Nhận định, soi kèo Nữ Sydney FC vs Nữ Canberra United, 15h00 ngày 15/1: Tiếp tục trôi xa

Kinh doanh 2025-01-18 06:24:22 42152
ậnđịnhsoikèoNữSydneyFCvsNữCanberraUnitedhngàyTiếptụctrôlich da bong   Hồng Quân - 14/01/2025 17:59  Úc
本文地址:http://sport.tour-time.com/html/74a396456.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1: Tiếp đà hồi sinh

Đừng bắt đàn ông phải tự hiểu

3 năm yêu nhau, rồi 3 năm hôn nhân, nhiều lần chị Phan Thị Lan (Hà Nội) đã vật vã, tổn thương tự thân mà chồng không hề biết. Anh ấy thương vợ, quý con, chăm làm nhưng chị vẫn quy tội "vô tâm".

Tính anh là vợ không muốn nói chuyện thì anh lánh mặt chờ vợ bớt giận mới nói. Nhưng chị lại suy diễn là chồng có mối quan hệ "đáng ngờ" khác, không còn thích thú bên vợ... và vật vã, khóc lóc.

Có lần chị bỏ ra ngoài, cố tình đóng sầm cửa thật mạnh (nhằm báo cho anh biết). Chị nghĩ chồng sẽ lật đật chạy xuống, đuổi theo ôm vợ, rồi năn nỉ kéo vợ về, và chị sẽ gục vào vai chồng thổn thức...

{keywords}
 

Nhưng chị đã đi 30 phút... Mưa xuân lất phất, ngấm lạnh nên đành về. Tới cửa phòng ngủ nghe tiếng chồng cười ngặt nghẽo, hóa ra anh đeo tai nghe xem phim hài... và chị hiểu có đóng sầm cửa tới 10 lần chồng cũng không nghe thấy gì. 

Giờ thì chị đã có 2 con, với hơn 10 năm kinh nghiệm hôn nhân. Chị nhận ra rằng chồng giỏi giang, nhạy bén ngoài xã hội, rất đàn ông. Nhưng anh không bao giờ đoán được vợ nguẩy mình bỏ đi, nói dỗi, hay cái lườm của vợ có ý nghĩa gì, cần gì...

Và chị Lan phải thay đổi, khi cần gì là gọi chồng ầm lên, anh ấy sẽ xuất hiện trong vòng 1 nốt nhạc để phục vụ vợ con. Như thế chị thấy tốt hơn gấp nhiều lần so với cái dỗi hờn, làm mình, làm mẩy. 

Đàn ông vô tâm hay là vì phụ nữ quá phức tạp?

Cấu tạo về suy nghĩ của đại đa số đàn ông đều rất đơn giản, họ chỉ nhìn sự việc một cách ngắn nhất, dễ nhất, ít phức tạp nhất. Phụ nữ và đàn ông còn rất nhiều điểm khác nhau:

1. Thể xác

- Đàn ông có cơ bắp to, thích hợp cho lao động nặng, khi lao động thường tập trung sức mạnh, nhưng sau đó cần nghỉ ngơi. Đó là lý do họ đi làm về thích nằm chơi game, xem phim... mà không thích làm việc nhà như cơm nước, giặt giũ, trông con. Nhưng đàn ông rất nhanh nhẹn trong việc xây nhà, sửa chữa điện nước...

- Phụ nữ có cơ bắp nhỏ hơn, thích hợp cho những công việc đòi hỏi bền dai, khi lao động thường ít tập trung sức mạnh, có thể làm liên tục hết việc này đến việc khác, có khả năng chịu đựng.

Đó là lý do phụ nữ giỏi hơn đàn ông quán xuyến việc nhà, rất giỏi tay chân và cả mồm miệng đồng thời hoạt động (vừa lau dọn nhà, vừa quát chồng con), nhưng lại chẳng hiểu gì về xây dựng hay sửa chữa nội thất.

2. Nhận thức

- Đàn ông chú ý đến tổng quan, cốt yếu, lý luận theo nguyên tắc, phán đoán khách quan hơn, vì dựa trên sự kiện, coi việc làm quan trọng hơn lời nói. Ví dụ, đàn ông muốn cưới vợ thì khi đám cưới lời nói đó mới là sự thật; Hoặc khi cầm giấy ly hôn mới là sự thật... Còn họ nói rất nhiều mà hầu hết không thực hiện, hoặc quên... thì lời nói đó chỉ để đạt mục đích riêng thôi.

