- Real Madrid đi đêm với De Gea. Barca nổ siêu bom tấn Dybala và Coutinho thay Neymar. Milan đàm phán Chelsea và Atletico để giải quyết tương lai Diego Costa.
Lukaku bùng nổ với MU: Mourinho và vận may của Quỷ
- Real Madrid đi đêm với De Gea. Barca nổ siêu bom tấn Dybala và Coutinho thay Neymar. Milan đàm phán Chelsea và Atletico để giải quyết tương lai Diego Costa.
Lukaku bùng nổ với MU: Mourinho và vận may của Quỷ
Theo Minh Vương, bên cạnh những kiến thức nền, nghệ sĩ phải luôn tìm tòi, sáng tạo để ghi dấu ấn riêng. Đó là điều ông thường xuyên thực hiện từ khi bước vào nghề ca hát. Ông tâm niệm nghệ sĩ phải chủ động sáng tạo, bằng sự hiểu biết và dòng cảm xúc mà nêu ý kiến để thể hiện rõ nhân vật cũng như bản thân.
Tại hậu trường chương trình, NSND Minh Vương cũng nhớ lại quá trình từ cậu bé chập chững vào nghề đến khi thành danh. Ông cho biết khoảng 12-13 tuổi thường đi vớt cá lia thia để bán. Một ngày nọ, ông đi ngang qua lớp dạy hát vọng cổ. Minh Vương vốn rất mê và cũng có chút khả năng ca nhưng không nghĩ sẽ trở thành nghệ sĩ.
“Tôi nép ngoài lớp học nhìn vào, thầy Bảy Trạch hỏi tôi cần gặp ai. Tôi nói thích ca vọng cổ thì thầy liền kêu vào thử giọng. Tôi ca xong, thầy nói giọng tốt, có hy vọng nên xin thầy vào học ca. Lớp học có 2-3 nhạc sĩ, người dạy tôi ca - đàn trực tiếp là NSND Văn Giỏi.
Thầy hướng dẫn, chỉnh sửa cho tôi khi có sai sót. Năm 1964, khi cuộc thi Khôi nguyên Vọng cổdiễn ra, thầy chọn tôi đi thi dù trong lớp cũng có nhiều bạn có giọng ca tốt. Tôi đạt giải năm đó, cuộc đời sang trang mới”, ông nhớ lại.
Sau đó, NSND Minh Vương được đoàn Kim Chung mời về ký hợp đồng. Số tiền 10.000 đồng có được, ông mang một nửa tặng thầy Bảy Trạch để trả ơn, số còn lại đưa cho mẹ. Tuy nhiên, khi vào đoàn Kim Chung, ông chưa thể đóng vai kép, lại quá tuổi đóng vai con nít. Vì thế, có nhiều tuồng nghệ sĩ chỉ chạy ra, ca một câu vọng cổ rồi bước vào.
Nhiều người khuyên Minh Vương phải giữ giọng cho thật tốt, vì đây là “vũ khí” quan trọng của nghệ sĩ trên sân khấu. Đặc biệt, thời điểm bé trai vỡ giọng để trở thành thiếu niên rất dễ ảnh hưởng đến giọng ca. NSND Minh Vương cho biết giai đoạn này có nhiều thay đổi trong cơ thể. Ông cũng khá áp lực vì nếu giọng bị vỡ hoàn toàn có thể không giữ được nghề hát.
Ở tuổi 74, NSND Minh Vương vẫn chú trọng giữ gìn giọng ca. Ông có lối sinh hoạt nghiêm túc, kỹ lưỡng để giữ sức, giữ mình cho nghề nghiệp.
Nghệ sĩ nói đã đứng trên sân khấu hơn nửa thế kỷ nhưng bây giờ vẫn như ngày trẻ. Cứ lên sân khấu, ông lại nôn nao, hồi hộp khó tả. Minh Vương mừng vì tuổi 74 còn được gặp khán giả, được họ yêu mến. Do đó, ông luôn phải chuẩn bị thật kỹ để tránh những sai sót mỗi khi ra biểu diễn.
Hiện dù có kinh nghiệm làm nghề dày dặn nhưng ông vẫn tập luyện thường xuyên, nghiên cứu những cái mới. “Tuổi tác cũng làm ảnh hưởng nhiều thứ. Vì thế, tôi phải tập ca để xem chữ này ổn chưa, chỗ kia có đã tai không…”, NSND Minh Vương chia sẻ.
NSND Minh Vương cũng từng làm giám khảo, truyền dạy kinh nghiệm cho thí sinh ở nhiều sân chơi khác về nghệ thuật cải lương. Ông thường nhận xét thẳng thắn, đôi khi nhận những ý kiến trái chiều song nghệ sĩ chưa bao giờ lo ngại.
