Thể thao

Nhận định, soi kèo Elfsborg vs Nice, 03h00 ngày 24/01: Khách dừng cuộc chơi

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-01-27 11:26:44 我要评论(0)

Nguyễn Quang Hải - 23/01/2025 08:40 Cup C2 vo dich yvo dich y、、

ậnđịnhsoikèoElfsborgvsNicehngàyKháchdừngcuộcchơvo dich y   Nguyễn Quang Hải - 23/01/2025 08:40  Cup C2

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Với nhiều người, để giết thời gian, họ sẵn sàng bật TV lên và trải qua hàng giờ với các chương trình giải trí trên ghế sofa của phòng khách.

Nhưng nếu bạn là Yuma Soerianto, bạn bắt đầu một sự nghiệp hoàn toàn mới.

Hiện tại, Yuma đã có đến 7 ứng dụng trong App Store của Apple. Cậu bé đã học code cách đây 5 năm và tìm ra cách thú vị hơn để “tiêu xài” thời gian thay vì cứ dán mắt vào màn hình TV.

Ngoài ra, Yuma mới 11 tuổi.

Trong dịp trình diễn ứng dụng mới nhất của mình tại một sự kiện gần đây ở Sydney, Úc, Yuma nói: “Cháu học viết code năm 6 tuổi. Khi đi học về, cháu thường xem TV nhưng cháu không thích một vài diễn viên cũng như các chương trình lặp lại. Lúc đó cháu chỉ muốn làm một việc gì khác ngoài xem TV”.

Nói là làm, Yuma với một số hướng dẫn từ cha mình đã tự học mọi thứ thông qua các trò chơi trực tuyến và tự tìm hiểu cách xây dựng trang web cho riêng mình. Từ đó, cậu bé đã tạo ra một số trò chơi đơn giản với trình duyệt. Cậu thậm chí còn làm thiệp sinh nhật trực tuyến cho bạn bè và sử dụng một minigame để mở khóa chúng.

Hendri nói rằng mình là một nhà thiết kế giao diện người dùng. Ông nói: “Tôi đã giới thiệu cho con trai một một khóa học iTunes U từ đại học Stanford. Trong khóa học có một số khái niệm toán học như lượng giác mà trước đó thằng bé chưa học nhưng để vượt qua nó phải học những điều này”.

Đó là thời điểm năm 2015 khi Yuma được 8 tuổi.

Người cha chia sẻ tiếp: “Thằng bé thức dậy trước tôi và vợ, tôi thường thấy nó tự mình xem các bài giảng vào buổi sáng. Đó là cách nó muốn tự học viết code”.

Ứng dụng mới nhất của Yuma là Let's Stack AR! Một trò chơi đơn giản nhưng gây nghiện. Các ứng dụng trước đây bao gồm Weather Duck, trong đó chú vịt sẽ cho bạn biết cách ăn mặc sao cho hợp với thời tiết hay Hunger Button – ứng dụng gợi ý cho bạn một nhà hàng gần đó trong trường hợp bạn và mọi người không biết nên đi ăn ở đâu.

Hendri nói rằng anh và gia đình anh trở thành người thử nghiệm beta cho những sáng tạo của Yuma. Một trong những trò chơi trình duyệt của Yuma là Jackpot, nó được phát triển cho bà ngoại của cậu. Ứng dụng Let's Stack AR được Yuma phát triển trong thời gian 3 tháng với khoảng một giờ làm việc mỗi ngày.

AR là trọng tâm lớn của Apple kể từ tháng 9 năm ngoái, khi ARKit được tung ra cùng với iOS 11. Với hệ điều hành cập nhật, bất kỳ iPhone nào được phát hành sau năm 2014, cũng như các phiên bản iPad mới đều có thể chạy các ứng dụng tăng cường thực tế (với các đối tượng ảo được đưa vào trong khung cảnh thực tế của môi trường)

Các đối tượng ảo nổi tiếng nhất có thể kể đến như Pokemon, Lego, GIF và nhiều thứ khác nữa. Đây dường như chỉ là những bước đi đầu tiên của Apple khi đầu tư vào lĩnh vực AR. Giám đốc điều hành Tim Cook trước đây đã so sánh tác động tiềm năng của công nghệ đối với iPhone. Gần đây công ty cũng đã tiết lộ rằng họ đang phát triển một thiết bị đeo độc lập hỗ trợ cả VR và AR.

