Hội chứng ngưng thở khi ngủ xuất hiện nhiều ở người béo phì, ngủ ngáy (Ảnh minh họa: Bệnh viện).
TS Thủy cho biết thêm, trong 3 nhóm của hội chứng ngưng thở khi ngủ (ngưng thở tắc nghẽn, ngưng thở trung ương và ngưng thở hỗn hợp), thì hội chứng ngưng thở tắc nghẽn gặp chủ yếu.
"Hội chứng này thường gặp ở nam giới, người hút thuốc lá, người có thể trạng thừa cân, béo phì với chỉ số khối cơ thể BMI >23, cổ ngắn, hàm nhỏ; hoặc tiền sử gia đình có người ngủ ngáy, ngừng thở khi ngủ", TS Thủy cho biết.
Theo TS Thủy, các dấu hiệu gợi ý để nhận biết có mắc ngưng thở bao gồm:
- Ngáy ngủ, bệnh nhân phàn nàn về buồn ngủ ban ngày, ngủ không hồi sức, mệt mỏi vào buổi sáng hoặc thậm chí mất ngủ.
- Bệnh nhân thức dậy trong đêm bởi các cơn ngừng thở, thở hổn hển hoặc cảm giác ngạt thở.
- Người ngủ cùng hoặc những người khác có thể ghi nhận bệnh nhân khi ngủ có ngáy thường xuyên, ngưng thở hoặc cả hai.
Chuyên gia này cho biết, hội chứng ngưng thở khi ngủ là bệnh lý gây ra nhiều hậu quả và biến chứng, bệnh lý nguy hiểm.
Do hội chứng ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến bệnh nhân thường có biểu hiện buồn ngủ ban ngày quá mức dẫn đến gia tăng các tai nạn giao thông và tai nạn lao động.
Người bệnh có thể gặp tình trạng mệt mỏi, khó tập trung, lo âu, trầm cảm, dễ trở nên cáu gắt, kích động trong các tình huống không mong muốn.
Ngoài ra, ngưng thở khi ngủ có thể dẫn đến các bệnh lý rối loạn chuyển hóa như đái tháo đường, rối loạn lipid máu, các bệnh lý thần kinh như Alzheimer,
"Nguy hiểm hơn, ngưng thở khi ngủ cũng có thể dẫn đến tình trạng tăng nguy cơ bệnh tim mạch như tăng huyết áp kháng trị, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, đột tử trong đêm.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gặp ở 35% các bệnh nhân tăng huyết áp, 50% ở những bệnh nhân có rung nhĩ, 50% bệnh nhân suy tim và lên tới 80% ở những bệnh nhân tăng huyết áp kháng trị.
Một phân tích tổng hợp trên các bệnh nhân đột quỵ ở châu Á cho thấy có đến 73,7% bệnh nhân đột quỵ có ngưng thở khi ngủ. Trong khi đó, thống kê của Hội Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ AASM, có đến 80% bệnh nhân mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ chưa được chẩn đoán", TS Thủy thông tin.
Ai cần tầm soát?
Theo TS Thủy, những người được chẩn đoán tăng huyết áp, rối loạn tâm trạng, rối loạn nhận thức, bệnh mạch vành, tai biến mạch não, suy tim sung huyết, rung nhĩ hoặc đái tháo đường type 2 là các đối tượng cần tầm soát hội chứng ngưng thở khi ngủ nếu có ít nhất một trong ba triệu chứng: Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày quá mức hoặc cơn ngừng thở được chứng kiến.
Để được chẩn đoán chính xác, người bệnh cần được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ để chẩn đoán.
Để thực hiện đo đa ký hô hấp/giấc ngủ, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định một số xét nghiệm, xếp lịch cho người bệnh. Với các bệnh nhân ngoại trú, lịch hẹn thường được đặt là 20 giờ trong ngày đo.
Bệnh nhân sẽ được sắp xếp phòng đo riêng biệt. Nhân viên y tế sẽ đặt điện cực, các đầu dây đo để ghi lại các sóng điện não, cử động mắt, cử động chân, lưu lượng khí qua mũi, cử động ngực bụng, đo bão hòa oxy máu… Bệnh nhân sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn để đi vào giấc ngủ thoải mái nhất.
Nhân viên y tế sẽ tháo máy đo vào khoảng 6 giờ sáng hôm sau. Sau khi đọc kết quả, nếu bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ sẽ lập hồ sơ theo dõi định kỳ.
Đến nay, có nhiều phương pháp điều trị ngưng thở khi ngủ. Tùy vào triệu chứng, mức độ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
Các biện pháp chính để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ bao gồm: Giảm cân, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục duy trì cân nặng lý tưởng với những trường hợp thừa cân, béo phì.
