-
Nhận định, soi kèo Gaziantep vs Adana Demirspor, 22h59 ngày 12/1: Điểm tựa sân nhà
-
- Trong 10 ngày cuối tháng 11/2017, Báo VietNamNet đã nhận được số tiền 99.861.000 đồng giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn được đăng trên VietNamNet của các cá nhân và đơn vị sau.Chồng chết, vợ oằn mình kiếm tiền chữa ung thư hạch cho con" alt="Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 11/2017"/>
Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 11/2017
-
Đây là cuộc thi do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức thường niên từ năm 2017 với sự tham gia của sinh viên nhiều trường ĐH nhằm khuyến khích tính sáng tạo của sinh viên, rèn luyện khả năng tạo ra các sản phẩm thiết thực hướng tới khởi nghiệp.
"Máy lấy tơ sen" thay cho sức lao động thủ công của nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (cùng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã giành giải Nhất chung cuộc về tính mới, sáng tạo và khoa học.
|
Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam. Ảnh: Thanh Hùng |
Chia sẻ về ý tưởng của nhóm, em Ngô Trần Minh Đức cho hay nhóm nhận thấy hiện nay trên cả nước có khoảng 3.000 hecta trồng sen nhưng thân sen đang bị bỏ đi một cách lãng phí, thậm chí để ngập úng gây ô nhiễm môi trường. Trong khi trên thị trường tơ lụa, xuất hiện loại lụa làm từ tơ sen. Tơ sen mềm mịn không thua kém tơ tằm, thậm chí mang lại giá trị độc đáo khác.
“Nhưng để làm ra một sản phẩm cần mất từ 1 đến 2 tháng do lao động bằng tay thủ công mà trên thị trường không có máy móc nào tự động hóa quá trình lấy tơ. Do làm bằng thủ công nên trên thị trường giá bán của một sẳn phẩm từ tơ sen dao động từ bán ra rất cao, lên đến khoảng 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, việc sản xuất tơ sen vẫn chỉ dừng lại ở mức thủ công, quy mô nhỏ và chưa được tự động hóa.
Như Nghệ nhân làm lụa từ tơ sen đầu tiên tại Việt Nam - Phan Thị Thuận chia sẻ, thì để làm ra một chiếc khăn dài 1m7, rộng 25cm thì cần đến 4.800 cuống sen. Trong khi một người thợ lành nghề chỉ làm được từ 200-250 cuống mỗi ngày. Như vậy để sản xuất ra một lượng tơ đủ để dệt chiếc khăn phải mất đến hơn 1 tháng. Do đó giá thành sản phẩm cuối cùng rất cao. Thế nên thường chỉ khách du lịch hoặc khách hàng thu nhập cao tiếp cận”, thành viên Trần Quốc Đạt tiếp lời.
Vì vậy nhóm bạn trẻ quyết định nghiên cứu làm máy lấy tơ sen với hy vọng giảm giá thành, tăng năng suất, đặc biệt mang sản phẩm từ sen đến gần hơn với người tiêu dùng.
Em Cao Anh Tú cho rằng dự án rất tiềm năng và khả năng cạnh tranh cao khi đây là chiếc máy đầu tiên trên cả nước lấy tơ sen.
“Máy có tính tự động hóa cao khi tính toán cho phép tích hợp rất nhiều các mô đun tùy theo nhu cầu sử dụng của khách hàng”, Tú nói.
Về nguyên lý hoạt động, máy lấy tơ sen có 3 cụm chính. Cụm thứ nhất giúp kẹp thân sen và quay, đồng thời lưỡi dao đi vào tạo vết cắt trên thân sen. Cụm thứ hai tay kẹp sẽ kẹp một đầu của thân sen để kéo xoắn nhằm lấy những sợi tơ ban đầu. Và cụm thứ ba sẽ làm công việc miết để nối các sợi tơ với nhau thành một sợi tơ hoàn chỉnh.
|
Nguyên lý của máy mô phỏng lại quá trình thực hiện lấy tơ từ sen bằng tay |
“Các nguyên lý miết tơ được chúng em mô phỏng lại quá trình thực hiện của các nghệ nhân. Gồm có bàn miết dưới và miết trên, mô phỏng cho bàn miết tay người. Vật liệu được dán trên bề mặt bàn miết để tăng ma sát cũng được mô phỏng vân tay người và vẫn đảm bảo độ mềm mại”, Tú chia sẻ.
