
Đứng ở vị trí bác sỹ, ai cũng hiểu chúng tôi phải đối mặt với vô vàn khó khăn và bực bội. Đa phần khó khăn đến từ việc chẩn đoán và điều trị. Đa phần bực bội đến từ thái độ thiếu hợp tác và không cầu thị của khách hàng.Như sáng nay. Cô gái trẻ đẹp bước vào.
Bác sĩ: Em cho anh hỏi họ tên đầy đủ và ngày tháng năm sinh của em ?
Khách hàng: Ghi ở trên giấy ấy, không đọc à !?
Bác sĩ: Anh hỏi để xác định có đúng những gì ghi trên này là của em không !
Khách hàng: Đúng rồi ! Sao đến chỗ nào cũng hỏi câu này vậy ?
Bác sĩ: Để hạn chế tối đa sai sót đến với người bệnh, nhỡ nhầm chỉ định của người khác em ạ!
 |
Bác sĩ Phạm Minh Kiêm |
Cô gái trẻ tiếp tục hậm hực và thể hiện thái độ không hợp tác, xưng hô thiếu chủ vị. Tôi tự hỏi nếu không muốn tới đây để chẩn đoán thai, tại sao cô ấy lại bỏ một số tiền không nhỏ và thời gian chỉ để hậm hực với tôi, một người không quen biết, đang giúp cô ấy biết được điều cô ấy tới đây để biết.
Tôi vẫn làm công việc của mình, từng bước, tôi đặt đầu dò.
Khách hàng: Siêu âm đen trắng à? Nay làm 4D cơ mà...
Bác sĩ: Anh khảo sát thông tin sơ bộ trước khi làm 4D.
KH: 2D mờ tịt, nhìn chẳng hiểu gì cả...
Bác sĩ: Có lẽ hôm nay không cần làm 4D em ạ.
Khách hàng: Không làm sao lại hẹn đến làm gì?
Bác sĩ: Để anh mời bác sĩ sản đang khám cho em sang cùng trao đổi nhé.
Cô ấy tiếp tục khó chịu vì cuộc hẹn tới khám lần này, rằng tại sao không siêu âm được 4D, tại sao phải mời bác sỹ sản... Những thái độ ấy rõ ràng là đang nhắm vào tôi. Chỉ vài phút sau BS sản tới. Chúng tôi hội chẩn không lời, chỉ qua những hình ảnh tôi vừa thu thập được trên siêu âm. Tôi hỏi đồng nghiệp: Anh có cần thêm thông tin gì không? Như thế là quá đủ. BS sản mời cô gái quay lại phòng khám lâm sàng nơi cô ấy vẫn đang theo dõi. Tôi sẽ gửi kết quả sau theo quy trình.
Cô gái vẫn chưa hết bực dọc, hậm hực một lúc rồi đi ra.
Chỉ còn tôi trong căn phòng siêu âm và màn hình trả kết quả. Tôi lặng lẽ gõ:
"Thai trên 18 tuần, không thấy hoạt động của tim thai, phù thai toàn bộ..."
Mỗi ngày, chúng tôi cung cấp tin vui cho hàng trăm người. Nhưng chỉ một tin buồn thôi cũng khiến ngày làm việc ấy không còn trọn vẹn. Nhưng điều ấy khiến chúng tôi không còn thấy mảy may khó chịu với những thái độ thiếu hợp tác của khách hàng. Nghĩ đến cái tin mà cô ấy sắp nhận, tôi tự hỏi cô ấy sẽ phải chống đỡ ra sao.
Giá như ...
Giá như tôi có thể mang đến cho cô gái ấy một tin vui, có lẽ tôi đã cho mình được giận với thái độ của cô ấy. Bác sỹ hay bệnh nhân cũng vẫn là con người có cảm xúc.
Chi bằng hãy luôn thông cảm cho nhau.
