![]() |
Điểm trường Cô Hang thiếu nhà vệ sinh gây tình trạng dở khóc dở cười cho cô trò. |
Trường mầm non A Túc có tổng số là 12 lớp với tổng số 297 trẻ. Đây chủ yếu là các con em của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số vùng cao Quảng Trị.
Tìm hiểu của PV được biết, từ nhiều năm nay, tại các điểm trường như Cô Hang, Húc PaLu… hàng trăm trẻ em mầm non cũng như các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong học tập, sinh hoạt vì cơ sở hạ tầng của trường chưa được nâng cấp, nhiều điểm trường thiếu nhà vệ sinh.
![]() |
Giáo viên và người dân đào hố cho trẻ đi vệ sinh. |
Hiệu trưởng trường mầm non A Túc, cô Nguyễn Thị Huế cho biết, tình trạng này diễn ra xuyên suốt nhiều năm qua nên nhà trường đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc giáo dục lẫn chăm sóc cho các cháu.
“Cứ mỗi khi các cháu đau bụng, các giáo viên sẽ luân phiên nhau đào hố, chỉ dẫn chỗ cho các cháu nhỏ đi vệ sinh dù nắng hay mưa. Thậm chí nhiều khi giáo viên còn phải xin vào đổ nhờ nhà dân.
Trong số 12 lớp mầm non của trường thì mới 8 lớp có nhà vệ sinh.
Đặc biệt, các cháu nhỏ đều từ 3-5 tuổi, độ tuổi rất dễ mắc phải các bệnh về vấn đề tiêu hoá, tay chân miệng… khi không được chăm sóc đầy đủ”, cô Huế chia sẻ.
![]() |
Ông Hồ Văn Chung - Chủ tịch UBND xã Lìa cho biết, chính quyền địa phương đã nắm được thực trạng trên nhưng do không có nguồn kinh phí nên cũng không thể làm gì hơn.
“Ở xã có 4 trường gồm 2 trường mầm non, 1 trường tiểu học và 1 trường THCS. Do nguồn quỹ eo hẹp nên xã cũng chỉ giúp trong phạm vi khả năng của mình.
Hiện địa phương đang làm tờ trình gửi cấp trên để xin nguồn vốn, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng và đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện nhà vệ sinh cho các cháu nhỏ sử dụng tại các điểm trường mầm non”, ông Chung chia sẻ.
Quang Thành – Bảo Lâm
Lớp học của Tráng A Thỷ (dân tộc Mông) ở quê không có bàn ghế, bục giảng, bè bạn. Thỷ một mình ngồi trên cây, nơi mỏm đá ở sườn đồi hoặc bãi ngô trên núi... để học tập.
" alt=""/>Ám ảnh nhà vệ sinh lộ thiên ở trường học Quảng Trị“Năm Bảo Trâm lên 3 tuổi, phát hiện con có năng khiếu ca hát nhưng đứng trước đám đông Trâm rất rụt rè nên tôi cho con đi học lớp văn hoá tại Cung văn hoá Thiếu nhi Hà Nội, tham gia cùng con ròng rã nhiều tháng liền để làm quen”, chị Trương Thị Thu Trang, mẹ Bảo Trâm chia sẻ.
Đó cũng là “bước ngoặt lớn” đối với Trâm, em bắt đầu phát huy được khả năng và nhận được nhiều lời mời tham gia sự kiện. Sở hữu một giọng hát hay, trong trẻo, năm 2011 Trâm lọt vào top 10 cuộc thi Đồ Rê Mí toàn quốc của Đài Truyền hình Việt Nam.
Năm 2014, nữ sinh tiếp tục giành giải Nhất cuộc thi Tìm kiếm dẫn chương trình nhí tài năng. Đó cũng là cơ duyên để Trâm trở thành gương mặt MC quen thuộc trong các chương trình sự kiện lớn của thiếu nhi thành phố Hà Nội.
Những năm cấp 2, Trâm yêu thích những hoạt động đoàn đội, là hội viên câu lạc bộ cán bộ Đội Hà Nội (thuộc Trường Đội Lê Duẩn). Là liên đội trưởng gương mẫu, năng nổ, Trâm cũng giành nhiều giải thưởng như giải Nhì hội thi Chủ nhân đất nước cấp thành phố, giải Ba Chỉ huy Đội giỏi cấp thành phố, giải Nhất hội thi Chiến sĩ nhỏ Điện Biên,... và 20 bằng khen, giấy khen các cấp.