“Hiện tại, chúng em đã miết thành công sợi tơ sen. Tuy nhiên, do nguyên liệu đầu vào chưa đúng như thiết kế máy với thân sen mẫu nên tỷ lệ miết chưa cao. Song trong tương lai có thể điều chỉnh để đạt được tỷ lệ cao hơn”.
Do đó, nhóm cũng hướng đến việc tiếp tục nghiên cứu để cải thiện máy có thể nhận chất liệu đầu vào là những thân sen có những kích thước, độ ma sát, độ ẩm khác nhau nhằm tăng tỷ lệ thành công trong việc cắt thân, lấy tơ.
Song thành viên Nguyễn Văn Thắng tự tin: “Theo các thông số mà chúng em đã tính toán với tốc độ chạy của máy thì hiệu suất có thể gấp 5-7 lần làm thủ công, do đó có thể rút ngắn thời gian cho ra sản phẩm lụa chỉ còn mất khoảng hơn 1 tuần”.
|
Nhóm sinh viên Ngô Trần Minh Đức, Nguyễn Văn Thắng, Trần Quốc Đạt, Cao Anh Tú (cùng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) và Lương Đức Trung (Trường ĐH Ngoại thương) đã giành giải Nhất cuộc thi sáng tạo Bách khoa 2019. Ảnh: Thanh Hùng |
Để đến được ngày hôm nay, nhóm bạn cũng gặp không ít khó khăn. Nhưng khó khăn nhất cũng vì máy hoàn toàn mới, chưa có sản phẩm nào có chức năng tương tự trên thị trường nên việc tối ưu hóa các cơ cấu để dựng nên máy vô cùng khó và mất thời gian. Đặc biệt là ở giai đoạn đầu.
“Chúng em đã phải tối ưu hóa các cơ cấu, tự dựng nên máy dựa trên cơ sở mô phỏng lại các cơ cấu thực hiện của tay người và quá trình làm ra tơ sen. Chúng em cũng phải thực nghiệm tất cả các thông số động học để tìm hướng tối ưu nhất. Chất lượng có thể tương đương làm thủ công giá thành rất đắt nên chúng em rất tự tin với hướng đi này”, Thắng nói.
Ngoài ra, do nguồn kinh phí còn hạn hẹp nên nhóm chưa hoàn thiện được tối đa chất lượng sản phẩm.
Để làm được máy mất tổng chi phí 40 triệu đồng, một nửa do ban tổ chức cuộc thi tài trợ, số còn lại các thành viên trong nhóm phải tự bỏ tiền túi.
“Là sinh viên của Trường ĐH Bách khoa nên chúng em cũng có cái máu muốn làm về những cái mới, thử thách bản thân. Và hơn hết, chúng em nghĩ lăn vào thực tế nhiều thì sau này khi tốt nghiệp ra trường sẽ tiếp cận với các môi trường làm việc được tốt hơn”, Thắng chia sẻ.
|
Đại diện Ban tổ chức cuộc thi trao giải Nhất cho nhóm sinh viên. |
Các bạn trẻ cho hay đây mới chỉ là những kết quả của bước khởi đầu nhưng động lực cho nhóm là tính khả thi và nhu cầu thực của thị trường.
Hướng phát triển của nhóm là thời gian tới sẽ tiếp tục tính tới làm thêm hệ thống cấp phôi tự động, tức là chỉ cần đặt một bó sen với đủ kích cỡ các loại thân sen thì máy có thể tiếp nhận được hết. Cùng đó sẽ hoàn thiện bộ phận xoắn và miết tơ. “Chúng em sẽ thử nghiệm và tính toán thêm xem tốc độ máy chạy như thế nào thì cho tơ sen ra nhiều nhất và không còn bị đứt”.