Minh Vương tâm sự: “Tôi nghĩ việc nói đúng suy nghĩ, nhận biết của mình cho đồng nghiệp, nhất là các bạn trẻ là cần thiết, trước là cho chính các bạn, sau là vì cải lương. Có thể việc này khiến nhiều người không thích, lời ra tiếng vào, thậm chí giận hờn nhưng tôi chấp nhận. Tôi từng đi qua nhiều việc, thành công có, thất bại cũng có nên chỉ muốn truyền lại hết cho các em”.
Clip NSND Minh Vương chia sẻ
Sau mỗi chuyến đi, ông lại mang về hàng tá món đồ cũ. Có những thứ đã nhuốm màu thời gian và phủ đầy bùn, đất.
Giờ đây, trong ngôi nhà đơn sơ, hơn 1.000 kỉ vật được ông bày biện, phân loại gọn gàng.
Vừa là chủ nhân vừa là người thuyết minh nên hễ có ai thắc mắc về hiện vật nào đấy, ông Duyệt lại say sưa kể về lai lịch và công năng, đặc điểm của món đồ. Gia tài của người đàn ông này phong phú đến nỗi, có những món đồ đến nay ông cũng chưa biết rõ tên gọi của nó.
Trong căn nhà chỉ rộng vài chục mét vuông, kỉ vật chiến tranh của ông Duyệt được treo, trưng bày kín 4 bức tường, nằm đầy trên các kệ, tủ và khắp các lối đi. Thậm chí, ông Duyệt còn dùng các món đồ để trang trí cổng vào nhà, sử dụng chén bát, ly, bình, bàn ghế,... để phục vụ việc sinh hoạt hàng ngày.
Để làm phong phú gian nhà nhỏ, ông Duyệt không chỉ tìm mua những kỉ vật của bộ đội Việt Nam mà sưu tầm cả những vật dụng của lính Mỹ. Bởi vậy, trong nếp nhà hẹp là đa dạng các vật dụng với đầy đủ kích thước, chất liệu đến từ nhiều thời kỳ khác nhau.
Trong nhà có những vật dụng cầm tay như: bi đông, mũ, áo, đèn pin, chén bát, ly uống nước cho đến những vật dụng có kích thước to như: giường ngủ, bàn ghế, vỏ bom, đạn với nhiều chủng loại.
Theo bước chân của ông Duyệt, chúng tôi được chạm đến và chiêm ngưỡng những kỉ vật vô cùng độc đáo. Ông cũng bộc bạch về những khó khăn và sự thú vị trên hành trình đi tìm kỉ vật thời chiến của mình.
Ông Duyệt chỉ tay vào những vỏ bom MK 82 còn nguyên đuôi định hướng và chia sẻ, vỏ bom này được ông mua từ tỉnh phía Bắc đưa về. Riêng phần thân vỏ bom có trọng lượng 120kg và phần đuôi định hướng có 4 cánh kim loại nặng gần 30kg, nhìn rất lạ và đẹp. Khi ông đưa vỏ bom ra trưng bày, rất nhiều người ngỏ ý muốn mua lại nhưng ông không bán.
Ông Duyệt chưa quên kỉ niệm cách đây khoảng 1 tháng, ông mày mò lên xã Linh Trường (huyện Gio Linh, Quảng Trị) để tìm mua vỏ bom thì người dân địa phương chỉ cho ông một vỏ bom nặng đến 500kg. Nhưng chuyện éo le là vỏ bom đó nằm dưới suối sâu.
Ông phải mất 1 tuần với nhiều phương tiện chuyên dụng như xe cẩu, xe múc mới đưa vỏ bom lên bờ được. Đây là vỏ bom khủng nhất trong gian nhà ông.
Ông Duyệt tâm sự: “Có thể đối với người khác, những món đồ này chỉ là đống sắt vụn nhưng đối với tôi nó là báu vật. Bởi vậy, tôi trân trọng và ngắm nghía các món đồ mọi lúc. Dù có hơn 1.000 món đồ nhưng tôi nhớ rõ công dụng và thuộc rõ vị trí đặt từng món đồ trong ngôi nhà”.
Quan điểm của người đàn ông say mê sưu tầm kỉ vật này là mỗi món đồ đều mang dấu tích của lịch sử, của thời chiến tranh tàn khốc đã qua nên nó là vô giá.
Ông vui mừng khi tại gian nhà trưng bày kỉ vật chiến tranh này, ông gặp được những vị cựu chiến binh, những khách du lịch có chung niềm đam mê sưu tầm kỉ vật và hiểu rõ về chiến tranh cũng như ý nghĩa của các món đồ hiện hữu.
Từ kho tàng kỉ vật chiến tranh của mình, ông gửi gắm mong muốn thế hệ trẻ biết trân trọng từng khoảnh khắc của cuộc sống hôm nay hơn.
" alt=""/>Kho tàng kỉ vật chiến tranh vô giá của người đàn ông Quảng Trị