Bs Phạm Minh Kiêm
" alt="Câu chuyện đáng suy ngẫm của vị bác sĩ trong phòng siêu âm thai"/>
Câu chuyện đáng suy ngẫm của vị bác sĩ trong phòng siêu âm thai
Năm 2011, Heidi Savitt và Ed Savitt gặp nhau khi là sinh viên Đại học Newcastle (Anh). Khi đó, Ed đang học ngành tâm lý học và kinh doanh, Heidi là sinh viên ngành kinh tế và quản lý.Khi Ed lần đầu chuyển đến ký túc xá, anh gặp khó khăn trong việc sử dụng máy giặt và Heidi - người thuê trước đó - sẵn lòng giúp đỡ. Vài tuần sau, cả hai gặp lại trong một lần đi chơi với nhóm bạn rồi nhanh chóng cảm mến nhau, tiến đến hẹn hò.
Vài năm sau, Ed ngỏ lời cầu hôn Heidi và nhận được cái gật đầu từ cô.
 |
Ed và Heidi gặp nhau lần đầu tiên năm 1997 chứ không phải 2011. |
Khi Heidi đưa Ed về ra mắt gia đình, mẹ cô bỗng nhớ ra hồi nhỏ con gái cũng có một người bạn tên Ed, gặp trong kỳ nghỉ cùng gia đình đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ban đầu, đôi trẻ nghĩ đó chỉ là sự trùng hợp dễ thương. Tuy nhiên, đến khi mẹ Heidi tìm thấy bức ảnh con gái chụp chung với "người bạn Ed" ngày nhỏ và gửi cho cô, cặp uyên ương mới thực sự bất ngờ và nhận ra họ đã gặp nhau từ năm 6 tuổi. "Người bạn Ed" đó chính là chàng trai Ed Savitt vừa cầu hôn Heidi. Gia đình của Ed cũng tìm thấy những bức ảnh tương tự.
 |
Hai người kết hôn năm 2016. |
Đó là vào năm 1997, hai gia đình xa lạ - một sống tại London, một ở Sheffield - đều muốn có một kỳ nghỉ ở nước ngoài. Không hẹn mà gặp, cả hai nhà đều đến Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ vào cùng một thời điểm.
Khi đó, hai đứa trẻ tầm tuổi của hai gia đình, Ed và Heidi, gặp gỡ và chơi cùng nhau trong suốt chuyến đi.
Khi kỳ nghỉ kết thúc, hai đứa trẻ cũng không gặp lại nhau và dần quên đi sự hiện diện của người kia khi lớn lên. Tuy nhiên, số phận đã an bài cả hai gặp lại và yêu nhau.
Đôi trẻ bắt đầu chia sẻ câu chuyện thú vị cho gia đình, bạn bè và mọi người đều bày tỏ sự ngạc nhiên trước nhân duyên của hai người. Chuyện tình "yêu từ cái nhìn thứ hai" cũng thu hút nhiều sự chú ý khi được chia sẻ trên mạng xã hội.
Theo Bored Panda, mùa hè năm 2016, Ed và Heidi đã kết hôn. Cặp vợ chồng hiện sở hữu một quán cà phê ở Southfields, London. Hai người cũng đến thăm lại những địa điểm kỷ niệm cùng trải qua thời thơ ấu.

Cấm tắm, ép khóc và những phong tục cưới hỏi kỳ lạ trên thế giới
Bắt trói, đổ hỗn hợp bẩn lên người, cắm tắm 72 giờ trước đám cưới, xé váy cô dâu để nhận may mắn... là những phong tục cưới hỏi khó hiểu của các nước trên thế giới.
" alt="Chàng trai cưới cô gái vô tình gặp và chụp ảnh chung 23 năm trước"/>
Chàng trai cưới cô gái vô tình gặp và chụp ảnh chung 23 năm trước
Ngày 2/4 tại ĐH Mỹ thuật Việt Nam đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm New days. Theo đó, hơn 30 tác phẩm hội họa và điêu khắc chọn lọc của 8 hoạ sĩ nổi tiếng: Lý Trực Sơn, Trịnh Tuân, Trần Lê Nam, Đặng Tiến, Trịnh Quốc Chiến, Đào Châu Hải, Bùi Hải Sơn và Khổng Đỗ Tuyền được trưng bày."Triển lãm trực tuyến sẽ tạo cơ hội thưởng thức sống động và trải nghiệm gần với thực tế nhất nhờ những công nghệ hiện đại được thực hiện bởi các chuyên gia hàng đầu. Ưu thế lớn nhất của triển lãm trực tuyến là xóa bỏ hoàn toàn giới hạn không gian, thời gian của mọi đối tượng quan tâm, mô hình này đang là xu hướng quốc tế mà Indochine Art tiếp cận và mong muốn phát triển", nhà phê bình mỹ thuật Vũ Huy Thông chia sẻ.
