Thấu hiểu những vấn đề cha mẹ lớn tuổi đang gặp phải, giúp họ yên tâm tận hưởng cuộc sống, “Điều con muốn làm” kỳ vọng sẽ là cầu nối, giúp bậc làm con trao tặng đến thành viên lớn tuổi trong gia đình món quà sức khỏe ý nghĩa.
![]() |
2 số đầu tiên của chương trình đã đem đến những câu chuyện vừa đời thường, vừa cảm động, lan tỏa thông điệp yêu thương cho cộng đồng.
Số đầu tiên kể về một người mẹ đã hơn 100 tuổi rất minh mẫn và đẹp lão. Niềm vui của bà là thay đồ đẹp, làm dáng một chút khi có khách, được con gái út đưa ra hiên nhà xem hoa cỏ mỗi ngày. Đã 20 năm nay, cuộc sống của 2 mẹ con cứ bình dị trôi qua như thế.
Cô Hoàng - người con gái chia sẻ: “Nói về mẹ tôi, cả một đời lo cho họ hàng con cái, giúp đỡ mọi người rất nhiều. Nay mẹ tôi đã 101 tuổi rồi, chúng tôi xác định chăm cho mẹ hết sức hết lòng, cho mẹ cảm thấy vui vẻ.”
![]() |
BS Ngọc tới thăm khám sức khỏe cho bà Hải đã 101 tuổi. |
Số thứ 2 là câu chuyện tình đã hơn 50 năm của một cặp vợ chồng già ở TP.HCM.
“Ba má tôi năm nay người 93, người 83 tuổi rồi nhưng ba tôi vẫn gọi má là “cục vàng” - lời giới thiệu của chị Lan về cha mẹ của mình.
Sau cơn bạo bệnh, bà yếu hẳn đi nhưng ông vẫn bình tĩnh chăm sóc, yêu thương và vỗ về bà như mấy chục năm qua. Ông vẫn xoa đầu, vuốt tóc bà như khi tóc bà còn dài và đen nhánh.
Ông bảo: “Hai vợ chồng suôn sẻ nhất là từ trước tới nay là không có gây lộn, thành ra trìu mến từ hồi cưới tới giờ, chứ không phải mới đây. Chứ mình cũng biết, nhiều khi bà cực, mình làm gì bà ấy giận bà ấy la mình, mình chỉ cười rồi tránh đi.” Với ông, niềm vui và hạnh phúc là khi ở tuổi thất thập cổ lai hy vẫn có bà bên cạnh và có con cháu quây quần.
![]() |
“Ba má tôi năm nay người 93, người 83 tuổi rồi nhưng ba tôi vẫn gọi má là cục vàng”. |
Chị Lan tâm sự: “Mình nghĩ mình chăm cha mẹ mình sao thì sau này con mình chăm mình y như vậy”. Đó là cách nối dài sự liên kết trong gia đình, để sự ấm áp yêu thương lan tỏa mãi.
Đây cũng là kỳ vọng của chương trình "Điều con muốn làm" khi kết nối con cái và cha mẹ gần nhau hơn, để người lớn tuổi có được sức khỏe và sự an vui trong tình yêu thương của mọi thành viên trong gia đình.
Chương trình "Điều con muốn làm" diễn ra từ 15/08 - 30/09/2020, SunMate sẽ cùng bác sĩ phòng khám đa khoa SIM Med đến nhà khám sức khoẻ cho cha mẹ bạn đồng thời tư vấn cho bạn cách để chăm sóc cho cha mẹ tốt nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh cũng như tình trạng sức khỏe của cha mẹ bạn. Đăng ký tham dự tại: http://dieuconmuonlam.sunmate.com.vn/ |
(Nguồn: SunMate)
" alt=""/>‘Điều con muốn làm’Dù gia cảnh không quá giàu có nhưng em khá sành điệu, bản thân em là người thích ăn ngon mặc đẹp. Em thường thích những chỗ ăn uống sang chảnh; thích đi du lịch; quần áo, điện thoại… đều phải mua ở những nơi có thương hiệu.
