Theo đoàn giám sát, nhằm đẩy mạnh việc phát triển nhà ở xã hội tại các dự án bất động sản, UBND thành phố đã có văn bản yêu cầu các chủ đầu tư dự án bất động sản trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định của Luật Nhà ở về việc cắt lại 20% diện tích đất của dự án để xây nhà ở xã hội.
Tuy nhiên, qua kiểm tra, hầu hết không được các chủ đầu tư chấp hành nghiêm túc.
Cụ thể, theo quy định của Hà Nội, trong quá trình lập quy hoạch chi tiết các dự án phát triển nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn Hà Nội có quy mô sử dụng đất từ 10ha trở lên phải dành 25% diện tích đất ở hoặc 25% diện tích nhà ở để phát triển nhà ở xã hội, không phân biệt vị trí dự án thuộc khu vực đô thị hoặc khu vực nông thôn.
Tuy nhiên, theo quy định của Chính phủ, đối với dự án có quy mô trên 10ha tại các đô thị từ loại 3 trở lên và khu vực quy hoạch là đô thị loại 3 trở lên mới phải dành 20% tổng diện tích đất ở trong đồ án quy hoạch chi tiết hoặc tổng mặt bằng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đã đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội.
Chính quy định không thống nhất này giữa Chính phủ và UBND thành phố đã khiến hầu hết các dự án “ngó lơ” quy định của Hà Nội.
Theo ông Nguyễn Minh Đức (thành viên Ban Đô thị Hội đồng Nhân dân thành phố), để xảy ra tình trạng này, Sở Quy hoạch và Kiến trúc Hà Nội phải có trách nhiệm về việc bố trí quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội tại các khu đô thị, trong đó phải làm rõ việc các chủ đầu tư phớt lờ quy định của thành phố.
Chính điều này đã khiến nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội thiếu hụt so với nhu cầu của người dân.
Trao đổi với VnEconomy, Chủ tịch một tập đoàn bất động sản cho rằng: quy định của Chính phủ, của Luật Nhà ở về việc buộc doanh nghiệp phải dành 20% đất của một dự án bất kỳ để làm nhà ở xã hội là không phù hợp.
Theo ông này, quy định quá cứng nhắc, bởi có những dự án doanh nghiệp đã phải “cắt” 20% đất làm trường học. Do đó, nếu tiếp tục phải dành thêm 20% để làm nhà ở xã hội, thì đất kinh doanh chỉ còn 60%, trong khi vẫn phải đóng tiền sử dụng đất 100% diện tích.
“Quy định này là quá vô lý. Nó dẫn tới đơn giá tiền đất tăng cao hơn nhiều. Và không còn cách nào khác doanh nghiệp phải đẩy vào giá nhà, qua đó làm giá nhà tăng cao, chứ lẽ ra có thể giảm thấp hơn nhiều”, Vị chủ tịch này nhấn mạnh.
Theo phản ánh của ông Nguyễn Xuân Minh ngụ tại số nhà 116/12A, căn hộ liên kế một trệt một lầu nơi ông và gia đình ở hiện nay, vốn trước đây là căn hộ thuộc Khu tập thể số 116 đường Trần Quốc Toản của Ban Tài chính quản trị Trung ương do Cục Hành chính quản trị T78 quản lý. Năm 1988, ông Minh được tạm cấp căn nhà này, rồi sau đó thuê lại của Công ty Dịch vụ công ích quận 3.
Quá trình tiến hành các thủ tục thanh lý theo Nghị định 61, căn hộ của ông không thay đổi hình dạng, kết cấu, nhưng cứ mỗi lần cán bộ địa phương xuống đo vẽ, thì lại cho ra một diện tích!
Cụ thể, theo giấy phép xây dựng năm 1992 của Sở Xây dựng TP.HCM, diện tích xây dựng nhà ông Minh là 76,88 m2. Tới năm 2006, Công ty Dịch vụ công ích quận 3 làm bản vẽ để thực hiện bán nhà theo Nghị định 61, diện tích xây dựng nhà ông Minh chỉ có 37,2 m2, còn diện tích sử dụng là 69,58 m2. Tới năm 2008, gia đình ông Minh được UBND quận 3 cấp sổ hồng, với các số liệu là: 69,58 m2 diện tích sàn, 37,2 m2 diện tích sử dụng riêng, và 33,35 m2 được gọi là “diện tích sử dụng”.