 |
Tác phẩm Thanh âm mùa thu của Trịnh Quốc Chiến. |
8 nghệ sĩ nêu trên là những người có quá trình sáng tạo nghệ thuật lâu dài, được ghi nhận qua nhiều cuộc triển lãm trong nước và quốc tế, tác phẩm được sưu tập rộng rãi bởi các bảo tàng và sưu tập tư nhân. Nghệ thuật của họ có phong cách cá nhân rõ rệt, kỹ thuật tạo hình gây được ảnh hưởng đối với không ít nghệ sĩ trẻ.
 |
Tác phẩm Mùa thay lá của Đặng Tiến. |
Các tác phẩm trong triển lãm được sáng tạo từ nhiều chất liệu nghệ thuật khác nhau như sơn mài, sơn dầu, tổng hợp, đá, sắt, inox, đồng, mica… Trong đó, Khổng Đỗ Tuyền mang đến những tác phẩm điêu khắc có chủ đề về sóng, được sáng tạo từ chất liệu thép không gỉ. Họa sĩ Lý Trực Sơn giới thiệu các tác phẩm tranh chất sơn mài có chủ đề về vũ trụ. Họa sĩ Trần Lê Nam với các tác phẩm Acrylic trên toan về thân phận con người, sắc màu cuộc sống.
 |
Tác phẩm Sóng 3.01 của Khổng Đỗ Tuyền. |
Nhà điêu khắc Đào Châu Hải góp mặt với một số tác phẩm điêu khắc từ chất liệu đá. Họa sĩ Đặng Tiến giới thiệu chùm tác phẩm tranh sơn dầu mới sáng tác có chủ đề về biển, về mùa Đông, tháng Giêng. Họa sĩ Trịnh Chiến Quốc góp mặt với các tác phẩm tranh sơn mài, tranh chất liệu tổng hợp có chủ đề về thời gian, không gian. Họa sĩ Trịnh Tuân với các tác phẩm sơn mài có chủ đề về tình yêu, về thiên nhiên.
 |
Tác phẩm Tiếng vọng của Trịnh Quốc Chiến. |
 |
Tác phẩm Thân phận I của Lê Nam. |
Một vài trưng bày trong triển lãm:
 |
Tác phẩm Biển vắng của Đặng Tiến. |
 |
Tác phẩm Transfomation của Lý Trực Sơn. |
 |
Tác phẩm Phôi của Bùi Hải Sơn. |
 |
Tác phẩm Thân phận II của Trần Lê Nam. |
 |
Tác phẩm Một chiều mây của Trịnh Tuân. |
 |
Tác phẩm Đào Châu Hải. |
Tình Lê

49 bức tranh nude của 10 họa sĩ ở Hà Nội
Triển lãm mỹ thuật 'The Nude 1' trưng bày 49 tác phẩm sơn mài, sơn dầu, lụa, giấy Dó của các hoạ sĩ với mong muốn góp một phần nhỏ bé trên phương diện tạo hình về người phụ nữ.
" alt="30 tác phẩm hội họa và điêu khắc của 8 hoạ sĩ nổi tiếng"/>
30 tác phẩm hội họa và điêu khắc của 8 hoạ sĩ nổi tiếng

Hồ Hữu Hạnh khiến các học sinh khác ngỡ ngàng trước kỹ năng viết bằng chân. (Ảnh: Nhân vật cung cấp).Làm mọi việc bằng chân
Dù đã 20 năm trôi qua, mỗi khi có người nhắc đến tuổi thơ của cậu con trai Hồ Hữu Hạnh, bà Bùi Thị Hợp (45 tuổi, ngụ huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) vẫn rưng rưng nước mắt. Bà cho biết, chỉ biết con trai khiếm khuyết đôi tay khi tình cờ thấy áo con lòi ra ngoài chiếc khăn quấn.
Bởi, trước đó, khi phát hiện Hạnh không có đôi tay, gia đình vì sợ bà đau đớn đã giấu giếm sự thật, không cho bà biết. Mọi người quấn cậu bé đáng thương trong chiếc khăn lớn.