Rõ ràng Apple không phải là cái tên duy nhất quan tâm đến lĩnh vực này. Google cũng đã xây dựng nền tảng AR của riêng mình gọi là ARCor để cạnh tranh với ARKit.

Yuma là một trong nhiều nhà lập trình đang tìm cách phát triển các ứng dụng tiếp theo hỗ trợ AR. Playside Studios đã thành công trong lĩnh vực AR với AR Dragon độc quyền trên iOS và hiện đang có thêm 2 dự án nữa cho lĩnh vực này.

Trong khi đó, Halfbrick Studios lại đang đi theo một con đường khác. Nhà phát triển Fruit Ninja đang làm việc trên Shadows Remain: AR Thriller, một trò chơi gợi nhớ đến Heavy Rain.

ARKit của Apple chỉ mới được khoảng 1 năm tuổi. Nó đã được công bố tại Hội nghị phát triển toàn cầu (WWDC) của công ty vào năm ngoái. Yuma, tình cờ, đã giành được học bổng để tham dự WWDC.

Cậu bé nói về chuyến đi đến WWDC của mình: “Cháu đã đến Mỹ và cháu nghĩ rằng điều này tốt, rất tốt. Cháu chỉ đi dạo và sau đó cháu được gặp Tim Cook, CEO của Apple. Cháu đã chỉ cho ông ấy xem ứng dụng của mình”. Cũng trong chuyến đi này, Yuma đã được gặp Michelle Obama.

Hendri, cha của Yuma nói: “Đó là đỉnh điểm của công việc và sự quyết tâm cao độ của Yuma. Tôi rất biết ơn vì Apple đã nhận ra điều đó”.

Nhưng quan trọng hơn (đối với một nhà phát triển trò chơi 11 tuổi) là việc tiếp xúc nhiều với AR. Và cậu bé đã bán được sản phẩm của mình trên App Store. Yuma nói: “AR nói chung có thể dẫn tới tương lai hoặc là một phần của tương lai. Bằng cách nào đó, nó sẽ như vậy”.

Khi không ở trường, làm bài tập về nhà hay tập trung viết code, Yuma sẽ dạy cho người khác có thể làm như mình. Cậu bé có kênh YouTube riêng và sử dụng nó để chia sẻ kiến thức lập trình với mọi người.

Vào tháng 6, Yuma sẽ tiếp tục có mặt tại San Jose để dự WWDC năm nay nhờ một học bổng khác. Hendri nói: “Tôi hi vọng trong 10 năm tới, thằng bé sẽ nhận ra ước mơ thay đổi thế giới của mình thông qua công nghệ. Nhưng bây giờ nó mới 11 tuổi và con đường tương lai có thể dẫn nó đi đến bất kỳ nơi đâu – thậm chí năm tới nó sẽ muốn trở thành phi hành gia không chừng”.

Theo GenK

" alt="Cậu bé 11 tuổi này đã viết tới 7 ứng dụng cho iPhone, có cả app hỗ trợ AR" width="90" height="59"/>

Cậu bé 11 tuổi này đã viết tới 7 ứng dụng cho iPhone, có cả app hỗ trợ AR

Ông Nguyễn Đức Tài, đồng sáng lập và chủ tịch HĐQT Thế Giới Di Động, liên tục nhắc đi nhắc lại về việc tôn thờ khách hàng, xem triết lý này như một tôn giáo duy nhất xuyên suốt, được toàn thể hơn 40 ngàn nhân viên công ty này tâm niệm.

