Các tòa án đã chất vấn chính quyền các bang về sự chuẩn bị của họ. Một số chuyên gia khuyến cáo,ẤnĐộcóthểngănchặnlànsógiải bóng đá vô địch quốc gia việt nam làn sóng Covid-19 thứ ba có thể càn quét Ấn Độ trong vòng 12 - 16 tuần tới, trong khi những người khác lo ngại, các biến thể mới, bao gồm cả biến thể Delta Plus được đề cập đến nhiều gần đây, có thể làm suy yếu các loại vắc xin hiện có.
Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của nhiều người dân Ấn Độ hồi tháng 4-5. Ảnh: Reuters |
Delta Plus có liên quan đến Delta, biến thể được phát hiện đầu tiên ở Ấn Độ hồi năm ngoái và là thủ phạm gây ra làn sóng thứ hai chết người ở quốc gia Nam Á. Tuy nhiên, những lo sợ về Delta Plus có bị phóng đại? Theo BBC, các đợt lây nhiễm tiếp theo dự kiến sẽ xảy ra, nhưng mức độ nghiêm trọng và khả năng lây lan của chúng phụ thuộc vào một số yếu tố.
Các biện pháp bảo đảm an toàn
Số ca nhiễm mới Covid-19 trung bình hàng ngày ở Ấn Độ đã giảm xuống chỉ còn hơn 50.000 ca trong những ngày gần đây, sụt mạnh so với mức cao nhất 400.000 ca/ngày vào tháng 5. Điều này phần lớn là do các bang đã cho thực thi phong tỏa nghiêm ngặt.
Sự đông đúc ở các khu chợ, các lễ hội tôn giáo... đã bị đổ lỗi gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai. Các quyết định chính sách tồi, sự giám sát kém và phớt lờ các cảnh báo sớm cũng là những lí do khác dẫn đến đợt lây nhiễm nghiêm trọng vừa qua. Theo các chuyên gia, nếu những sai lầm tương tự lặp lại, chúng có thể thúc đẩy làn sóng thứ ba.
Tiến sĩ Chandrakant Lahariya, một chuyên gia chính sách công và hệ thống y tế nhận định, Ấn Độ một lần nữa đang ở giai đoạn khó khăn và cách mọi người hành xử sẽ quyết định phần lớn số phận của làn sóng tiếp theo.
Ông Lahariya nói, điều quan trọng là các bang phải tái mở nền kinh tế dần dần. "Nếu chúng ta vội vàng mở lại và mọi người không tuân theo các quy trình bảo đảm an toàn, chúng ta sẽ chỉ khiến virus lây lan nhanh hơn", ông Lahariya cảnh báo. Chuyên gia này khuyến nghị áp dụng các biện pháp an toàn ở "mức cục bộ" và nếu các thị trường cũng như doanh nghiệp không tuân theo quy định, họ cần phải bị xử phạt.
Các cơ sở hỏa táng ở Ấn Độ hoạt động suốt ngày đêm. Ảnh: Reuters |
Mối đe đọa từ các biến thể mới
Biến thể Delta chủ yếu tạo ra làn sóng thứ hai. Các chuyên gia tin rằng nhiều biến thể như vậy có thể xuất hiện trong tương lai, nếu virus tấn công những người dân dễ bị tổn thương.
Chính phủ Ấn Độ tuyên bố, biến thể mới Delta Plus là "biến thể đáng quan ngại". Song, hiện chưa có đủ dữ liệu để nói nó có thể gây ra làn sóng thứ ba. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng kịch bản "có thể thay đổi trong vòng vài tuần".
Tiến sĩ Lalit Kant, chuyên gia dịch tễ học cho hay, nguy cơ các biến thể mới làm chệch hướng cuộc chiến chống dịch vẫn còn tồn tại chừng nào virus còn tiếp tục lây lan. “Chúng ta cần thúc đẩy hơn nữa các nỗ lực giải trình tự gien để xác định sớm các biến thể nguy hiểm và áp dụng những biện pháp ngăn chặn", ông Kant nói thêm.