“Lần đầu thấy con không có đôi tay, tôi đau đớn đến ngất lịm. Sau này, mỗi lần cho con bú, nhìn vào hai vai con, tôi lại khóc nức nở, đau đớn vô cùng”, bà Hợp chia sẻ.
Cùng tâm trạng, ông Hồ Hữu Canh cũng khóc cạn nước mắt khi nhìn thấy con như con sâu được quấn trong chiếc khăn rộng thùng thình. Đôi vợ chồng trẻ luôn đau thắt lòng mỗi khi nghĩ đến tương lai cậu con trai chịu thiệt thòi từ lúc lọt lòng.
Thế nhưng, ngay giai đoạn tập bò, Hạnh đã chứng minh mình có một nghị lực phi thường. Như một con sâu, cậu bé luôn cố vươn người về phía trước. Lớn hơn một chút, Hạnh bắt đầu tự ý thức được việc mình thiếu đôi tay để rồi tự luyện tập để làm mọi việc bằng đôi chân trần.
 |
Không có đôi tay nhưng Hạnh vẫn có thể làm mọi việc như người bình thường. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Nhớ lại những tháng ngày bắt đầu luyện tập, biến 2 bàn chân thành đôi tay, Hồ Hữu Hạnh kể: “Lúc nhỏ, em chỉ tập làm những điều em muốn như: rửa chén, bơi lội, vệ sinh cá nhân… Rồi từ từ em làm được mọi việc bằng đôi chân của mình”.
“Em có tuổi thơ dữ dội lắm. Không có đôi tay, em vẫn tập xe đạp, trèo cây, leo mái nhà, trượt ván gỗ, bắn bi, búng thun… Để làm được như thế, em chịu nhiều đau đớn lắm. Những ngày đầu, rửa chén thì chén vỡ, miểng sành đâm rách chân, cắm điện thì bị giật, nấu ăn, đun nước thì bị phỏng, dao cắt… Người và chân em sẹo không à”, Hạnh kể thêm.
Nhận thấy cha mẹ trồng rau quanh năm vất vả, Hạnh cũng tìm cách đỡ đần. Hiện, em có thể cuốc đất bằng cằm, vác rau, nhổ cỏ bằng chân… phụ giúp cha mẹ. Song, điều khiến Hạnh cũng như cha mẹ em hạnh phúc, tự hào hơn cả là em đã vượt qua một chặng đường dài đầy trắc trở để trở thành sinh viên đại học.
“Chim cánh cụt” vào đại học
 |
Nay, cậu bé "chim cánh cụt" đã vào đại học, hòa nhập các sinh viên ngành Công nghệ thông tin trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Hạnh kể, con đường học tập của em là cả một hành trình chất chứa nhiều nỗi niềm. Ở đó có niềm vui, nước mắt và cả những nỗi đau thầm kín. Con khuyết tật, vợ chồng ông Canh nghĩ con chẳng thể đến trường.
Nhưng khi thấy bạn bè đi học mẫu giáo, Hạnh cũng rạo rực muốn được đến lớp. Hạnh không dám nói với ba mẹ, lặng lẽ theo chân người bạn đối diện nhà đến trường.
Đến nơi, cậu bé có biệt danh “chim cánh cụt” đứng bên ngoài nhìn vào lớp học. Hạnh thấy các bạn học vui lắm, được ăn đồ ăn ngon, có đồ chơi đẹp. Hạnh ao ước được vào lớp chơi cùng bạn bè.
Em kể: “Em đứng ngoài lớp 3 - 4 ngày thì được cô giáo mầm non chú ý. Sau đó, cô ra gặp em và hỏi em có muốn vào học không. Em gật gật đầu rồi cô dẫn em vào lớp”.
“Lúc đó, em chưa có đồng phục, đồ dùng học tập. Cô đến tận nhà em khuyên ba mẹ em cho em đi học. Nếu được, cô sẽ mua cặp, sách cho em. Thế là ba mẹ em đồng ý”, Hạnh kể thêm.
 |
Hạnh chụp ảnh cùng Phó Hiệu trưởng trường đại học Lạc Hồng. (Ảnh: Nhân vật cung cấp). |
Đi học, Hạnh phải tự luyện tập thêm một kỹ năng mới khó hơn bất kỳ kỹ năng nào trước đó là viết bằng chân. Em kể: “Không như các bạn khác có người cầm tay dạy viết, em đâu có ai cầm chân cho đâu. Em tự tập. Luyện đến sưng cả bàn chân, các ngón chân sưng phồng, tê cứng”.