Thậm chí, theo ông Minh, trong giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, mảnh đất nhà ông đang ở có kích thước 3,1 m x 12 m, tính ra 37,2 m2, thế mà, diện tích được ghi trong sổ lại là 33,35 m2! Đáng nói là, phần diện tích nửa cái ban công (1,37 m2), gầm cầu thang (1,09 m2) và tường nhà vệ sinh (0,34 m2), dù là của căn nhà này, nhưng lại không được tính vào diện tích để bán cho nhà ông Minh.
Không chỉ nhà ông Minh, còn có 16 căn nhà liên kề khác trong Khu tập thể 116 - Trần Quốc Toản được hóa giá đều chung tình trạng này.
Theo tìm hiểu, Khu tập thể 116 - Trần Quốc Toản có diện tích khuôn viên 2687,4 m2, gồm 47 căn hộ, có diện tích xây dựng nhà ở của 47 hộ là 1.671,61 m2, tổng diện tích sử dụng của 47 hộ là 3.099,39 m2 được ông Nguyễn Quang Lâm, Phó trưởng Ban Tài chính - Quản trị Trung ương ký bàn giao cho UBND TP.HCM quản lý tại quyết định số 165QĐ/BTCQTTW từ ngày 24/10/2006.
Trả lời cử tri về vấn đề trên, đại diện Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Q.3 cho rằng trường hợp mà ông Minh khiếu nại hiện đang tranh cãi giữa các cơ quan chuyên môn do chưa xác định đó là nhà chung cư hay tập thể. Nếu là chung cư thì không bán tường, cột và phần diện tích sử dụng chung. Nếu là nhà tập thể thì việc bán sẽ được phân bổ theo tỉ lệ cho phù hợp. Sắp tới UBND Q.3 sẽ họp lấy ý kiến người dân để có quyết định cuối cùng.
Bí thư Đinh La Thăng yêu cầu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Huỳnh Cách Mạng phải sớm chỉ đạo giải quyết dứt điểm, thỏa đáng khiếu nại của người dân trên cơ sở đúng quy định pháp luật và sớm báo cáo trong tháng 12 tới.
Lamborghini Urus, giá 255.000 đô la Mỹ (khoảng 6 tỉ đồng)
Về thiết kế, Lamborghini Urus là sự kết hợp hai ngôn ngữ thiết kế của Aventador và Huracan trong thân hình của một chiếc SUV. Xe sở hữu bộ mâm cỡ lớn với kích thước tới 23 inch. Xe còn được trang bị hệ thống phanh cao cấp làm từ chất liệu gốm-carbon CCB tiêu chuẩn, với đĩa phanh trước có kích thước 440 x 40 mm và 370 x 30 mm ở đĩa phanh sau.
Lamborghini Urus được trang bị khối động cơ twin-turbo V8, 4.0L, cho công suất 641 mã lực và mô-men xoắn cực đại lên đến 850Nm, khối động cơ này mang lại cho chiếc siêu SUV khả năng tăng tốc từ 0-100km/h trong 2,9 giây trước khi đạt tốc độ tối đa 305 km/h. Với tốc độ này hiện nay, chiếc Lamborghini Urus chính thức vượt mặt Bentley Bentayga và trở thành mẫu SUV nhanh nhất thế giới hiện tại.
Bentley Bentayga, giá 195.000 đô la Mỹ (khoảng 4,6 tỉ đồng)
Bentley Bentayga, giá 195.000 đô la Mỹ (khoảng 4,6 tỉ đồng)
Chiếc Bentayga là sản phẩm mà hãng xe Anh Quốc Bentley tung ra thị trường và thu về được rất nhiều đơn đặt hàng. Tuy nhiên, nằm trong phân khúc SUV siêu sang nhưng Bentayga lại có mức giá tốt hơn so với Rolls-Royce Cullinan.