Điều trị bằng phẫu thuật với những trường hợp có bất thường đường hô hấp trên như: amidan quá phát, hàm nhỏ, tụt sau; đeo dụng cụ đẩy hàm dưới ra trước; thở máy thông khí áp lực dương; kích thích dây thần kinh XII.
Trong đó, thở máy thông khí áp lực dương là phương pháp không xâm lấn phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.
Theo đó, thời gian thở máy tối thiểu là 4 giờ/đêm, lý tưởng nhất là thở suốt đêm trong khi ngủ và thở đều đặn mỗi ngày. Thời gian thở máy ít nhất là 5 ngày/tuần. Hiệu quả điều trị sẽ duy trì tốt nếu người bệnh ổn định cân nặng.
Điều trị hội chứng ngưng thở tốt giúp cải thiện 41% trị số huyết áp, 31% chỉ số đường huyết, giảm 56% nguy cơ bệnh lý tim mạch, giảm 5 lần nguy cơ tử vong do bệnh lý tim mạch.
" alt=""/>Ngủ ngáy, buồn ngủ ban ngày cảnh báo hội chứng ngưng thở nguy hiểmThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức (Ảnh: VGP).
Sau đó, Bộ Y tế đã điều chỉnh và ban hành quyết định về sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID. Tổng số có 46 trường thông tin cơ bản, bao trùm các thông tin cần thiết để biết về tình hình sức khỏe, khám chữa bệnh của mỗi người.
Sổ sức khỏe điện tử gồm thông tin hành chính, tiền sử như dị ứng, bệnh tật trước đây và tiền sử về phòng bệnh như tiêm chủng.
Theo Thứ trưởng, người dân khi đi khám, chữa bệnh, mỗi lượt sẽ được nhập các thông tin như khám chữa bệnh ở nơi nào, triệu chứng ra sao, mã chẩn đoán là gì... Trong đợt khám đó các kết quả xét nghiệm, chiếu chụp, nội soi, siêu âm… có giá trị cũng sẽ được nhập.
Phương pháp điều trị như thế nào, dùng thuốc gì và tóm tắt kết quả điều trị cũng sẽ được nhập.
Đặc biệt, giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế (BHYT) và giấy hẹn tái khám cũng được tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân rất thuận lợi khi được chuyển lên tuyến trên.
Sổ sức khỏe điện tử, giấy chuyển tuyến, giấy hẹn tái khám được tích hợp trên ứng dụng VNeID (Ảnh: P.N).
Để các địa phương triển khai tốt, Bộ Y tế đã ban hành văn bản hướng dẫn thí điểm thực hiện sổ sức khỏe điện tử phục vụ tích hợp trên ứng dụng VNeID.
Theo đó, Cục Quản lý Khám chữa bệnh cập nhật các nội dung liên quan đến chuyên môn khám chữa bệnh trong sổ sức khỏe điện tử VNeID thay thế sổ giấy; phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện liên thông dữ liệu và sử dụng sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Người bệnh không có thẻ BHYT sử dụng số thẻ căn cước hoặc số định danh cá nhân trên thẻ cứng hoặc trên ứng dụng VNeID làm số định danh người bệnh để liên thông dữ liệu sổ sức khỏe điện tử VNeID.
Đến nay, hơn 32 triệu dữ liệu sổ sức khỏe điện tử đã được tạo lập cho người dân, trong đó có hơn 14 triệu công dân đã tích hợp sổ sức khỏe điện tử trên VNeID.
Việc các thông tin sức khỏe của mỗi người dân đều được thể hiện trên sổ sức khỏe điện tử sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được cơ sở dữ liệu lớn, chính xác, giúp phân tích, bàn luận và đưa ra các chính sách phù hợp hơn, hiệu quả hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Ứng dụng sổ sức khỏe điện tử và tiến tới bệnh án điện tử sẽ mang lại hiệu quả, tác động rất to lớn. Bệnh viện Bạch Mai ước tính mỗi năm cần 50 tỷ đồng để mua phim cho chiếu chụp, vừa tốn kém, ảnh hưởng môi trường, khó lưu giữ lâu.
Ngoài ra, với sổ sức khỏe điện tử, các bệnh viện có thể căn cứ dữ liệu liên thông để đưa ra các quyết định như bệnh nhân có cần chuyển tuyến không. Nguồn dữ liệu của các bệnh viện tuyến đầu cả nước là rất lớn, nhưng hiện lưu trữ giấy nên rất khó ứng dụng vào nghiên cứu.
" alt=""/>Lợi ích khi dùng VNeID tích hợp giấy chuyển tuyến, hẹn tái khámLễ bàn giao hệ thống cảnh báo tình hình tài chính tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (Ảnh: Hoàng Lê).
Từ tháng 12/2023, hệ thống HFS đã được cài đặt cho Bệnh viện Nhi đồng 1. Ngoài ra, HFS đã được thực hiện xong ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM (từ tháng 5) và Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM, cũng như đang triển khai ở Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới.