Vì em chưa đi làm, chưa có tiền nên mọi khoản đều do tôi chu cấp. Bản thân tôi là nhân viên IT của một công ty lớn. Thu nhập của tôi khá ổn nhưng tôi phải thay bố mẹ lo cho 2 em ở quê đang ăn học nên cũng không quá dư giả.
![]() |
Ảnh: Đức Liên |
Vì vậy tôi thường xuyên bị bạn gái trách móc. Em nói rằng, bạn em được người yêu mua cho cái nọ, cái kia còn từ khi quen tôi, em chẳng nhận được món quà nào giá trị.
Em còn nói, bạn trai của bạn bè em đều có ô tô trong khi tôi đi lại bằng chiếc xe máy đã cũ. Họ thường đi du lịch, check in ở những nơi sang chảnh…
Sợ người yêu tủi thân, tôi cũng ra sức chiều lòng em. Nhưng dường như những cố gắng của tôi không được em nhìn nhận. Giữa chúng tôi vẫn luôn là một khoảng cách không bao giờ rút ngắn được…
Mâu thuẫn của chúng tôi ngày càng nhiều. Hôm thứ Bảy tuần trước, kỉ niệm 6 tháng quen nhau, em muốn làm một điều gì đó thật đặc biệt. Vì vậy tôi mời em đi ăn tối. Để tránh làm em phật ý, tôi chọn một nhà hàng khá nổi tiếng.
Hôm đó, em trang điểm và ăn mặc lộng lẫy, trông rất xinh đẹp. Đi với người yêu như vậy, tôi cũng rất đỗi tự hào.
Khi chúng tôi vào nhà hàng, em gọi món mà không cần nhìn giá. Em gọi rất nhiều món. Khi phục vụ bê món ăn lên, em không ăn vội mà ra sức chụp ảnh để đăng lên face.
Ảnh em đăng lên, nhận được “cơn mưa” lời khen từ bạn bè. Tuy nhiên, bức ảnh đó em không hề nhắc đến tôi.
Em gọi nhiều nhưng ăn khá ít với lý do ăn nhiều sợ béo. Nhìn bàn toàn thức ăn để thừa tôi thấy thật lãng phí. Tôi cố gắng ăn nhiều nhưng không xuể. Buổi ăn tối, em tỏ ra rất hài lòng. Sau đó, chúng tôi dự định đi uống cà phê ở một quán mà ngày xưa chúng tôi quen nhau lần đầu tiên.
Tuy nhiên gần cuối bữa tiệc kỷ niệm, nhìn đồ ăn thừa rất lãng phí nên tôi muốn mang về. Tôi nói với người phục vụ là muốn đưa đồ về nên họ biết ý mang cho tôi mấy hộp để đựng.
Nhân viên nhà hàng cũng khéo léo lấy phần đồ ăn thừa vào hộp cho tôi. Phải mất 4 chiếc hộp mới đựng hết số đồ thừa đó.
Sau đó, tôi đưa đồ thừa ra quầy và thanh toán tiền ăn bữa tối. Đúng như tôi dự đoán, bữa ăn có giá lên đến 3 triệu đồng cho 2 người.
Người yêu tôi tỏ vẻ không vui. Khi tôi chuẩn bị ra lấy xe để chở em sang quán cà phê thì em vùng vằng. Tôi không hiểu nhưng em nhất định không nói. Cuối cùng, em giận dỗi vẫy taxi đi về bỏ lại tôi với chiếc xe máy và nỗi hoang mang.
Đêm đó, tôi nhắn tin, gọi điện nhưng em không thèm đáp lại. Đến nửa khuya, em mới mở lời rằng, tôi làm em mất mặt. Việc “Mất mặt” của tôi là lấy đồ ăn thừa mang về, không chịu tip tiền cho nhân viên phục vụ…
Em nói, vào nhà hàng sang chảnh, ăn mặc lồng lộn mà tôi tính toán, tiếc cả chút đồ ăn thừa như thế là “kém sang”. Biết tính tôi chi li, hà tiện như vậy, ngay từ đầu em đã không quen để tránh sau này kết hôn, tôi lại “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”.
