Tình trạng của Nicole hiếm gặp đến mức cha mẹ của bé gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin về căn bệnh, đặc biệt là những ca đã chữa khỏi.
Gia đình đã tới gặp Tiến sĩ Patrick Byrne, Chủ tịch của Viện Đầu và Cổ ở bang Ohio. Ông hy vọng có thể chữa khỏi bệnh cho Nicole khi bắt đầu một ca phẫu thuật kéo dài 12 tiếng.
Quá trình điều trị dự kiến kéo dài. Nicole phải mất 2 đến 3 năm mới có được nụ cười giống mọi người.
Tiến sĩ Byrne nói với ABC News: “Khi một người mất khả năng thể hiện cảm xúc trên khuôn mặt, điều đó có những ảnh hưởng sâu sắc. Không chỉ tác động đến cách bạn cảm nhận về bản thân mà còn ở cách mọi người phản ứng với bạn”.
Vào tháng 6/2021, Tiến sĩ Byrne cùng năm bác sĩ phẫu thuật, một bác sĩ gây mê và nhiều y tá thực hiện ca phẫu thuật tái tạo khuôn mặt cho Nicole. Họ cấy lên mặt của bé một dây thần kinh cảm giác lấy ở chân. Đây là hình thức mổ lần đầu tiên được áp dụng ở trẻ nhỏ.
"Chúng tôi xác định một dây thần kinh ở phần mặt bình thường, nối với dây thần kinh lấy từ chân. Ê-kíp phải mổ xẻ từng nhánh dây thần kinh trên mặt”, Tiến sĩ Byrne giải thích.
Nhờ vậy, Nicole có thể biểu lộ cảm xúc khá tự nhiên, không chỉ miệng cười mà mắt cũng cười. Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn tiếp tục mong đợi tình trạng được cải thiện hơn nữa theo thời gian.
Hơn một năm sau khi phẫu thuật, Nicole chia sẻ: "Cháu cảm thấy hạnh phúc với nụ cười mới của mình, mọi chuyện thực sự kỳ diệu".
Cô bé đang học lớp 5, yêu thích lịch sử và làm thủ công. Nicole cho biết, em cảm thấy vui khi chia sẻ câu chuyện của mình với hy vọng: "Những người bị liệt mặt có thể nhận được sự giúp đỡ”.
Bố mẹ của em tâm sự, dù những tháng trước và sau cuộc phẫu thuật rất khó khăn nhưng họ hạnh phúc khi thấy Nicole tiến triển tốt như vậy. Họ muốn kể câu chuyện để mang lại hy vọng cho những gia đình khác, giống như họ trước đây, đang tìm cách giúp đỡ con mình.
Chương trình nhằm nâng cao nhận thức về hiện diện trực tuyến trên môi trường Internet, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Thông qua chương trình, người dân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể sẽ được hỗ trợ kỹ năng sử dụng Internet để phát triển bản thân, kinh doanh, thiết lập thương hiệu số và hiện diện trực tuyến với tên miền “.vn”.
Chương trình giúp các địa phương nâng cao chỉ số kinh tế số trong bộ chỉ số chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số bền vững, từ gốc. Ở tầm quốc gia, chương trình góp phần mở rộng, tăng cường hiện diện chủ quyền Việt Nam trên không gian mạng.
Đồng thời, chương trình cũng góp phần tăng tỷ lệ sử dụng tên miền quốc gia “.vn” và thứ hạng Việt Nam trong Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII), phát triển nội dung và dịch vụ trực tuyến trong nước, thúc đẩy dữ liệu người Việt được lưu trữ, quản lý tại Việt Nam.
Mục tiêu trong giai đoạn 2024-2025 là có tối thiểu 400.000 tên miền “id.vn”, “biz.vn” cùng các dịch vụ số (website, email) được đăng ký sử dụng. Bộ TT&TT đặt mục tiêu sẽ có tối thiểu 1 triệu tên miền “.vn” được đăng ký sử dụng năm 2025, đạt top 20-30 thế giới.
Ở Việt Nam, số lượng tên miền quốc gia ".vn" hiện đạt khoảng 610.000 tên miền. Tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký sử dụng tên miền ".vn" chiếm khoảng 25%.
Theo báo cáo Chỉ số thương mại điện tử (EBI) năm 2023, tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam có website hiện chỉ đạt 44% (bao gồm cả tên miền quốc tế và tên miền ".vn").
Trong khi đó, năm 2022, tỷ lệ này ở Ấn Độ là 31,14% doanh nghiệp nhỏ, 53,19% doanh nghiệp vừa. Tại Hàn Quốc, 68% doanh nghiệp nhỏ và 79.26% doanh nghiệp vừa có website. Indonesia có 30.67% doanh nghiệp nhỏ và 54,97% doanh nghiệp vừa sở hữu website.
Dư nợ trái phiếu giảm 79 tỷ đồng, xuống còn gần 9.578 tỷ đồng tính tới cuối quý II/2024.
Bất động sản Hano-vid có địa chỉ trụ sở chính tại 430 Cầu Am, phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Hà Nội. Doanh nghiệp này nổi tiếng về việc phát hành trái phiếu để huy động tiền trong vài năm trước.
Giai đoạn 2020-2022, Hano-vid huy động gần 10.000 tỷ đồng thông qua 182 lô trái phiếu.