Ngoài ra, Bảo Trâm còn nhiều lần đại diện cho trẻ em Việt Nam tham dự đối thoại với các nguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng về công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em.
Chu Hoa Bảo Trâm là đại biểu thiếu nhi xuất sắc đối thoại và ấn nút khai trương trong “Lễ ra mắt Ủy ban Quốc gia về trẻ em và Ấn khai trương Tổng Đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111” ngày 06/12/2017.
“Em hy vọng được đóng góp một chút sức nhỏ cho những chương trình ý nghĩa, lan tỏa những thông điệp về quyền lợi trẻ em, đại diện cho các bạn nhỏ trên toàn đất nước bày tỏ suy nghĩ và mong muốn”.
Năm 2020, Trâm là một trong 10 thiếu nhi xuất sắc Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2015-2020 tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc và được nhận huy hiệu Cháu ngoan Bác Hồ cấp Trung ương.
Nhờ có nhiều đóng góp cho các hoạt động tập thể, Trâm được UBND quận Cầu Giấy tặng danh hiệu Người tốt việc tốt 2018, Thanh niên sống đẹp 2021.
Lớp trưởng nhiều thành tích
Tuy tham gia nhiều hoạt động đoàn, đội ở trường nhưng Trâm luôn đảm bảo việc học văn hoá với thành tích nổi bật. Vốn có năng khiếu thiên về các môn xã hội, yêu thích Lịch sử nên Trâm quyết định thi vào lớp chuyên Sử của Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam.
Hiện em vừa là lớp trưởng kiêm phó bí thư của lớp và tham gia vào Ban Chấp hành đoàn trường (mở rộng).
Trước đó, 10 năm liên tiếp Trâm đạt học sinh Giỏi, học sinh tiêu biểu cấp trường cấp quận. Lên cấp ba em vẫn duy trì phong độ với số điểm tổng kết trung bình môn cao nhất lớp và nhận được học bổng danh dự năm học 2020 – 2021.
Chị Trang cũng chia sẻ: “Đôi lúc thấy con tham gia nhiều hoạt động quá, sợ con bị cuốn theo mà bỏ bê việc khác. Mẹ thường khuyên con những thời điểm quan trọng như thi chuyển cấp hãy dừng lại để tập trung học. Nhưng con vẫn kiên trì thuyết phục gia đình bằng những mục tiêu rõ ràng nên bố mẹ luôn đồng hành và ủng hộ”.
Điều mà Trâm cảm thấy hạnh phúc nhất là bố mẹ tạo luôn điều kiện cho em theo đuổi sở thích và tự quyết định việc học tập.
“Được tham gia các hoạt động tập thể mang lại giá trị xã hội em thấy rất vui. Bên cạnh đó, còn giúp em trưởng thành, tự lập, trau dồi thêm nhiều kỹ năng. Và được gặp nhiều thầy cô và anh chị chỉ bảo tận tình”.
Vì vậy, Trâm luôn lên kế hoạch cụ thể để cân bằng và tận dụng hết thời gian. Tranh thủ mọi lúc mọi nơi, em sẽ cố gắng hoàn thành bài vở và xen kẽ luyện tập cho các hoạt động. Tuy nhiên có những thời điểm khó khăn, Trâm sẽ cân nhắc việc nào quan trọng hơn để ưu tiên lên đầu.
Chia sẻ dự định trong thời gian tới, Trâm cho hay: “Em đang cùng các bạn thực hiện những dự án cộng đồng liên quan đến lĩnh vực bảo vệ trẻ em. Ngoài ra em sẽ cố gắng hoàn thành việc học thật tốt, tham gia nhiều hoạt động để góp tiếng nói, lan tỏa thông điệp về trẻ em tới tất cả mọi người”.
Ngọc Linh
Là con gái phố cổ Hội An, Hà Vy một mình ra Hà Nội theo học tại Học viện Ngoại giao. Nhờ chất giọng lôi cuốn, gương mặt xinh đẹp, tự tin, 10X đã trở thành MC cho chương trình Ban tin thời tiết của VTV khi mới 20 tuổi.
" alt=""/>Nữ sinh trường Ams xinh đẹp, tài năng