Thanh Hùng
Gặp “cha đẻ” của giống gạo Việt ngon nhất thế giới
- Đang sống trong những ngày lâng lâng niềm vui, ông Hồ Quang Cua chia sẻ không thể ngờ được sự chú ý của người dân với sản phẩm này trong những ngày qua lại lớn đến vậy.
" alt="Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam"/>
Sinh viên chế tạo máy lấy tơ từ sen đầu tiên tại Việt Nam
-
Phim của học sinh Việt giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu Á
Học sinh Việt làm phim giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu Á
Vừa qua, Liên hoan phim Thiếu nhi quốc tế Châu Á lần thứ 13 năm 2019 với chủ đề “Việc làm phiền người khác - Chỉ biết nghĩ cho bản thân? Hay cũng đã biết nghĩ cho người khác?” được tổ chức tại thành phố Minamiawaji, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Sự kiện thu hút sự tham gia của các đoàn học sinh đến từ 15 nước Châu Á (Nhật Bản, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Brunei, Phillipines, Singapore, Combodia, Indonesia, Malaysia, Timo Leste, Chinese Taipei, Mongolia…) và 10 tỉnh, thành của Nhật Bản với hơn 400 bộ phim.
Trong đó, 69 tác phẩm ưu tú đã được Ban tổ chức lựa chọn tham dự Liên hoan Phim tại Nhật Bản.
Liên hoan phim nhằm mục đích giúp các em nhỏ quan tâm hơn đến môi trường và xã hội xung quanh mình, nuôi dưỡng các em thành những con người giàu cảm xúc. Thông qua việc làm phim giúp các em được bảy tỏ những suy nghĩ, mong ước của mình trong cuộc sống hàng ngày, từ đó chính các em sẽ đưa ra các giải pháp và hành động mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp trong cuộc sống.
|
Đoàn làm phim Việt Nam nhận giải Phim xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi quốc tế Châu Á lần thứ 13. |
Tại lễ trao giải, Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã công bố giải Phim xuất sắc thuộc về phim “The To - Do list” của nhóm học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội gồm các em Đặng Lâm Nhi, Hoàng Hải Đăng, Hoàng Thị Diệu Khuê.
Bộ phim nói về việc làm tốt, giúp đỡ bạn của Đăng dành cho Hải. Hải không may bị bệnh hiểm nghèo, chỉ còn sống được một thời gian ngắn nên đã liệt kê những nơi mình muốn đến ra giấy (“To-do List”). Đăng tình cờ nhìn thấy nên đã động viên bạn, hàng ngày đẩy xe lăn đưa Hải đến những nơi đó. Mẹ của Hải thấy Đăng hay đưa Hải đi thì nghĩ Đăng không tốt, làm phiền con trai nên đã cấm Đăng không được gặp Hải. Khi Hải qua đời, mẹ Hải tình cờ phát hiện thấy bức ảnh con trai cất ở dưới gối ghi những lời cảm ơn Đăng - cũng chính là lúc bà hối hận nhận ra mình đã hiểu lầm, khiến những nguyện vọng cuối đời của con trai bị ngắt quãng giữa chừng.
“Bộ phim đã mang đến cho người xem trải nghiệm xúc động về những điều thật bình dị trong cuộc sống. Các em khai thác khía cạnh làm phiền người khác một cách đầy nhân văn và sáng tạo. Các em đã chứng minh được, có những khi làm phiền người khác lại tạo nên ý nghĩa sâu sắc và không phải lúc nào người lớn cũng đúng”, Bộ trưởng Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản nói về bộ phim.
Bộ trưởng cũng gửi tới các em nhỏ thông điệp: “Qua bộ phim, các em hãy giúp đỡ người khác khi có thể, tận dụng những khoảnh khắc quý báu trong cuộc sống để giúp đỡ mọi người, làm những việc tốt, đừng lãng phí thời gian”.