Về động cơ, Bentayga được trang bị khối động cơ W12 6.0L, cho công suất 600 mã lực và mô men xoắn 868 Nm. Chiếc xe này thậm chí còn đạt được vận tốc tối đa cao hơn 300 km/h so với 249 km/h của Rolls-Royce Cullinan.
Đối với những khách hàng khó tính và lắm tiền, hãng Bentley cũng cung cấp hàng loạt các tùy chọn và gói cá nhân dành cho khách hàng.
Mercedes-Maybach G650 Landaulet, giá 527.400 đô la Mỹ (13,4 tỉ đồng)
Mercedes-Maybach G650 Landaulet, giá 527.400 đô la Mỹ (13,4 tỉ đồng)
Chiếc xe SUV siêu sang và thừa hưởng phong cách của người anh em Maybach Landaulet với phần mui trần ấn tượng phía sau. Chiếc “siêu SUV” này chỉ được sản xuất 99 chiếc trên toàn cầu.
Mức giá bán của mẫu xe này lên đến hơn nửa triệu đô la. Sở hữu không gian rộng rãi và cực kỳ cao cấp và một tấm ngăn giúp hành khách có thể tận hưởng các phút giây riêng tư.
Chiếc Mercedes-Maybach G650 Landaulet được trang bị khối động cơ V12, 6.0L tăng áp kép. Cho công suất 630 mã lực và mô men xoắn cực đại lên đến 1.000 Nm.
Mercedes-Maybach GLS, giá 200.000 đô la Mỹ (khoảng 4,7 tỉ đồng)
Mercedes-Maybach GLS, giá 200.000 đô la Mỹ (khoảng 4,7 tỉ đồng)
Mẫu SUV Mercedes-Maybach GLS đang được sản xuất tại Mỹ và dự kiến ra mắt vào cuối năm nay. Theo các chuyên gia, xe có mức giá bán khoảng 200.000 đô la Mỹ tương đương gần 5 tỉ đồng, với giá bán này chiếc xe có phần rẻ hơn chiếc Lamborghini Urus. Nếu có thêm các tuỳ chọn khác thì hứa hẹn mức giá bán cũng sẽ lên khá cao.
Hiện chưa có thông tin chính xác về thông số kỹ thuật và động cơ xe. Nhưng dự kiến chiếc xe sẽ được trang bị động cơ V8, công suất 560 mã lực. Ngoài ra, tập đoàn Daimler đã đăng ký bản quyền 2 mẫu GLS 600 và GLS 680. Nhiều khả năng mẫu SUV Maybach sẽ được cho ra mắt tại Trung Quốc trong những tháng tới, trước khi được bán vào năm 2020.
Holland & Holland Range Rover, giá 244.500 đô la Mỹ (khoảng 5,7 tỉ đồng)
Holland & Holland Range Rover, giá 244.500 đô la Mỹ (khoảng 5,7 tỉ đồng)
Holland & Holland Range Rover là một chiếc xe được Land Rover thiết kế đặc biệt dành cho thị trường Mỹ với số lượng cực kỳ hạn chế chỉ có 30 chiếc được bán ra. Holland & Holland trang bị một động cơ V8 5.0 tăng áp, cho sản sinh công suất 550 mã lực và mô men xoắn cực đại 681 Nm.
Land Rover cũng mang đến ghế bọc da màu nâu và màu cà phê espresso với các tấm gỗ trang trí óc chó Pháp cho nội thất Holland & Holland. Ngoài ra, không gian cabin còn sở hữu nhiều chi tiết chạm khắc và thảm trải sàn độc đáo.
(Theo Sài gòn tiếp thị)
Khay champagne của Rolls-Royce giá gần 50.000 USD, đắt hơn BMW 520i
Chỉ riêng khay giữ lạnh champagne của Rolls-Royce đã ngốn của chủ nhân 47.500 USD, đắt hơn một chiếc BMW 520i SE mới ở Anh.
评论专区