“Đi nhà hàng sang, anh phải tip cho nhân viên. Nhìn ánh mắt của nhân viên khi anh xin hộp mang đồ ăn thừa về, em cảm thấy vô cùng xấu hổ”, em đã nói vậy.
Tôi chia sẻ rằng, việc lấy đồ ăn thừa là hết sức bình thường. Đó là số tiền mình bỏ ra, mình có quyền được mang về nhưng em không đồng tình.
Mấy nay em vẫn giận dỗi, có lẽ nào tôi đã quá cố chấp khi níu giữ mối tình này?
Khi tôi đang đi công tác, vợ tôi kéo người đến tận khách sạn tôi ở để đánh ghen. Cô ấy làm chồng bẽ mặt trước bao người…
" alt=""/>Bạn gái chê tôi quê mùa khi gói đồ ăn thừa mang vềPhần lớn các ý kiến đều cho rằng, ngoài trách nhiệm sinh và nuôi con khôn lớn, các bậc cha, mẹ cũng nên tích lũy, chuẩn bị cho giai đoạn tuổi cao sức yếu.
Không ít độc giả cũng nhấn mạnh, về phần các con, nếu không có điều kiện chu cấp cho đấng thân sinh, cũng nên báo hiếu, quan tâm ở nhiều hình thức khác nhau. Bởi từ ngàn đời xưa, với người Việt, chữ “hiếu” luôn được đặt lên hàng đầu.
Hãy để “Đời cua cua máy, đời cáy cáy đào”
Độc giả có tựa đề bình luận là “Không nên” đã bày tỏ quan điểm: “Đời người giống như một vòng tròn vô tận. Chúng ta được sinh ra, nuôi lớn, lấy vợ sinh con và nuôi con khôn lớn.
Sau đó, con chúng ta lại lấy vợ, sinh con, nuôi con khôn lớn... Ai cũng sẽ được nuôi và phải nuôi.
![]() |
Xét về khía cạnh tuần hoàn thì chẳng ai nợ ai, chỉ là được cho và phải cho. Về khía cạnh quan hệ huyết thống, ai cũng phải có trách nhiệm và bổn phận (Bạn sinh con, bạn phải nuôi nó khôn lớn. Các con phải chăm cha, mẹ lúc ốm đau, bệnh tật về già)”.
Từ đó độc giả này rút ra kết luận: “Bởi vậy, chúng ta không nên có tư tưởng phụ thuộc vào con cái”.
Tương tự, độc giả Lê Phương nhấn mạnh: “Chúng ta hãy tự lo cho mình, đừng dựa vào người khác kể cả con. Bố mẹ cần phải tích lũy lúc còn khỏe, để lo khi về già. Quan niệm "con cái là của để dành" hiện nay đã không còn chuẩn nữa”.
Đồng quan điểm trên, độc giả Anh Đào cũng “hiến kế” cách đối phó với tuổi già. Chị khuyên các bậc làm cha làm mẹ nên có các loại quỹ:
1. Quỹ dành cho con.
2. Quỹ tham gia BH nhân thọ: Đề phòng rủi ro bất trắc xảy ra trong cuộc sống. Nếu bình an, kết thúc hợp đồng, chúng ta cũng có một khoản tiền.
3. Quỹ hưu trí: Mặc dù có BHXH tham gia trong quá trình đi làm tuy nhiên số tiền quá nhỏ, chúng ta nên để dành thêm một khoản nữa.
4. Quỹ đầu tư nhàn rỗi: Quỹ này có thể mua vàng, USD tích trữ, làm phương tiện kinh doanh sau khi về hưu hoặc dùng khi về già.
Độc giả này cũng nhấn mạnh: “Thương con đến mấy nhưng không được bán nhà qua ở chung với con. Vì nhà mình mình ở, nhà con con ở. Con khi có gia đình sẽ là người trưởng thành và có cuộc sống riêng. Tuổi già nên tập thể dục, đi du lịch những nơi mình muốn đến nhất”.