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội - Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Liên hoan phim cho biết, đoàn làm phim vô cùng hạnh phúc khi “The To - Do list”được trao giải Phim xuất sắc. “Bộ phim đã làm được điều mà chúng tôi mong đợi khi tham gia Liên hoan phim lần này, đó là chạm được vào cảm xúc của người xem và ghi dấu ấn trong lòng bạn bè quốc tế. Qua bộ phim, chúng tôi mong muốn người lớn sẽ thay đổi góc nhìn với trẻ em, thấu hiểu, không nên áp đặt, cấm đoán hay bắt trẻ em phải làm theo ý của mình khi các em đang mong muốn làm được những việc tốt. Trẻ em cũng có những suy nghĩ trưởng thành, không chỉ ích kỉ nghĩ đến bản thân mà còn muốn làm những việc tốt để chia sẻ, giúp đỡ mọi người xung quanh theo cách của mình”.
Năm nay, Ban tổ chức đã trao 13 giải cho các hạng mục, gồm 1 giải Đặc biệt, 4 giải xuất sắc và 8 giải khích lệ, động viên.
Giải đặc biệt được trao cho Nhóm làm phim Trại cải huấn thanh thiếu niên của Nhật Bản.
Giải xuất sắc được trao cho 4 bộ phim, gồm “The To - Do list” (của đoàn học sinh Việt Nam); phim “Cái gương” (của đoàn học sinh Malaysia); phim “Sống chung với robot” và phim “Bảo vệ biển” (của đoàn học sinh Nhật Bản).
Hạng mục Giải khích lệ, động viên được trao cho 08 bộ phim của các đoàn học sinh đến từ Lào, Campuchia, Myanma,Thái Lan…
|
Đoàn học sinh Việt Namtại Liên hoan phim. |
Trước đó, ở cuộc thi làm phim cho học sinh phổ thông Hà Nội 2019 Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hồi tháng 7, phim “The To - Do list” đã giành giải Nhất và được chọn dự thi cấp quốc gia. Tại vòng thi cấp quốc gia, bộ phim đã đạt giải Nhì và được lựa chọn tham gia Liên hoan phim thiếu nhi quốc tế Châu Á tại Nhật Bản.
Mặc dù nhóm tác giả đều là thành viên thuộc Câu lạc bộ Nhiếp Ảnh của Trường THPT Việt Đức, được học những kiến thức, kỹ năng về quay, dựng phim và chụp ảnh nhưng đây là lần đầu nhóm thực hiện một bộ phim. Với chủ đề khó, để truyền tải thông điệp tới người xem nhóm tác giả đã phải thay đổi kịch bản nhiều lần và sau 1 tháng bộ phim đã được hoàn thành.
Yêu cầu đối với tác phẩm dự thi Liên hoan phim Thiếu nhi quốc tế Châu Á lần thứ 13 là thời lượng phim 3 phút; hạn chế dùng phụ đề trong phim, không dùng công nghệ đồ họa (Computer Graphic - CG); có bản giới thiệu tóm tắt phim bằng tiếng Nhật hoặc tiếng Việt; số lượng người tham gia trong nhóm làm phim tối đa là 3 người, trong đó, người quay phim, đạo diễn, diễn viên, kịch bản, biên tập đều phải là học sinh (người lớn có thể tham gia diễn xuất).
Đến với Liên hoan phim năm nay, Việt Nam có 3 phim dự thi, gồm “The To - Do list” (của nhóm Đặng Lâm Nhi, Hoàng Hải Đăng, Hoàng Thị Diệu Khuê- học sinh lớp 12 Trường THPT Việt Đức, Hà Nội); Phim “Phiền hay không làm phiền” (của nhóm Đặng Khánh - học sinh lớp 8 Trường THCS Thành Công, Hà Nội) và phim “Người hộp” (của nhóm Nguyễn Phúc Lộc, Lê Hùng Dũng, Đỗ Ngọc Huyền Trang - học sinh lớp 12 Trường THPT Bảo Lộc, Lâm Đồng).