- Khi đàn ông kết hôn rồi sẽ thích kiếm tiền, làm việc hơn là những việc tán tỉnh lãng mạn với những lời sáo rỗng.

- Khi tức giận thì hay nói rất nhiều những lời tổn thương thì họ nói cho thỏa mồm, xong rồi không nghĩ ngợi nữa.

{keywords}
 

- Đàn ông nói là không còn yêu vợ nữa, muốn ly hôn thì không hẳn vậy. Họ muốn vợ hành động để thấy sự bao dung từ vợ và quay lại cho đỡ nhục.

- Phụ nữ thì khác, họ chú ý đến mọi chi tiết, suy nghĩ bằng trực giác, phán đoán thường chủ quan hơn, vì dựa vào cảm xúc, coi lời nói là quan trọng. Ví như phụ nữ rất dễ tin lời đàn ông hứa hẹn, vì thế nhiều phụ nữ bị lừa tình bởi đàn ông có vợ.

Nhưng ít khi thấy đàn ông khôn ngoan bỏ vợ khi ngoại tình, họ chỉ bịa ra lý do để đưa cô nàng nào đó lên giường rồi cao chạy xa bay. Vì thế phụ nữ nên tỉnh táo trước những lời hứa ngon ngọt của đàn ông.

- Phụ nữ khi chồng tức giận mà nói lời xúc phạm là chị em găm ngay vào đầu, tin rằng chồng không còn yêu và tôn trọng mình nữa.

3. Về tình yêu

- Đàn ông coi tình yêu là một trong những điều quan trọng bên cạnh những điều quan trọng khác, cảm xúc đến nhanh nhưng dễ quên. Ví như ngoài gia đình, đàn ông còn sự nghiệp, bạn bè, vui chơi, nhậu nhẹt...

Nếu người vợ quá kiểm soát chồng, không biết "lạt mềm buộc chặt" chút thì sẽ sớm xảy ra bất đồng quan điểm sống.

Phụ nữ đừng kỳ vọng kết hôn thì chồng sẽ toàn tâm toàn ý dành cho gia đình, mà chị em cần biết tiến, biết lui, tinh tế, uyển chuyển mới có hôn nhân tốt đẹp.

- Phụ nữ coi tình yêu là tất cả, sẵn sàng dâng hiến, cảm xúc đến chậm nhưng lại kéo dài.

Bài học rút ra là hai giới nên học cách nắm bắt tâm lý của mình và đối phương, không nên gán suy nghĩ của mình cho người khác. Nếu muốn "nửa kia" hiểu, đồng cảm và chung tay gánh vác gia đình, đồng hành suốt cuộc đời thì cần học hỏi "bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình".

Bản thân mình cần sống tốt hơn nữa để có quyền lựa chọn, tìm được người hiểu mình. Chồng không vô tâm đâu, đơn giản là do đàn ông không tự hiểu. Phụ nữ cần gì hãy nói thẳng cho chồng hiểu để được đáp ứng, đừng bắt chồng phải tự hiểu. 

Theo Gia đình và Xã hội

Ông chồng 'phải ngoan mới được tiêu tiền của mình'

Ông chồng 'phải ngoan mới được tiêu tiền của mình'

Một ông chồng đáng yêu đăng đàn kể chuyện nội bộ gia đình, "mạnh dạn" hỏi có ai "được" như mình hay không. Câu chuyện của anh khiến dân mạng cười nghiêng ngả.

">

Chồng không vô tâm đâu, đơn giản là họ không tự hiểu

Theo tác giả Amory Gethin và các cộng sự tại trường Paris School of Economics, trung bình ở các nước châu Phi, hơn phân nửa thu nhập quốc gia do 10% người giàu nhất nắm giữ. Ở một số nước phía Nam châu lục này, con số này có thể lên đến trên 65%.

