, ngõ xóm.
Bên trong ngôi nhà được ‘đính’ nắp chai nhựa nhiều màu khác nhau.
Ngôi nhà đang hoàn thiện.
Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa tại biển Việt Nam
Tổ chức UNESCO đã khởi động sáng kiến 'Thanh niên và Đổi mới sáng tạo vì Đại dương xanh' nhằm góp giảm thiểu rác thải nhựa tại vùng biển Việt Nam.
" alt="Độc lạ ngôi nhà xây từ 60.000 chai nhựa phế thải lớn chưa từng có"/>