Nhận định, soi kèo Resources Capital FC vs Eastern A.A Football Team, 14h00 ngày 4/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Pas Giannina vs PAOK Saloniki B, 22h30 ngày 13/1: Phân phát điểm số -
Volkswagen và BMW bị phạt 1 tỷ USD vì kìm hãm việc phát triển công nghệ giảm khí thải độc hại"5 nhà sản xuất ôtô Daimler, BMW, Volkswagen, Audi và Porsche đã sở hữu công nghệ giảm lượng khí thải độc hại vượt quá yêu cầu pháp lý theo tiêu chuẩn khí thải của EU. Tuy nhiên, họ lại không cạnh tranh với nhau trong việc tận dụng hết tiềm năng của công nghệ này để lọc khí thải theo luật định. Trong thế giới hiện nay, việc giảm gây ô nhiễm là tính năng quan trọng với bất kỳ ô tô nào. Việc thông đồng (của các hãng xe này) đã hạn chế cạnh tranh trong trong tính năng quan trọng này”, bà Margrethe Vestager, quan chức về chống độc quyền của EC cho biết.
EU phạt BMW và Volkswagen 1 tỷ USD liên quan vấn đề khí thải.
Về mức phạt cụ thể, Volkswagen (cùng hai hãng con Audi và Porsche) bị phạt 502 triệu Euro (595 triệu USD) và BMW bị phạt 373 triệu Euro (442 triệu USD). Riêng Daimler không bị phạt vì đã tiết lộ vụ việc này. Bà Margrethe Vestager nhấn mạnh quyết định của EC phạt các hãng trên về hành vi sai trái trong hợp tác kỹ thuật và cho thấy rõ EC không dung túng các công ty thông đồng làm sai.
Volkswagen cho biết hãng đang cân nhắc hành động pháp lý đối với quyết định trên của EC, cho rằng việc áp lệnh phạt đối với các đàm phán kỹ thuật giữa các hãng sản xuất ôtô về công nghệ xả thải là tạo ra một tiền lệ khó hiểu.
Bị áp mức phạt 502 triệu euro, Volkswagen cho rằng EC đang đặt chân vào một lĩnh vực tư pháp mới, theo đó lần đầu tiên xử lý vấn đề hợp tác kỹ thuật như một hành vi vi phạm luật chống độc quyền. Hơn nữa, Volkswagen nhấn mạnh EC xử phạt dù nội dung đàm phán giữa các hãng ô tô chưa được triển khai và không có khách hàng nào bị tổn hại. Về phần mình, BMW đồng ý với quyết định của EC và chấp nhận nộp phạt 373 triệu euro.
Kể từ sau khi bê bối gian lận khí thải của Volswagen bị phanh phui năm 2015, khiến hãng này rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, nhiều hãng sản xuất ôtô khác cũng bị nghi ngờ sử dụng những phương thức tương tự để gian lận khí thải, trong đó có BMW. Tính đến nay, Volswagen đã chi trả hơn 32 tỷ euro cho các khoản phạt, các chi phí pháp lý và các khoản bồi thường liên quan bê bối này.
Mới đây nhất, một tòa án tại Venice (Italy) đã ra phán quyết yêu cầu Volswagen bồi thường cho hơn 63.000 khách hàng Italy với tổng số tiền hơn 200 triệu euro cũng vì việc sử dụng phần mềm gian lận khí thải trong các xe ôtô bán tại thị trường này. Theo thông báo của hiệp hội người tiêu dùng Italy ngày 7/7, tòa án yêu cầu Volswagen bồi thường 3.300 euro (cộng thêm tiền lãi) cho mỗi người trong số 63.000 khách hàng tham gia vụ kiện sau khi mua xe có lắp phần mềm gian lận khí thải của hãng này.
Theo VietQ
Câu hỏi về sử dụng, mua bán ô tô gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Volkswagen có thể bị phạt 100 triệu euro vì phát thải CO2 vượt chuẩn
Các dòng xe du lịch của Volkswagen có mức phát thải CO2 trong năm 2020 cao hơn tiêu chuẩn tại châu Âu.
"> -
Hyundai Staria là đối thủ cạnh tranh với Kia Sedona
Hyundai Staria được hãng xe Hàn Quốc ra mắt với vai trò thay thế cho Starex và có thể được phát triển thêm các biến thể đặc biệt như limousine, xe cứu thương,...
Tại thị trường Thái Lan, Hyundai Staria được phân phối với 2 phiên bản S và SEL, đi kèm giá bán tương ứng là 1.729.000 baht (1,22 tỷ đồng) và 1.999.000 baht (1,41 tỷ đồng). Cả hai phiên bản đều có cấu hình 11 chỗ ngồi.