Họ làm giàu bằng cách nào? Thông qua tham nhũng và quan hệ chặt chẽ với một số người trong chính quyền, họ có thể thâu tóm những công ty tư nhân hóa với giá rẻ mạt, hoặc nắm những ngành kinh doanh độc quyền như khai thác dầu, kim cương. Hiện tượng này được một số nhà kinh tế gọi là "thu tô" (rent-seeking), qua các mối quan hệ "sân trước, sân sau, người quen, người nhà" và được tiếp tay bởi nạn tham nhũng tràn lan. Châu Phi được dự báo là khu vực tăng trưởng nhanh của thế giới trong 2024, chỉ đứng sau nhóm các nước đang phát triển của châu Á, nhưng đồng thời cũng là khu vực có tỷ lệ người nghèo cao nhất. Báo cáo tháng 10/2023 của World Bank nhận định "Châu Phi tiếp tục tăng trưởng mạnh nhưng nghèo đói và bất bình đẳng tiếp tục cao một cách dai dẳng".

Tôi tin cũng rất ít người có thể phủ nhận Việt Nam đã phát triển mạnh trong những thập kỷ qua, vấn đề chỉ là miếng bánh tăng trưởng kinh tế dường như không được chia đúng cách. Vì vậy, tôi đồng tình với góc nhìn: tham nhũng và "chia bánh" không đúng cách đã khiến chúng ta tăng trưởng dưới tiềm năng.

Kinh tế tăng trưởng nhưng tiền vào hết túi một số ít là vấn đề của nhiều nước trên thế giới hiện nay, không chỉ Việt Nam. Nhưng nó đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của Việt Nam vài năm qua, với nhiều đại án tham nhũng được phanh phui cùng những số tiền lên đến đơn vị nghìn tỷ. Chỉ trong hai năm 2022 và 2023, Việt Nam đã xét xử những đại án như Việt Á, chuyến bay giải cứu, Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB, liên quan tới nhiều quan chức.

Những đại án như vậy chỉ ra rằng một lượng lớn tài sản của nền kinh tế đang bị thao túng bởi một số người và làm giàu cho một số ít.

Điều đáng lo hơn là những hệ lụy lâu dài của sự chênh lệch giàu nghèo ngày một lớn trong xã hội. Đầu tiên, trường hợp của Trung Quốc gần đây cho thấy, nó tạo ra một thế hệ người trẻ bất đắc chí vì họ có cố gắng đến đâu cũng không đủ tiền mua nhà, lập gia đình và cung cấp giáo dục tốt cho con trẻ. Nhiều người trẻ ở Trung Quốc mất động lực phấn đấu, chọn cách tiếp cận tiêu cực là "nằm thẳng", làm ít, chi tiêu ít, mặc kệ đời. Nó gián tiếp dẫn đến tiêu dùng xã hội của Trung Quốc yếu đi, khiến một trụ cột phục hồi kinh tế quan trọng của nước này bị trục trặc. Nguy hiểm hơn, tài sản tập trung quá nhiều vào tay một số người giàu khuyến khích một lớp người "chơi game", "đi tắt", lợi dụng những khoảng trống trong hệ thống quy định và giám sát pháp luật để làm giàu nhanh và bất chính. Họ bắt tay với những quan chức tha hóa để thâu tóm tài sản của Nhà nước và người dân với giá rẻ.

Chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng cả về thu nhập, tài sản tích lũy và cơ hội đã và đang là vấn đề đau đầu với nhiều nước đi trước Việt Nam, bao gồm các nước phương Tây như Mỹ, Anh, cho đến những nước châu Á như Hàn Quốc, Malaysia, và Trung Quốc.

Điều may mắn của Việt Nam là mấy năm qua, chỉ số về bất bình đẳng thu nhập có phần cải thiện trong khi một số nước xung quanh đứng yên hoặc xấu đi. Nhưng đó chỉ là thước đo thu nhập minh bạch được, và nó chỉ là thu nhập. Về tài sản, về cơ hội thì chúng ta chưa biết.

Dù không có những thước đo cụ thể, đã có những dấu hiệu đáng lo. Chi phí cho giáo dục và khả năng mua nhà trong giới trẻ đã là các vấn đề rõ ràng. Giá nhà quá cao với thu nhập người trẻ và học phí đắt đỏ ở bậc đại học là những chủ đề mà tôi thường xuyên đọc được trên truyền thông chính thống cho đến những thảo luận ở Quốc hội. Chúng ta có nguy cơ gặp các thách thức tương tự những nước đi trước nếu không tìm được cách chia lại "miếng bánh tăng trưởng" cho phù hợp hơn.

Nó phải bắt đầu từ việc kiểm soát quyền lực của những cá nhân, tổ chức đang nắm trong tay nhiều quyền, nhưng không được giám sát đầy đủ; gồm các quan chức, doanh nghiệp có quy mô lớn và nhiều mối quan hệ với chính quyền, những ông bà chủ thật sự đằng sau các ngân hàng.