Thanh Hùng
Cú sút của Văn Hậu được đưa vào đề thi học kỳ
- Đề kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý khối 10 Trường THPT An Dương (huyện An Dương, Hải Phòng) yêu cầu kiểm tra kiến thức thông qua tình huống giả định về cú sút của cầu thủ Đoàn Văn Hậu.
" alt="Học sinh Việt làm phim giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu Á"/>
Học sinh Việt làm phim giành giải xuất sắc tại Liên hoan phim Thiếu nhi Châu Á
-
Nhận định, soi kèo U20 Torino vs U20 Roma, 20h00 ngày 13/1: Tin vào cửa dưới
-
Theo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, trường đại học được quyền tự chủ về học thuật và hoạt động chuyên môn; tổ chức bộ máy nhân sự; tài chính và tài sản. Đi cùng với quyền tự chủ là trách nhiệm giải trình.
Được tự in phôi bằng
Về học thuật và hoạt động chuyên môn, trường đại học được quyền ban hành và tổ chức thực hiện các quy định nội bộ về hoạt động tuyển sinh, đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế phù hợp quy định của pháp luật.
Được xác định, công bố công khai phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định của Bộ GD-ĐT. Quyết định phương thức tổ chức và quản lý đào tạo đối với các trình độ, hình thức đào tạo. Xây dựng, thẩm định, ban hành chương trình đào tạo phù hợp với quy định về Khung trình độ quốc gia Việt Nam về chuẩn chương trình đào tạo, thiết kế mẫu, in phôi, cấp phát, quản lý văn bằng, chứng chỉ phù hợp với quy định của pháp luật.
|
(Ảnh: Thanh Tùng) |
Cơ sở giáo dục đại học cũng được quyết định đào tạo từ xa, liên kết đào tạo trình độ đại học theo hình thức vừa làm vừa học với cơ sở giáo dục trong nước đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Quyết định hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định tại Điều 16, quyết định các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại các khoản 3, 5 và 6 Điều 44 phù hợp với quy định của pháp luật.
Được tự mở ngành tới tiến sĩ trừ lĩnh vực sức khỏe, giáo viên, quốc phòng, an ninh
Theo đó, các trường ĐH đủ điều kiện thực hiện quyền tự chủ được tự chủ mở ngành đào tạo.
Khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ ngành phù hợp.
Khi đạt chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ thì được tự chủ mở ngành đào tạo trình độ tiến sĩ ngành phù hợp, trừ các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe, đào tạo giáo viên, quốc phòng, an ninh.
Các đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài cho trường đại học thành viên và đơn vị đào tạo thuộc đại học khi đáp ứng điều kiện quy định. Các trường đại học thành viên của đại học được tự chủ ra quyết định mở ngành, liên kết đào tạo với nước ngoài khi đáp ứng điều kiện theo quy định và phù hợp với quy chế tổ chức và hoạt động của đại học.
Quyết định nhân sự nhưng không được làm tăng người hưởng lương từ ngân sách
Cũng theo Nghị định, cơ sở giáo dục công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của Luật giáo dục ĐH sửa đổi và các quy định hiện hành về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Được tự quyết định về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập. Có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên, không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp.
Với trường tư thục và tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định của luật đã sửa đổi. Có trách nhiệm công bố công khai về cơ cấu tổ chức, người đại diện theo pháp luật trên trang thông tin điện tử của nhà trường.