Ấn Độ đã giải trình tự gien khoảng 30.000 mẫu tính đến tháng 6, nhưng các chuyên gia tin cần phải làm nhiều hơn nữa. Tiến sĩ A Fathahudeen lưu ý, các loại vắc xin hiện tại dường như có hiệu quả đối với các biến thể đã biết, nhưng không có gì đảm bảo chúng sẽ có tác dụng đối với các biến thể mới. Đã có những trường hợp người bị bệnh dù đã được chủng ngừa.
Ông Fathahudeen tin, một làn sóng lây nhiễm mới là không thể tránh khỏi nhưng "chúng ta có thể trì hoãn và ngăn chặn nó bằng các biện pháp thích hợp như giải trình tự gien, theo dõi các đột biến và tuân thủ nghiêm các biện pháp an toàn".
Khả năng miễn dịch từ tiêm chủng và phục hồi sau mắc bệnh
Hậu quả của làn sóng thứ ba còn phụ thuộc vào mức độ miễn dịch của người dân Ấn Độ từ cả việc nhiễm bệnh trước đây, cũng như thông qua quá trình tiêm chủng. Nước này đã tiêm trung bình 3,25 triệu liều vắc xin ngừa Covid-19 mỗi ngày trong thời gian từ ngày 9 - 22/6. Tuy nhiên, Ấn Độ cần phải tiêm tới 8,5 - 9 triệu liều/ngày để đạt mục tiêu chủng ngừa cho mọi cá nhân đủ điều kiện chủng ngừa vào cuối năm 2021.
Theo BBC, cho đến hiện tại, mới chỉ hơn 4% dân Ấn Độ được tiêm đủ 2 liều và khoảng 18% người dân được tiêm ít nhất một liều.
Nhân viên y tế đang tiêm vắc xin cho người dân tại Bangalore, Ấn Độ. Ảnh: THX |
Tiến sĩ Lahariya nói, nếu tốc độ chủng ngừa không tăng lên, hàng triệu người vẫn dễ bị tổn thương, mặc dù khả năng miễn dịch sau khi hồi phục vì mắc bệnh trong quá khứ có thể bảo vệ họ.
Tuy nhiên, hiện khó để xác định số người Ấn Độ từng mắc Covid-19 và có thể đã phát triển các kháng thể tự nhiên để chống lại virus. Nhiều người ở các thành phố, thị trấn và làng mạc đã phải vật lộn để đi xét nghiệm và không có cách nào để biết liệu họ đã bị nhiễm bệnh hay chưa. Ngay cả số ca tử vong vì dịch cũng không được báo cáo đầy đủ.
Theo tiến sĩ Lahariya, số người có khả năng miễn dịch với virus do từng nhiễm bệnh trước đó có là 55 - 60%. Gautam Menon, giáo sư vật lý và sinh học tại Đại học Ashoka đưa ra con số thậm chí còn cao hơn là 60 - 70%. Chuyên gia này tin, Ấn Độ sẽ không phải chịu đựng cường độ tàn phá như làn sóng thứ hai lần nữa. Song, ông cũng cảnh báo mọi người không nên tự mãn.
Các chuyên gia đều nhất trí rằng, mọi người không thể xem nhẹ Covid-19 vì Ấn Độ vẫn còn đông đảo người dân dễ bị tổn thương và đối mặt với nguy cơ bùng phát các biến thể có khả năng gây chết người tiềm ẩn.
Tuấn Anh
Cảnh sát Ấn Độ dùng xe rác chở thi thể nghi nhiễm Covid-19
Hình ảnh một số cảnh sát Ấn Độ sử dụng xe rác để chở thi thể nghi nhiễm Covid-19 đang gây xôn xao dư luận nước này suốt hai ngày qua.