Trong bối cảnh chuyển đổi đó, cũng cần tránh những luận điểm dân túy dễ gây trở ngại cho các ngành kinh doanh. Những đề xuất chính sách kiểu đó có thể nghe hợp lòng dân trong ngắn hạn, nhưng lại tạo ra những cơ chế xin-cho mới và cơ hội tham nhũng chính sách mới. Thay vào đó, phải có cách làm chính sách dựa trên các bằng chứng, nghiên cứu cụ thể, tiếp thu các phản biện có tính xây dựng.

Một trong những vấn đề cấp thiết trước mắt là chính sách với giáo dục. Theo một nghiên cứu mới về giảm bất bình đẳng thu nhập, giáo dục đóng góp tới 70% phần thu nhập gia tăng cho nhóm người 20% nghèo nhất trên toàn cầu. Vì vậy, đảm bảo điều kiện tiếp cận giáo dục công bằng và chi phí thấp cho người yếu thế là điều thiết yếu. Thu nhập của số đông cải thiện nhanh hơn so với tốc độ tăng giá tài sản thì mới có thể hy vọng vào một sự phân bổ miếng bánh từ tăng trưởng kinh tế đều hơn. Trở ngại ở đây là chi ngân sách cho giáo dục ít khi đạt tối thiểu 20% như Nghị quyết số 29-NQ/TW đề ra vào 10 năm trước.

Thay đổi đột phá đôi khi chỉ đến từ việc tìm cách làm cho bằng được những mục tiêu đặt ra. Bài toán "chia bánh" mà tôi học từ tiểu học, tưởng dễ, mà... dễ sai. Vì trong thâm tâm, ai được giao chia bánh cũng thường muốn mình được phần hơn.

Hồ Quốc Tuấn

">

Chia 'miếng bánh' tăng trưởng

Soi kèo góc Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1

{keywords}
Từ trái qua phải là bình luận viên Bae Seong Jae, HLV Park Hang-seo và MC Kang Ho Dong.

Trong lúc ăn mừng chiến thắng, HLV người Hàn đã có nụ hôn bất ngờ với cậu học trò. Khoảnh khắc này khiến nhiều người hâm mộ thích thú pha lẫn tò mò.

Khi xem lại cảnh trên, hai vị MC của chương trình cũng vô cùng bất ngờ và liên tục đưa ra những câu hỏi: “Đây là gì vậy? Một cái hôn? Video này đang được bàn tán xôn xao ở Hàn Quốc, tình huống này là sao ạ?”.

Khá bối rối, ông Park cười ngại ngùng và giải thích rằng sự thật nụ hôn lúc đó chỉ là vô tình. Như mọi người thường thấy, ông hay động viên học trò bằng cái ôm và hôn má. Tuy nhiên, trong lúc đó nó vô tình lại thành nụ hôn chạm môi.

"Là hôn nhầm thôi, vì tôi muốn động viên cậu ấy nên đã định hôn vào má nhưng không ngờ lại chạm môi", , ông Park vội đỏ mặt lí giải. Biểu cảm xấu hổ của thầy Park khiến nhiều người và cả MC Kang Ho Dong phì cười vì quá đáng yêu.

Sau lời giải thích, hai vị MC cùng người hâm mộ mới vỡ lẽ và cũng thêm yêu mến vị thuyền trưởng này vì hành động gần gũi, tình cảm.

{keywords}
Những cử chỉ thân thiết ông Park dành cho các học trò Việt 

Trong buổi trò chuyện, ông Park chia sẻ nhiều điều, từ vinh quang cùng bóng đá Hàn vào năm 2002 hay chuỗi ngày chán chường vì thất bại cho đến cảm xúc thăng hoa khi cùng Việt Nam vô địch AFF Cup. 

HLV Park Hang Seo cũng nói về tin đồn tiền thưởng, cách ứng xử với các học trò và những bức ảnh nghi ngờ ông ngủ gật trên băng ghế huấn luyện... Các MC của chương trình đều nhận xét HLV Park dễ gần, chân thành và hài hước.