Bạn đọc Anh Đào khẳng định thêm, chúng ta không nên mạo hiểm đầu tư lớn vào con vì nó như canh bạc cuộc đời. Chúng ta cũng phải tự biết chia quỹ để chăm lo tuổi già, không lệ thuộc vào con. Bởi như thế bạn là gánh nặng cho con, đặc biệt khi kinh tế của chúng không vững vàng.
Cha mẹ hiện đại phải nhìn xa trông rộng, thay đổi quan niệm tư duy để có được cuộc sống tự do, hạnh phúc và không lệ thuộc vào bất cứ ai.
Báo hiếu có thể dưới nhiều hình thức
Mặc dù mỗi thế hệ đều phải có trách nhiệm với chính cuộc đời mình, không thể trông cậy, dựa dẫm vào người khác nhưng tình cảm gia đình luôn là sợi dây cần được gìn giữ.
Theo đó, cha mẹ có thể chủ động kinh tế, tự lập về già nhưng con cái phải có trách nhiệm yêu thương, động viên họ, đặc biệt những lúc đau ốm, mệt mỏi. Đây cũng chính là quan điểm của nhiều độc giả, trong đó có bạn đọc ký tên NTTP.
Độc giả này chia sẻ: “Đã là người trong gia đình thì cần có trách nhiệm với nhau. Con cái phải có trách nhiệm với bậc sinh thành và ngược lại, kể cả anh em cũng còn phải có trách nhiệm với nhau khi có khó khăn. Tuy nhiên, cần phân biệt rõ khái niệm "Trách nhiệm" không có nghĩa là cứ phải sống cùng và ở thật gần”.
Dù không ở cạnh nhưng các con không thể bỏ bê, vô tâm với cha mẹ. Họ có thể thể hiện chữ hiếu bằng cách hỏi thăm, động viên cha mẹ thường xuyên để gắn kết tình cảm gia đình.
Độc giả Nguyễn Kiêm Dũng cũng phân tích, trách nhiệm của cha mẹ là nuôi dạy con khôn lớn thành người. Trách nhiệm của con cái là phải báo hiếu cha mẹ khi cha mẹ già yếu. Từ ngàn đời xưa, cổ nhân đã dạy: "Trẻ cậy cha, già cậy con", chân lý ấy không bao giờ thay đổi.
Nhưng mỗi thời đại, mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, do sự phát triển của khoa học, công nghệ và đời sống văn hóa, vật chất mà "trẻ cậy cha, già cậy con" cũng có những thay đổi về nội dung và hình thức thể hiện.
Các độc giả đều cho rằng, có nhiều cách để có thể làm tròn trách nhiệm với cha mẹ, không chỉ là sự chia sẻ về vật chất, tiền bạc. Dù cách nào, cũng phải thể hiện sự biết ơn, trân trọng người đã sinh thành, nuôi dưỡng mình.
Độc giả ở email Lean…@gmail.com viết: “Sinh con, ai cũng muốn con tự lập tốt. Người cha, người mẹ nào cũng muốn không làm phiền nhiều đến con khi mình tuổi già. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng ta vô tâm, bỏ mặc cha mẹ”.
Độc giả này chia sẻ thêm: “Không cần thiết sống chung, các con có thể ghé qua nhà tặng mẹ một cái áo, hộp thuốc bổ, một gói bánh cha mẹ thích ăn.
Hay đơn giản, một sáng, ta nhấc máy gọi điện nhắc nhở cha, mẹ giữ ấm khi ra đường. Tôi tin không người cha, người mẹ nào lại không thể cảm động”.
Bạn nghĩ gì về quan điểm này? Làm thế nào để về già được sống tự do, hạnh phúc, bớt phụ thuộc con cháu? Hãy gửi cho chúng tôi ý kiến của bạn bằng cách viết vào phần bình luận phía cuối bài hoặc gửi về địa chỉ mail: bandoisong@vietnamnet.vn. Những ý kiến hay sẽ được biên tập và đăng tải trên mục Đời sống của báo. Trân trọng cảm ơn." alt=""/>Người già không phiền con nhưng con không được vô tâm bỏ mặc cha mẹ