Sa sút trí tuệ là bệnh lý ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống người bệnh. Họ không nhớ về chính mình,úttrítuệkhiếnngườigiàgọicondâumìnhơicontrailàbốma túy người thân.
Bà Bùi Thị Chiên (67 tuổi, Hà Đông, Hà Nội) chăm sóc chồng 76 tuổi, bị chứng teo não. Ông phát bệnh từ hơn 4 năm trước, tình trạng ngày càng nặng hơn.
"Ban đầu, chồng tôi chỉ nhầm lẫn sự việc. Nhiều lần vợ ở nhà nhưng ông ấy trách bỏ sang nhà con mấy ngày không về. Ông ấy rất thích bia nhưng uống tới say vẫn bảo chưa, trách bị vợ con cấm", người phụ nữ này than thở.
Sau một thời gian, người chồng không nhớ được tên mọi người trong gia đình. Hằng ngày, ông ca thán vợ con không cho ăn cơm, dù vừa ăn cách đó 1 giờ.
Ngoài sa sút trí tuệ, chồng bà Chiên còn mất định hướng không gian, thời gian. Nhiều đêm, cả gia đình đang ngủ, ông dậy bật đèn đọc sách, xem tivi. Người thân luôn phải theo sát vì khi ra ngoài chơi, ông không nhớ đường về. Bác sĩ tư vấn bệnh này không chữa được, chỉ uống thuốc làm chậm quá trình lão hóa.
Mẹ của chị Ngọc Anh (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng bị sa sút trí tuệ cách đây 3 năm, có dấu hiệu quên. Khi tình trạng nặng, bà hay đổ lỗi con cháu lấy trộm đồ. Gia đình đưa bà đi khám, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị Alzheimer.
Ở tuổi 80, bà cụ đọc thơ, hát hò suốt ngày như đứa trẻ mới lớn. Hằng ngày, bà xưng em với tất cả mọi người, liên tục đòi về với bố mẹ.
Thạc sĩ, bác sĩ Bùi Văn San - Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - cho biết sa sút trí tuệ là nhóm bệnh suy giảm trí nhớ ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày, trong đó mất trí nhớ là triệu chứng đặc trưng.
Theo bác sĩ San, triệu chứng của bệnh gồm thay đổi nhận thức, mất trí nhớ, khó giao tiếp, thị giác giảm, khó lập kế hoạch tổ chức, vận động, nhầm lẫn và mất phương hướng (dễ lạc đường).
Một số trường hợp có triệu chứng hoang tưởng, ảo giác, trầm cảm, lo âu hoặc thay đổi tính cách, ghen tuông, ăn mặc cẩu thả, có xu hướng thu mình hoặc kích động về đêm. Thậm chí, bệnh nhân la hét suốt đêm, hành vi phức tạp.
Bác sĩ San lưu ý, trong cuộc sống, bạn có thể quên chìa khóa, đồ dùng nhưng hành động này chỉ thoáng qua. Đối với người sa sút trí tuệ, tình trạng này ngày càng nặng.
Bệnh chưa có thuốc đặc trị và chủ yếu được khuyên dự phòng. Chúng ta duy trì thói quen sống lành mạnh, tăng cường tham gia các hoạt động xã hội, tìm người chăm sóc, hỗ trợ và cần có chiến lược trong chăm sóc người bệnh.
Trên thế giới có 50 triệu người bị sa sút trí tuệ, cứ 3 giây lại phát hiện 1 ca mới. Ở Việt Nam, có khoảng 500.000 người bị nhóm bệnh trên. Số lượng bệnh nhân đang tăng rất nhanh và có thể lên đến 1,2 triệu người vào năm 2030, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân không được tiếp cận, chẩn đoán và điều trị sớm nên thường đến bệnh viện ở giai đoạn muộn, người bệnh không chăm sóc được bản thân, gây ra gánh nặng lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Vì vậy, từ năm 2022, Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch quốc gia về phòng chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, trong đó, đề cập mục tiêu là 30% người mắc sa sút trí tuệ được sàng lọc và phát hiện.
Trong cộng đồng, để phòng ngừa tốt bệnh sa sút trí tuệ, người dân nên thực hiện bỏ thuốc lá, hạn chế bia rượu, khám sức khỏe định kỳ. Người trên 65 tuổi cần kiểm soát tốt các bệnh lý nền sẵn có như đái tháo đường, rối loạn lipid, tăng huyết áp, các bệnh mạn tính khác, tập thể dục thường xuyên, duy trì cuộc sống hoạt động thể lực phù hợp với lứa tuổi.
Bệnh nhân ung thư được người thân mang tặng cả bao hoa đu đủ đựcNhiều người cho rằng hoa đu đủ đực có tác dụng tốt trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, công dụng của loại hoa này chưa được nghiên cứu rõ ràng.