Trong đó, từ tháng 7-11/2020, Bất động sản Hano-vid đã huy động lượng lớn trái phiếu, với 180 lô, mỗi lô trị giá khoảng 50 tỷ đồng. Tổng cộng, chỉ trong vài tháng, doanh nghiệp này đã huy động 8.700 tỷ đồng.
Thời hạn của các lô trái phiếu này là 5-7 năm. Hầu hết các lô đều không có tài sản đảm bảo và Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Maritime Bank (MSB) là tổ chức lưu ký.
Như vậy, chỉ hơn một năm nữa, Hano-vid sẽ phải tất toán phần lớn lô trái phiếu nói trên.
CTCP Bất động sản Hano-vid được thành lập năm 2010 và hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản, với các dự án tại Hà Nội, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Yên Bái...
Cụ thể, Hano-vid cùng đối tác quản lý và phát triển TNR Holdings Vietnam phát triển nhiều dự án, trong đó có dự án TNR GoldSilk Complex tại quận Hà Đông, Hà Nội.
Ngoài ra là các dự án tại nhiều địa phương, như: TNR Star Lục Yên, tỉnh Yên Bái; TNR Star Center Cao Bằng; TNR Grand Palace Sơn La, TP Sơn La.
Năm 2021, Hano-vid đã trở thành chủ đầu tư của Khu đô thị mới thị xã Long Mỹ 2, tỉnh Hậu Giang (265,8 tỷ đồng); Khu đô thị Long Vân 2, tỉnh Bình Định (2.457 tỷ đồng); Khu đô thị Trung tâm thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (483,77 tỷ đồng)... Trước đó, Hano-vid đã đầu tư các dự án khu dân cư ở Bắc Kạn, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Long An, Phú Yên, Bình Định, Bạc Liêu...
Trong khi đó, CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings Vietnam) là một thành viên của Tập đoàn TNG Holdings Vietnam.
TNR Holdings Vietnam có rất nhiều dự án bất động sản ở các phân khúc, trải dài tại các địa phương từ Bắc vào Nam. Một số dự án đã triển khai như: GoldSeason (Thanh Xuân, Hà Nội), TNR Goldmark City (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), TNR Stars Riverside (Nam Sách, Hải Dương), TNR Stars Center Cao Bằng (Hợp Giang, Cao Bằng), TNR Stars Thoại Sơn (Thoại Sơn, An Giang). TNR GoldSilk Complex (Hà Đông, Hà Nội),...
Nhiều dự án đang triển khai như: TNR Grand Palace Thái Bình (Đông Mỹ, Thái Bình); The Ninety Complex (Đống Đa, Hà Nội); TNR Stars Lam Sơn, TNR Stars Kiến Tường, TNR Grand Palace Phú Yên, TNR Stars Đông Hải, TNR Grand Palace Sơn La…
Nhiều dự án sắp triển khai như: TNR Stars Tầm Vu, TNR Stars Ngã Bảy, TNR Stars Đông Triều, TNR Stars Nho Quan, TNR Stars Chi Lăng, TNR Stars Cao Phong, TNR Stars Phong Châu, TNR Stars Đông Mai, TNR Stars Bỉm Sơn...
Đầu năm 2024, TNG Holdings Vietnam đã đổi tên thành CTCP Tập đoàn Rox (Rox Group).
Năm 2022, TNR Holdings Vietnam sáp nhập với CTCP Đầu tư Phát triển TNI thành Tổng CTCP TNGRealty. Năm 2023, TNGRealty sáp nhập thêm CTCP và Cho thuê tài sản TNL. Năm 2024, thương hiệu TNGRealty được chuyển đổi thành ROX Living.
Một doanh nghiệp khác có liên quan tới TNR Holdings là CTCP Bất động sản Mỹ cũng vừa báo cáo tình hình tài chính khá bi đát. Theo báo cáo gửi HNX, trong nửa đầu năm 2024, công ty này ghi nhận lợi nhuận sau thuế tụt giảm từ mức hơn 108 tỷ đồng cùng kỳ xuống còn hơn 374 triệu đồng.
Tới cuối quý II/2024, Bất động sản Mỹ có vốn chủ sở hữu gần 3.165 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả lên tới 21.363 tỷ đồng. Dư nợ trái phiếu là 7.754 tỷ đồng.
Cũng giống như Hano-vid, Bất động sản Mỹ phát hành một lượng lớn trái phiếu vào năm 2020. Cụ thể, doanh nghiệp này đã phát hành khoảng 110 lô trái phiếu có kỳ hạn 5 năm, mỗi lô có giá trị vài chục tỷ đồng. Hầu hết các lô đều không có tài sản đảm bảo và Maritime Bank là tổ chức lưu ký. Giữa năm 2025, phần lớn lô trái phiếu này sẽ đáo hạn.
Bất động sản Mỹ được biết đến với dự án TNR Gold Seasons tại Thanh Xuân, Hà Nội. Đây cũng là dự án do TNR Holdings Vietnam triển khai.
Bất động sản Mỹ, Hano-vid và CTCP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang là liên danh trúng thầu dự án Khu đô thị Trà Quang Nam (Bình Định) có vốn đầu tư gần 1.500 tỷ đồng.