HFS cảnh báo tình hình tài chính với 5 nhóm màn hình báo cáo, gồm: báo cáo tổng quan tình hình hoạt động, báo cáo Dashboard (bảng điều khiển), báo cáo hiệu quả theo khoa phòng, màn hình quản trị và màn hình vận hành.
Có 7 nhóm chỉ tiêu quản trị bao phủ toàn bộ các nhóm vấn đề trong quản lý tài chính. Phía đơn vị thực hiện cũng không nắm quyền can thiệp và cam kết bảo mật thông tin của bệnh viện trong hệ thống.
Hệ thống HFS cảnh báo chi tiết tình hình tài chính của bệnh viện (Ảnh: Hoàng Lê).
"Giám đốc bệnh viện rất quan tâm đến chỉ số cảnh báo sụt giảm doanh thu phát sinh theo khoa khám chữa bệnh. HFS có chỉ số này và có phân tích doanh thu theo từng nghiệp vụ, báo cáo về quản trị chi phí.
Bên cạnh đó, hệ thống cũng thể hiện tỷ lệ bệnh nhân nội trú/giường bệnh, năng suất lao động bình quân của nhân viên y tế, các chi phí hoạt động cụ thể cho từng hạng mục… Các chỉ tiêu quan trọng có thể được ghim lại để giám đốc dễ theo dõi", đại diện đơn vị thực hiện cho biết.
"Lưới bọc" cho các giám đốc bệnh viện
Phó giáo sư Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 chia sẻ, cái khó nhất và sợ nhất, dễ đưa đến thành công lẫn nguy cơ nhất cho giám đốc bệnh viện là việc quản lý tài chính.
Quá trình xây dựng, triển khai hệ thống trên của Bệnh viện Nhi đồng 1 là cả một quá trình chỉnh sửa, vừa làm, vừa học và tích lũy kinh nghiệm, và đến nay vẫn còn trong giai đoạn tinh chỉnh, trên cơ sở thực tế và văn bản tham chiếu.
"Ngày xưa bệnh viện không biết dòng tiền của mình trong ngân hàng bao nhiêu, khám chữa bệnh lời lỗ ra sao… bây giờ nhờ hệ thống đã biết được.
Và chúng ta có thể tối ưu nguồn lực, giảm thiểu chi phí, cải thiện khả năng dự báo tài chính, quyết định hỗ trợ chiến lược, nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình… giúp cho ban giám đốc đỡ đau đầu hơn", bác sĩ Hùng nói.
Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 lưu ý, khi triển khai hệ thống cảnh báo tài chính cần thiết lập quy chế nhập liệu và bảo mật thông tin, thường xuyên kiểm tra và đối chiếu dữ liệu, dự báo tài chính và cảnh báo sớm. Ngoài ra, cần đào tạo liên tục và phát triển kỹ năng nhân viên.
"Chúng tôi mới kiểm tra chiều nay trên hệ thống, Bệnh viện Nhi đồng 1 hiện đạt khả năng tự chủ tài chính ở mức hơn 114%", bác sĩ Hùng chia sẻ.
Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, việc sử dụng công cụ HFS hàng ngày sẽ làm thay đổi cả phương thức hoạt động của bệnh viện (Ảnh: Hoàng Lê).
Phó giáo sư Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết, hệ thống cảnh báo tình hình tài chính sẽ là "lưới bọc" cho các giám đốc, khi thực tế thời gian qua đã có bệnh viện "thủng lưới", quỹ âm, nợ nhiều mà không hay…
Ông Thượng cho biết, vừa rồi Kiểm toán nhà nước đã nhắc nhở ngành y tế Thành phố, các bệnh viện phải tổ chức đơn vị kiểm toán nội bộ bắt buộc theo quy định. Hệ thống HFS sẽ giúp bệnh viện rất thuận lợi trong hoạt động trên, và Bệnh viện Nhi đồng 1 phải là đơn vị điểm về kiểm toán nội bộ.
Ông Thượng nhấn mạnh, khi sử dụng công cụ HFS hàng ngày sẽ làm thay đổi cả phương thức hoạt động của bệnh viện. Không chỉ giám đốc hay trưởng phòng tài chính, mà tất cả các trưởng khoa phải cùng tham gia việc này. Bệnh viện phải nâng lên thành quy định nội bộ, có kiểm tra, giám sát, để thực hiện tốt việc quản lý tài chính.
"Đây là phần mềm quản lý tài chính bệnh viện đầu tiên của cả nước, và cũng được đăng ký là 1 trong 62 sản phẩm đăng ký tham gia giải thưởng thành tựu y khoa", Giám đốc Sở Y tế TPHCM nói.
" alt=""/>Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Đã có bệnh viện "thủng lưới", nợ nhiều mà không hay