Người vợ giỏi giang, xinh đẹp của Văn Quyết U23 Việt Nam

Người vợ giỏi giang, xinh đẹp của Văn Quyết U23 Việt Nam

Huyền Mi - vợ cầu thủ Văn Quyết, người gỡ hòa cho đội tuyển U23 Việt Nam trong trận tranh giải đồng Asiad 2018 không chỉ xinh đẹp mà còn rất giỏi giang, có sự nghiệp kinh doanh riêng.

">

HLV Park Hang Seo đỏ mặt giải thích về nụ hôn với Văn Quyết

Bước vào, đã nghe tiếng các cháu chào từ xa: con chào cô Hạnh, con chào cô Hạnh Trường Sa, chào cô Hạnh kể chuyện ma...

Đó là những đứa trẻ lễ độ, cởi mở và tự chủ. Đã qua hai năm những trẻ mồ côi vì Covid này vào sống với nhau ở trường, với các thầy cô như một gia đình lớn.

Gần 300 đứa trẻ, đủ mọi lứa tuổi, tình cảnh và từ các địa phương khác nhau được đón về đây, đứa nào cũng ngơ ngác, buồn bã khi vừa mất cha, mẹ hay ông, bà. Những người thân yêu nhất cả đời chung sống và nuôi dưỡng nó, mà chỉ vài ngày, bỗng biến mất.

Trong một bài viết gần đây, giám đốc Dự án trường Hy vọng viết về đội tuyển bóng đá của trường, tôi đọc được, tự nhiên chảy nước mắt, rằng đội bóng có số thành viên đông nhất là từ TP HCM đến. Vào giữa năm 2021, nơi lãnh hậu quả trĩu nặng, thảm khốc nhất của đại dịch chính là TP HCM. Gần 3.000 đứa trẻ không kịp xé khăn tang.

Trong những đứa tôi chú ý nhất, mà ít khi nói chuyện chỉ nhìn từ xa vì cháu ít nói, lầm lì, là Đặng Gia Hy. Tôi còn nhớ như in câu chuyện rất buồn chiều ngày 21 tháng 10 năm 2021.

Tôi trong đoàn của chương trình "Vòng Tay Việt" tìm thăm cháu ở nhà. Chiều muộn, nhà đã khóa cửa ngoài, lạnh ngắt tấm bảng rao cho thuê. Gọi một trong hai số điện thoại trên bảng thì gặp dì Linh của Hy. Phản xạ của dì Linh là nghe hỏi đến Hy, chợt nói nhỏ lại như sợ chạm mạnh làm đau đứa cháu: dạ, nó chịu mở miệng nhưng cũng chẳng nói bao nhiêu.

Đầu tiên, bà ngoại cháu ra đi, rồi mẹ cháu mất sau đó một tuần. Ông ngoại cháu nhập viện mà luôn dặn phải cố giấu chuyện mẹ cháu mất để ông về lựa lời an ủi. Rồi, ông cũng đột ngột đi luôn. Hai vợ chồng tôi điếng hồn, cấp tốc "bốc" thằng cháu trai duy nhất khỏi căn nhà hoang lạnh. Giờ không biết tính sao...

Tình cảnh còn thảm hơn khi dì dượng muốn làm giấy nhận bảo hộ cho cháu thì bị từ chối, vì cha cháu bỏ mẹ cháu từ khi mới sinh một tháng, vậy giờ phải đăng bố cáo tìm ông ấy để ông từ chối quyền làm cha.

Tôi chạy nhờ luật sư thì luật sư nói, phải vậy đó nhưng xong thủ tục này cũng phải hai năm, lúc đó, cháu đã 18 tuổi, chẳng cần giấy tờ bảo hộ nữa.

Đó là lời kể vắn tắt nhất của dì Linh về tình cảnh tréo ngoe của cậu bé ba lần mồ côi.

Hôm nhà trường dò theo địa chỉ đến nhà tìm hiểu để xin đón cháu về trường thì dì của Hy "mật báo" cho tôi, để cử người đến nhà, giả làm thân nhân cùng dì dượng Gia Hy dò xét xem "người của nhà trường" có thực bụng không.

Rồi Hy vô trường, dần dần trở lại "bản chất" một cậu bé khỏe mạnh, ham học và ham chơi, "lên chức" rất nhanh tới tiểu đội trưởng đội trồng rau mồng tơi.

Tôi nhìn luống rau xanh mướt, lá dày khỏe mạnh, hình dung cậu bé đã thấy đời xanh lại.

