tiền. Thông báo của YouTube gửi tới các người dùng đối tác (partner) Nói cách khác,ácYouTubernóigìkhiYouTubeđangthảmsátcáckênhvideonhỏlẻbang diem ngoai hang anh trước đây YouTube chỉ cần bạn đạt tối thiểu 10.000 lượt view trên toàn kênh là đã có thể tham gia chương trình hợp tác quảng cáo kiếm tiền của họ, nhưng giờ đây họ yêu cầu các nhà sản xuất nội dung phải biết duy trì và giữ chân người xem nữa, thông qua số giờ và lượng người xem ở mức quy định mới. Quy định này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 20/2 tới đây và nếu không đủ điều kiện này, kênh YouTube của bạn sẽ tự động bị mất quyền kiếm tiền. Theo chia sẻ trên blog của công ty, đại diện YouTube cho biết: "Chúng tôi đưa ra chính sách mới này sau khi trao đổi với những người sáng tạo nội dung của chúng tôi. Họ đều nhất trí cho phép chúng tôi nâng cao tiêu chuẩn để xác định những nhà sáng tạo đóng góp tích cực vào cộng đồng, giúp tăng quảng cáo của họ và tránh các hành động xấu, ngăn chặn các video không thích hợp kiếm tiền và gây tổn thương với người khác". Hành động này được coi là động thái quyết liệt của YouTube để loại bỏ các kênh video reup (upload lại từ người khác) hoặc kiếm tiền từ những clip "vô bổ" và thậm chí là có hại. Đặc biệt sau sự cố tài khoản Logan Paul upload video xác chết lên YouTube để... câu view?! Trước chính sách mới của YouTube, rất nhiều chủ kênh nhỏ lẻ đã lên tiếng phản đối và cho rằng đây là hành động áp phe không đẹp của YouTube, đi ngược chính sách hỗ trợ những nhà sáng tạo số mới nổi mà họ theo đuổi trước đó. Một YouTuber có tên là Johnny Gurnett chia sẻ trên Twitter của mình rằng, "chỉ vì những thiệt hại bởi những kẻ kền kền như Logan và Jake Paul, mà giờ đây YouTube đang cố giải quyết vấn đề bằng việc thay đổi chính sách đối tác khiến những kênh sáng tạo nhỏ như tôi không thể kiếm tiền được nữa. Hơn bao giờ hết, đáng lẽ họ phải hỗ trợ những người dùng YouTube tiềm năng chứ". Đại diện kênh ReActTV - một kênh troll video nhỏ trên YouTube tỏ ra phẫn nộ, "vậy là từ giờ tôi không thể kiếm tiền từ video của mình và cũng không còn là đối tác của YouTube nữa, trong khi Logan Paul có thể đăng ảnh xác chết lên YouTube và không bị gì cả?! Ok". Nhà hoạt động Mies Backfire nhận xét trên Twitter: "YouTube chỉ có 30 ngày để thông báo tới những người không sở hữu một lượng fan đủ lớn. Thậm chí kể cả những ai đã và đang là đối tác của họ cũng bị "thổi bay". Liệu họ có nhận thức được điều này đang giết chết các kênh YouTube nhỏ không?" Tại Việt Nam, điều này cũng tác động không nhỏ tới các YouTuber đang kiếm tiền từ nền tảng này. Ví dụ điển hình, sau khi chia tay với kênh YouTube với hơn 3 triệu người theo dõi để lập kênh mới, YouTuber Nguyễn Thành Nam đã có những video lên đến vài triệu lượt xem và không hề vi phạm chính sách của YouTube nhưng vẫn không thể kiếm tiền từ nền tảng này, do các video của anh không giữ khán giả lại đủ lâu... YouTuber Vinh Vật Vờ (Ảnh chụp màn hình) Trái ngược với sự rầu rĩ của một số YouTuber, chia sẻ với VnReview, anh Trần Xuân Vinh (Vinh Vật Vờ) - chủ sở hữu kênh Review Dạo và có tài khoản là Vật Vờ Studio trên YouTube với hơn 800.000 người theo dõi và hiện cũng là một đối tác của YouTube cho rằng, "việc YouTube đặt ra cột mốc 4.000 giờ xem là rất hợp lý. Vì trước đây YouTube khá dễ dãi trong việc kiếm tiền nên nhiều kênh reup (upload lại video của người khác) đã ăn lời từ nó, điều này khiến YouTube rất khó khăn trong việc kiểm soát trả tiền cho những người làm nội dung chân chính, vì bản thân YouTube đang phải trả cho cả những người lách luật như upload lại clip của kênh khác, upload các phim không bản quyền hay nội dung 18+,... Khi bị thắt chặt sẽ giúp hạn chế bớt những người chuyên reup hay làm nội dung không chính thống". Anh Vinh cũng cho biết, việc YouTube thắt chặt như vậy sẽ khiến những người sản xuất nội dung thực sự như anh sẽ gắn bó với nền tảng này hơn, vì nó sẽ giúp loại bỏ các kênh rác và những người sáng tạo nội dung thực sự sẽ được tôn trọng hơn, nhà quảng cáo trả tiền sẽ hiệu quả và giá trị của nó cũng cao hơn. Cũng phải thừa nhận rằng, chính sách mới của YouTube không hẳn loại bỏ các kênh video nhỏ như một số người than thở, thay vào đó họ đòi hỏi các kênh phải chủ động sáng tạo hơn thay vì chỉ biết "giật title, câu view" và reup nội dung như trước. Nói cách khác, bạn phải thực sự "sản xuất nội dung" chứ không phải chỉ biết upload lại và "ăn sẵn" các nội dung đã có. Từ góc độ YouTube, thông qua chính sách này họ sẽ tiết kiệm được khối tiền phải chi trả cho các kênh nhỏ lẻ đang nở rộ và nhất là các kênh reup ăn sẵn nội dung. Tuy nhiên, khi đòi hỏi chất lượng nâng cao như thế thì sẽ cần cả một chính sách chi trả cao hơn, tương xứng với những gì mà các nhà sáng tạo nội dung đã và đang đổ vào nền tảng này thông qua các kênh YouTube của họ. Những kênh vlogger phổ biến trên YouTube như Zoella sẽ không bị ảnh hưởng từ các chính sách mới Nội dung số nở rộ và từng nhiều lần mất kiểm soát, với hàng loạt thiệt hại do tin giả cũng như tin giật gân/câu view gây ra khiến các ông lớn như Google và Facebook buộc phải tuyên chiến. Cùng với tuyên bố siết chặt và củng cố nền tảng Facebook, rốt cuộc YouTube cũng đã có hành động để cho thấy họ cũng muốn xây dựng lại chất lượng của nền tảng này. Đáng tiếc là chính sách của họ sẽ khiến nhiều người khó tiếp cận chương trình quảng cáo/đối tác của YouTube hơn và làm nhiều người không vui. Lúc này người ta sẽ tự hỏi, liệu có cách tiếp cận khác ít gây tổn thương tới cộng đồng YouTube hơn hay không? Bởi trong số hàng loạt kênh video nhỏ bị thảm sát kia cũng có không ít kênh thực sự hữu ích và bị "giết oan". Andrew Tolentino - một nhà thiết kế ứng dụng di động tại Anh đã gọi hành động thay đổi này là "sự ích kỷ". Ông chia sẻ với Telegraph rằng: "Họ không hỗ trợ các YouTuber nhỏ hơn để giúp phát triển cộng đồng của mình". |