Ông Nguyễn Đức Tài, sáng lập kiêm Chủ tịch HĐQT Cty CP Đầu tư Thế Giới Di Động - Ảnh: Hải Đăng

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Thế Giới Di Động, ông Nguyễn Đức Tài, “linh hồn” của chuỗi bán lẻ này, đã dành thời gian trò chuyện với vài phóng viên tại TP.HCM. Là chuỗi bán lẻ không ngừng thay đổi, luôn luôn làm mới mình, tuy nhiên trả lời PV ICTnews, ông Tài cho biết duy nhất một niềm tin sẽ không bao giờ thay đổi ở chuỗi này: khách hàng chính là người nuôi sống bạn. Tôn thờ khách hàng được xem như một tôn giáo ở tập đoàn bán lẻ này.

“Khách hàng là người duy nhất quyết định số phận của một hệ thống bán lẻ. Niềm tin mạnh mẽ này là thứ không bao giờ được thay đổi tại Thế Giới Di Động”, ông Tài nói.

Một khi đã có niềm tin đó, mọi thứ chung quanh sẽ phải vận hành theo nó. Khi đã biết chính xác mình cần làm gì, các thứ tiếp theo sẽ phải phục vụ mục đích đó.

Ông Tài lấy ví dụ về một chính sách đổi trả pin sạc tại Thế Giới Di Động. “Khi khách hàng mang sản phẩm ra đổi, nhân viên Thế Giới Di Động chỉ được phép hỏi một câu duy nhất: Anh/chị cần em giúp gì khác nữa hay không?”, ông Tài nói. Nhân viên này không được phép hỏi các câu hỏi khác, ví dụ vì sao anh muốn đổi, tem và hộp của sản phẩm anh còn giữ không,... Tất cả để đảm bảo khách hàng có sự thoải mái nhất có thể.

Tinh thần phục vụ khách hàng phải được thực hiện triệt để, không chỉ là khẩu hiệu suông. Chẳng hạn, một số người cũng muốn thực hiện chính sách đổi trả để làm hài lòng khách hàng, nhưng thực tâm vẫn không muốn lấy lại món hàng cũ từ khách vì khó bán lại, do đó trong nhiều tình huống họ sẽ làm khách hàng khó chịu, điều này tuyệt đối phải tránh - ông Tài nói.

Làm sao để từ nhân viên bảo vệ đến nhân viên bán hàng đều tươi cười đón khách?

Trả lời câu hỏi này của PV ICTnews, ông Tài cho biết tự tin về hệ thống quản trị của doanh nghiệp, đồng thời tạo được động lực cho nhân viên.

“Có hai vũ khí tối thượng đối với bán lẻ là có những chiến sĩ có động lực thực sự ra trận, hai là có hệ thống quản trị phía sau”, người đồng sáng lập chuỗi bán lẻ hàng công nghệ số 1 tại Việt Nam giải thích. “Chúng tôi tự hào có hệ thống quản trị có thể lắng nghe khách hàng, lắng nghe nhân viên, và đã tạo một động lực đủ để nhân viên làm việc”.

“Giả sử một bác tiếp xúc khách hàng (nhân viên bảo vệ - PV) của một cơ quan nào đó phải tiếp một người mà người đó đến làm phiền mình, mang đến mệt mỏi và phiền toái cho mình thì có thể bác bảo vệ sẽ cau có”, ông Tài ví dụ.

“Nhưng nếu người tiếp xúc khách hàng đó nhìn thấy khách là người mang thu nhập đến cho mình, mang tiền cho mình thì cách họ đối xử với khách sẽ khác. Cùng một sự việc nhưng một người nhìn với con mắt khác đi thì họ sẽ thay đổi cách hành xử”, ông Tài lý luận.

" alt="Khi khách hàng mang sản phẩm ra đổi, nhân viên Thế Giới Di Động chỉ được phép hỏi một câu duy nhất!" width="90" height="59"/>

Khi khách hàng mang sản phẩm ra đổi, nhân viên Thế Giới Di Động chỉ được phép hỏi một câu duy nhất!