Các trường tự chủ phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự. Thực hiện các quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự khác theo quy định và pháp luật có liên quan…
Về quyền tự chủ về tài chính và tài sản, các trường đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung và các quy định hiện hành về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Cơ sở trường tư thục và tư thục hoạt động không vì lợi nhuận thực hiện quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định của Luật giáo dục đại học sửa đổi và các quy định của pháp luật khác có liên quan, được Nhà nước hỗ trợ phát triển phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và các quy định về đầu tư phát triển…
Trường đang thực hiện theo Nghị quyết 77 tự chủ về nhân sự theo Luật giáo dục sửa đổi
Đối với các trường ĐH đang thí điểm tự chủ theo Nghị quyết 77 của Chính phủ thực hiện quyền tự chủ về hoạt động chuyên môn theo các quy định chung.
Về quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính và tài sản thực hiện theo các quy định của Luật giáo dục đại học sửa đổi bổ sung và Nghị định này.
Những nội dung thí điểm khác đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong đề án thì được thực hiện cho đến khi Chính phủ ban hành Nghị định mới về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Công khai và báo cáo đầy đủ
Theo Nghị định, các trường tự chủ sẽ phải chịu trách nhiệm giải trình. Cụ thể, phải thực hiện đầy đủ các quy định, yêu cầu về chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất của chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền. Chịu trách nhiệm trước các chủ thể hữu quan về việc bảo đảm chất lượng đào tạo theo quy định của pháp luật, quy định nội bộ và cam kết của cơ sở giáo dục đại học.
Thực hiện công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở GDĐH các quy chế, quy định nội bộ; danh sách giảng viên theo ngành, trình độ, chức danh và các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo khác; kết quả kiểm định, chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
Đề án tuyển sinh, danh sách nhập học và tốt nghiệp hằng năm, quy mô đào tạo và tỷ lệ sinh viên có việc làm trong 12 tháng tốt nghiệp;
Mẫu văn bằng, chứng chỉ, danh sách cấp văn bằng, chứng chỉ hằng năm; chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của người học cho từng năm học và dự kiến cả khóa học; chế độ, chính sách miễn, giảm học phí, học bổng;
Công khai chỉ tiêu tuyển sinh quyết định mở ngành, quyết định liên kết đào tạo cùng với chứng minh đủ điều kiện theo quy định. Thực hiện gửi thông báo, quyết định tới Bộ GD-ĐT trong thời hạn 30 ngày, tính từ ngày thông báo hoặc ra quyết định…
Lê Huyền
Bằng kỹ sư, bác sĩ tương đương thạc sĩ
- Theo Nghị định quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học sau khi sửa đổi, bổ sung, các văn bằng kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ vẫn tồn tại và tương đương với bằng thạc sĩ.
" alt="Trường tự chủ được mở ngành tới tiến sĩ nhưng không tăng người hưởng lương từ ngân sách"/>
Trường tự chủ được mở ngành tới tiến sĩ nhưng không tăng người hưởng lương từ ngân sách
-
Giải VnExpress Marathon năm 2020 từng tổ chức rất thành công tại Quy Nhơ
Các VĐV tranh tài tại cuộc đua có tổng giá trị tiền thưởng lên đến hơn 1 tỉ đồng cho tất cả các nội dung. Đặc biệt, BTC treo thưởng một chiếc ôtô điện cho người phá kỷ lục marathon Việt Nam tại giải.
M.A
" alt="Hơn 10 ngàn runner tham dự giải VnExpress Marathon 2022"/>
Hơn 10 ngàn runner tham dự giải VnExpress Marathon 2022
-
- Sáng nay (5/4), tại trụ sở của Ngân hàng HDBank, đơn vị tài trợ cho giải golf do Báo VietNamNet đứng ra tổ chức diễn ra lễ trao giải thưởng Hole in one cho golf thủ Nguyễn Đăng Quang một chiếc xe trị giá 2 tỷ đồng."Bạn đọc tiếp thêm sức mạnh cho tôi cứu con"" alt="Nhận giải Nhất, Golf thủ tặng ngay 60 triệu đồng cho bệnh nhân nghèo mổ tim"/>
Nhận giải Nhất, Golf thủ tặng ngay 60 triệu đồng cho bệnh nhân nghèo mổ tim