Theo Hyundai, Staria được phát triển theo ngôn ngữ thiết kế "Inside-Out", tập trung vào khả năng sử dụng và sự thích ứng không gian cabin. Trong khi tên xe là sự kết hợp của các từ "Star" và "Ria", có nghĩa chảy xuống như một dòng nước. Thiết kế này phản ánh khái niệm và nguồn cảm hứng như một con tàu vũ trụ lơ lửng giữa các vì sao.
Hyundai Staria 2021 sở hữu ngoại hình vuông vức đậm chất tương lai với mặt trước khá táo bạo nhờ dải đèn LED ban ngày mỏng và dài, chạy ngang phần đầu xe không giống với các mẫu MPV đang bán trên thị trường. Các nhà thiết kế của Hyundai cũng đã trang bị cho Staria một lưới tản nhiệt thấp và rộng, cụm đèn chiếu sáng đặt thấp hay dải đèn hậu LED trải dài 2 bên đuôi xe.
Khách hàng tại Thái Lan có 3 màu sơn ngoại thất để lựa chọn gồm: bạc Shimmering Silver, xám Graphic Gray Metallic và đen Abyss Black. Phiên bản cao cấp hơn được trang bị mâm xe 18 inch (phiên bản S cơ sở sử dụng mâm xe 17 inch), đèn hậu Parametric Pixel LED và cốp sau chỉnh điện.
Nội thất Hyundai Staria 2021 được được lấy cảm hứng từ phòng chờ của một con tàu du lịch, cung cấp 2 lựa chọn màu sắc: đen chủ đạo hoặc hai tông màu đen-be. Xe được trang bị cụm đồng hồ kỹ thuật số với kích thước lên đến 10,25 inch phía sau vô lăng và được đặt nổi trên bảng táp-lô, cần số điện tử dạng nút bấm và hệ thống thông tin giải trí màn hình cảm ứng 8 inch, tương thích Apple CarPlay và Android Auto không dây.
Một số trang bị khác trên Hyundai Staria 2021 có thể kể đến: ổ cắm điện 12V, 7 cổng USB và bộ sạc điện thoại không dây. 11 chỗ ngồi của Staria được sắp xếp theo sơ đồ 3-3-2-3. Hàng ghế thứ 2 và thứ 3 có thể gập phẳng để cung cấp nhiều không gian chứa đồ hơn.
Động cơ tiêu chuẩn trang bị trên Staria 2021 tại Thái Lan là diesel 2.2L tăng áp, công suất tối đa 175 mã lực và mô-men xoắn cực đại 431 Nm. Đi kèm hộp số tự động 8 cấp và hệ dẫn động cầu trước. Tiêu chuẩn khí thải Euro 4.
Trang bị an toàn trên Hyundai Staria 2021 bao gồm: 6 túi khí, điểm kết nối ghế ngồi trẻ em ISOFIX.
Riêng phiên bản SEL cao cấp hơn được bổ sung thêm bộ hệ thống hỗ trợ lái xe nâng cao SmartSense của Hyundai (ADAS), bao gồm các tính năng: Hỗ trợ tránh va chạm điểm mù (BCA); Hỗ trợ tránh va chạm khi có phương tiện cắt ngang phía sau (RCCA); Chức năng hỗ trợ tránh va chạm phía trước (FCA-JT); Cảnh báo tài xế mất tập trung (DAW); Hỗ trợ thoát hiểm an toàn (SEA); Hỗ trợ giữ làn đường (LKA); Hỗ trợ theo làn đường (LFA); Cảnh báo có người ở phía sau (ROA).
Sau Thái Lan, Hyundai Staria có thể sẽ được giới thiệu tại các thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Theo Dân Việt
Những mẫu ô tô sắp ra mắt thị trường: Thêm lựa chọn xe gầm cao
Bản nâng cấp của Peugeot 3008, Ford Ranger ra bản lắp ráp trong nước hay Volkswagen sẽ mang về mẫu Teramont làm sôi động thêm thị trường ô tô trong nước thời gian tới.
"> Hyundai Staria 2021 ra mắt với hai phiên bản, giá quy đổi từ 1,22 tỷ đồng -
- Quy định về việc bảo lãnh ngân hàng đối với việc mua bán nhà hình thành trong tương lai đã có hiệu lực từ nhiều năm. Tuy nhiên, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện. Điều này đẩy khách hàng vào thế rủi ro mất trắng, trong tình huống xấu. Hoa hậu lao vào địa ốc, đời không như mơ
Tháp chọc trời Hà Nội dính vòng siết nợ, mịt mù ngày về đích
Doanh nghiệp có hàng chục cách lách luật
Điều 56, Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) năm 2014, quy định: Chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh… Trường hợp chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết và bên mua, bên thuê mua có yêu cầu, thì bên bảo lãnh có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng, theo hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết.
Rất ít chủ đầu tư thực hiện bảo lãnh vì phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2% Quy định này từng được kỳ vọng như một bước đột phá, giúp thị trường bất động sản phát triển minh bạch, bền vững và bảo vệ được quyền lợi của người mua nhà. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực tế rất ít chủ đầu tư thực hiện điều này. Một trong những nguyên nhân là do phát sinh chi phí bảo lãnh 1 - 2%, trên tổng vốn đầu tư dự án.
Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty địa ốc Đất Lành cho biết: “Theo tôi thấy, các quy định về việc bán nhà hình thành trong tương lai vẫn chưa được chặt chẽ lắm. Nhiều doanh nghiệp họ tìm cách lách luật được và có hàng chục cách lách luật. Hầu như không có doanh nghiệp nào thực hiện đúng việc bảo lãnh với ngân hàng.
Theo ông Đực, đúng ra việc bảo lãnh ngân hàng này có cơ quan giám sát, nhưng thực tế là “vỡ” hết. Theo nguyên tắc doanh nghiệp phải thi công xong móng, được Sở Xây dựng nghiệm thu móng, mới được phép bán và lúc đó mới có một ngân hàng đứng ra bảo lãnh chuyện mua bán này. Đó là mơ ước của Bộ Xây dựng, với mong muốn không có sự lừa đảo, không còn việc doanh nghiệp thu tiền của người mua nhà rồi bỏ rơi họ.
“Tuy nhiên, thực tế hiện nay nhiều dự án chưa có giấy phép xây dựng, chưa thi công xong móng người ta đã đăng quảng cáo bán rồi. Người ta có thể bán với nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng góp vốn… Đợi tới khi có đủ điều kiện thì họ mới chuyển sang hợp đồng mua bán. Lúc đó, có khi khách hàng đã phải nộp 30-50% giá trị căn hộ rồi. Do đó, tình hình mua bán căn hộ hiện nay rất phức tạp, không đúng theo luật như chúng ta mong ước”, ông Đực chia sẻ.
Về chi phí bảo lãnh, ông Đực cho biết, chi phí này do ngân hàng và chủ đầu tư tự thỏa thuận với nhau. Con số thường không được công khai, chỉ doanh nghiệp và ngân hàng biết. Thực tế không có một giá cố định nào cho việc này, tùy theo ngân hàng, tùy theo năng lực và uy tín của doanh nghiệp, mà hai bên sẽ thỏa thuận với nhau.
Ngân hàng và chủ đầu tư “du di” trong việc bảo lãnh
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho rằng, từ khi có Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh BĐS năm 2014 tới nay, không còn tình trạng chủ đầu tư “chạy làng” như như những năm trước. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng vẫn còn “du di” nhiều.
Theo ông Châu, việc quản lý việc thực hiện bảo lãnh này do Sở Xây dựng giám sát, quản lý. Để Sở Xây dựng có văn bản đồng ý cho chủ đầu tư bán nhà hình thành trong tương lai thì cơ quan này phải kiểm tra nhiều thứ.
Thứ nhất là dự án phải có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Thứ 2 là phải có giấy phép xây dựng. Thứ 3 là phải có bảo lãnh ngân hàng. Thứ 4 là phải kiểm tra vấn đề thế chấp và giải chấp. Nếu chưa giải chấp thì phải có văn bản đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp. Thứ 5 là phải xây dựng móng (nếu là nhà chung cư) và phải xây dựng xong cơ sở hạ tầng (đối với dự án bán nền).
Khi Sở Xây dựng kiểm tra mà dự án có đủ hết các yếu tố trên, thì họ mới cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện huy động vốn. Như vậy, việc thực hiện bảo lãnh là một trong những yếu tố bắt buộc phải có để chủ đầu tư được phép bán nhà hình thành trong tương lai.
Tuy nhiên, nếu thực hiện đúng và nghiêm chỉnh hợp đồng bảo lãnh thì sẽ có chuyện tiếp theo là phải có tài sản thế chấp. Trong khi đó, thực tế hầu hết chủ đầu tư đã phải vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án và ngân hàng đã nhận thế chấp dự án rồi.
“Vì vậy, các ngân hàng thực hiện việc bảo lãnh hầu như chỉ bảo lãnh cho các dự án đã thế chấp tại ngân hàng của họ và đã được giải chấp. Còn dự án đang thế chấp chỉ được bán cho khách hàng với điều kiện ngân hàng được thế chấp đồng ý và chủ đầu tư phải thông báo cho khách hàng biết về việc này, nếu khách hàng đồng ý thì mua”, ông Châu cho biết.
Mạnh Đức - Quốc Tuấn
Dân chơi Sài Gòn đốt tiền, ùn ùn kéo nhau lên nóc nhà
Các địa điểm ăn chơi của giới trẻ, đang mọc như nấm, trên sân thượng các tòa nhà trung tâm Sài Gòn. Điều này cũng đặt ra vấn đề mới, cho cơ quan chức năng, trong việc đảm bảo an toàn, tránh tình trạng cơi nới trái phép.
"> Không bảo lãnh ngân hàng, dân nghèo có ngày mất trắng