| Ảnh: Minh họa |
1. Bộ phận in bị bẩn Đây chính là lỗi phổ biến nhất của máy in khi hoạt động. Khi được lệnh in,ẹokhắcphụcđengiấipswich town đấu với man utd máy in sẽ dùng một lượng mực nhiều hơn cần thiết để đảm bảo cho chất lượng bản in. Lượng mực dư thừa đó thường đọng lại ở những nơi gấp khúc trên bộ phận in (catridge), lâu ngày sẽ tạo nên một lớp dày, dễ dàng bám vào giấy khi in. Để khắc phục, bạn chỉ cần tháo catridge ra. Cách thức tháo gỡ được hướng dẫn chi tiết trong tài liệu đi kèm hay in ngay trên thân máy. Bạn hãy chịu khó quan sát xung quanh trước khi tiến hành. Sau đó dùng đồ thổi bụi hay cọ mềm để quét sạch, có thể dùng một mảnh khăn giấy nhỏ thấm nước để lau lại cho sạch. Chú ý làm vệ sinh thật kĩ những nơi khuất. Việc này bạn nên tiến hành định kì khoảng một tháng một lần nếu dùng máy in nhiều, ba tháng một lần nếu dùng với tần suất thấp hơn. 2. Bộ phận gạc mực bị hỏng Để hạn chế lượng mực thừa bám lại trên giấy, máy in có một bộ phận mà dân trong ngành gọi là “cây gạt mực”. Cây gạt mực rất dễ bị hư hỏng. Thiết kế của cây gạt mực chỉ dùng được trong một lượng trang giấy nhất định, do đó bạn không nên chê máy in dỏm. Hầu như máy in của hãng nào, model nào cũng sẽ bị như thế. Nếu bạn thấy những vệt dài màu đen (hoặc những màu khác với máy in màu), trước hết hãy vệ sinh catridge. Trong trường hợp đã làm vệ sinh sạch sẽ mà vẫn còn triệu chứng đó thì nhiều khả năng cây gạt mực đã hỏng. Lúc này, bạn chỉ cần tháo catridge, mang ra dịch vụ sửa chửa máy in hay bảo hành (nếu vẫn còn trong thời hạn bảo hành) để họ thay giùm bạn với giá cũng không quá đắt. 3. Trống (drum) bị “lỗ” |