Nhưng chưa bao giờ Hạnh nghĩ đến việc từ bỏ. Cuối cùng, những ai tưởng em đến trường chỉ để cho vui đều ngạc nhiên. Cuối năm học, “chim cánh cụt” được nhà trường tặng giấy khen “bé giỏi bé ngoan”.
Với kết quả ấy, tưởng chừng con đường học tập của Hạnh sẽ rộng mở. Nào ngờ, vào lớp 1, Hạnh không được trường nhận vào học. Nhà trường tư vấn gia đình Hạnh đưa em vào trường khuyết tật để học tập.
Hạnh không chịu. “Em nằng nặc bảo ba mẹ đi xin học. Cuối cùng, nhà trường nhận em vào học thử, xem có học được không rồi tính tiếp. Hoàn thành năm lớp 1, em được giấy khen học sinh giỏi”, Hạnh kể.
Tuy nhiên, đến lớp 7, sóng gió một lần nữa ập đến với em. Những lời châm chọc, mỉa mai của bạn bè khiến sự tự ti, mặc cảm bấy lâu em đè nén trỗi dậy. Không thể vượt qua, Hạnh bỏ học.
Song, cuối cùng em cũng nhận biết, sự tự ti, mặc cảm ấy không giúp em thành công hay phát triển bản thân. “Em thấy rằng, để vượt qua nghịch cảnh, em phải nỗ lực, phải làm điều người ta không làm được. Em không muốn là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Để làm điều ấy em phải đi học”.
Cuối cùng, những nỗ lực ấy đã dẫn đường cho “chim cánh cụt” vào đại học. “Đi học, em nhận thấy rằng, tương lai sẽ rộng mở hơn nếu em tiếp tục bước qua những rào cản, những khó khăn trong cuộc sống. Có như vậy, em mới giúp ích cho xã hội, có thêm động lực vượt qua giới hạn để phát triển bản thân”.
Tháng trước, Hạnh tự bắt xe lên TP Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), nộp hồ sơ và trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin của trường đại học Lạc Hồng. Hạnh kể: “Công nghệ thông tin là ngành em vô tình gặp sau khi quay phóng sự vào hè năm lớp 1”.
“Lúc đó, đài truyền hình hỏi em biết đánh máy không. Em trả lời là có. Đến năm lớp 3 em bắt đầu thích máy tính và có ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin”, em kể thêm. Những năm đầu trên ghế giảng đường, Hạnh nói em rất tự tin và sẽ cố gắng hiện thực hóa ước mơ trở thành kỹ sư công nghệ thông tin.
Sinh viện có ý chí, nghị lực đáng trân trọng Ông Nguyễn Hữu Quỳnh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Lạc Hồng nhận xét: “Hạnh không có tay nên chúng tôi gọi em là “chim cánh cụt” nhưng ý chí, nghị lực của em rất đáng trân trọng. Trong thời gian vừa qua, em cũng đã tham gia vào các hoạt động công nghệ thông tin và rất đam mê trong lĩnh vực này. Dù mới nhập học, nhưng em đã hòa nhịp cùng các bạn sinh viên khác. Từ khi còn là học sinh, Hạnh đã được thầy Hiệu trưởng nhà trường chu cấp chi phí ăn uống hàng tháng cho em. Bây giờ, thầy vẫn tiếp tục công việc này. Nhà trường cũng đã miễn toàn bộ học phí cho Hạnh”. |

Quá khứ cơ cực, làm phụ hồ của giảng viên 8X ở Hà Nội
Những ngày làm phụ hồ, anh Nguyên luôn đau đáu về một tương lai tốt hơn. Từ nghề nấu ăn, anh từng bước học tập, rèn luyện, trở thành giảng viên trường đại học lớn ở Hà Nội.
" alt="Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai"/>
Nghị lực của chàng trai không tay vừa vào đại học ở Đồng Nai