Để viết bài này, tôi tìm gặp Hy, sau khi đã học hết lớp của trường Hope, đã trở về thành phố, vào cao đẳng. Hy vừa được xếp hạng ba cuộc thi Microsoft Word bằng tiếng Anh.

Tôi nhắn tin và Hy hẹn giờ gọi lại. Đúng giờ, Hy gọi, giọng thân mật vừa phải, nhanh nhẹn vừa phải, dạ, con vừa đi học về, nghỉ trưa một lát rồi con đi làm tới tối. Con chọn học môn con thích nhất từ nhỏ là Ứng dụng di động, ngành công nghệ thông tin. Mà sao con chọn học cao đẳng thay vì đại học? Con tự lượng sức, hơi ngại môn tiếng Anh nên chọn phương án chắc ăn, giờ học ổn rồi, con sẽ học lên tiếp ạ. Về chi tiêu, dì dượng con có cho tiền hàng tháng, con xin đi làm thêm, mỗi tháng cũng được 5 triệu rưỡi. Dì dượng dặn con kỹ lắm, học cho chăm và xài tiền tiết kiệm.

Chờ mãi không nghe anh chàng tự giác nói về cái... hạng ba, tôi hỏi. Hy nói, dạ con quên. Môn máy tính là con thích nhất, mẹ con biết con học kết quả vậy chắc mẹ mừng lắm. Hy bỗng hơi nghẹn giọng, ngừng một hồi lâu. Tôi để cho cơn xúc động của Hy trôi qua, hỏi chuyện ở trường Hope, hồi đó con tài giỏi lắm sao mà lên chức Tiểu đội trưởng đội trồng rau nhanh vậy? Hy đã bình tĩnh lại, dạ không, tại con cao lớn hơn các bạn chứ con cũng có nhiều vi phạm ạ.Ôi, vi phạm, phạm gì? Con hay quát các em nhỏ làm sai, hay đùa giỡn thái quá, có một lần chửi thề nữa.

Tôi vừa nghe tự khai khuyết điểm của Hy, vừa cảm động nhớ lại. Cậu bé này từ khi vừa đầy tháng, bố đã bỏ đi. Từ đó, mẹ đi làm cả ngày, ở nhà với ông bà, chắc khó... kết bạn. Vậy rồi ba người thân yêu kéo nhau đi một lúc, đã trơ trọi từ lọt lòng lại còn ba lần mồ côi.

Lúc đó, nếu không có một ngôi trường mà cuộc sống cộng đồng làm trẻ nguôi ngoai nỗi bất hạnh và cùng bạn bè lớn lên, cùng học cùng chơi thân ái như một gia đình đông con, náo nhiệt cả ngày thì Hy sẽ sống ra sao?

Tôi đã đến trường nhiều lần, lặng lẽ quan sát. Bọn nhỏ học vừa đủ, mỗi ngày một buổi, chiều dành để lao động tại khu nhà ở hay trồng rau nuôi gà. Và điều hay là chúng được gặp hàng loạt vị khách là người nổi tiếng, chuyên gia trong những cuộc học ngoại khóa khiến chúng linh hoạt, hiểu biết nhiều, có thực tế cuộc sống nhiều. Ngồi ở đây, ngày cuối tuần, tai bạn sẽ nghe, đứa hát, đứa đàn piano, guitar, hay chơi trống Jazz; còn các quý cô thì học làm bánh trong nhà bếp mới mà một mạnh thường quân vừa trang bị. Bao nhiêu tấm lòng lặng thầm chung vai gánh gồng cuộc sống hôm nay và ngày mai tụi nhỏ.

Tôi thực lòng thấy an tâm về Gia Hy. Học hành chăm chỉ, siêng năng chịu khó làm thêm, vẫn giữ tình thương mến thương với dì dượng, nhớ mẹ khôn nguôi và không hề ảo tưởng gì với những thành tích đầu đời... Tự tin, điềm tĩnh, định rõ hướng tương lai để bước tới. Vậy là "nhịp cầu" trường Hope đã đưa Gia Hy trở lại cuộc sống một thanh niên vào đời tự lập bình thường.

Mừng cho con, Gia Hy, một nạn nhân quá thảm của đại dịch đã gặp được đúng niềm Hy Vọng và đã tự tin tự chủ trở lại cuộc sống bình thường.

Vũ Kim Hạnh

">

Ba lần mồ côi

友情链接