Hình ảnh cô gái chửi bới chàng trai. Ảnh cắt ra từ clip
Theo như những gì cô gái quát tháo thì anh bạn trai này đãdẫn mình đi ăn lẩu nhưng chỉ chăm chú chơi điện tử và bỏ cô một mình. Vì quá bựctức với điều đó nên cô gái đã làm ầm lên, giật điện thoại khỏi tay bạn trai rồiném xuống đất làm vỡ cả màn hình.
Cao trào nổ ra khi chàng trai vung tay tát bạn gái vì thấybạn gái “nói nhiều, chửi ngoa”. Không dừng lại ở đó, cô gái đã xông vào vừachửi, vừa tát túi bụi, vừa đấm chàng trai một cách không thương tiếc.
Mặc dù đang ở quán ăn và xung quanh vẫn có khách, nhưng cặpđôi này vẫn không ngại ngần ẩu đả và quát tháo nhau rất ầm ĩ. Đoạn clip này cũnglà do một vị khách có mặt tại đó quay lại.
Hiện tại, đoạn clip này vẫn đang được nhiều người quan tâmchia sẻ, đồng thời gợi ra nhiều tranh luận khiến chúng ta phải suy ngẫm. Thứnhất là thói ham chơi, nghiện game của một bộ phận thanh niên Việt. Thứ hai lànhững ảnh hưởng của công nghệ đối với cuộc sống hiện thực của con người. Và cuốicùng là cách cư xử, phương thức yêu đương của một số cặp đôi hiện nay.
Theo chị Tình, khi muối nên chọn phần rễ to và thân cây đu đủ đoạn gốc đặc, không nên lấy đoạn thân rỗng non phía trên. "Cây đu đủ càng già càng ngon, ăn phần đặc thịt sẽ ngon hơn phần thân rỗng phía trên", chị Tình bật mí.
Dùng dao gọt sạch lớp vỏ xơ cứng bên ngoài của thân, rễ cây đu đủ rồi cắt thành khoanh tròn. Mang phần lõi đi rửa sạch, cắt thành từng miếng vuông kích thước như bao diêm.
Tiếp theo, chị Tình trộn đu đủ cắt miếng với muối hạt, xếp vào chum/vại nén chặt xuống. Đun 1 nồi nước muối để nguội rồi đổ ngập chum. Đu đủ sau khi muối khoảng 7-10 ngày là có thể ăn được. Chị Tình làm theo công thức của "tổ tiên mách bảo" nên không có tỷ lệ muối và đu đủ cụ thể. Nhưng theo chị, lượng muối dùng sẽ nhiều hơn so với muối dưa cải, vì đu đủ cắt miếng dày khó ngấm hơn. "Nếu lỡ đổ muối quá tay bị mặn thì trước khi dùng đu đủ chế biến món ăn nên cắt lát rồi mang rửa qua nước là sẽ bớt mặn liền".
Thành phẩm đu đủ sau khi đã muối chua cứ để nguyên trong chum, vại cùng nước để ăn quanh năm. Do thân cây đu đủ lớn, lượng đu đủ mỗi lần muối khá nhiều, chị Tình mang chia cho hàng xóm, anh em họ hàng. Phần còn lại chị vớt ra, rửa sạch rồi cất tủ lạnh ăn dần.
"Đủ đủ muối chua dùng để kho cá , kho thịt, làm gỏi, xào… đều rất ngon. Nếu kho cá, tôi xếp vào nồi 1 lớp đu đủ cắt lát vừa ăn, 1 lớp thịt 3 chỉ, 1 lớp cá rồi lại thêm lớp đu đủ trên cùng. Sau đó cho gia vị vừa ăn, ớt, thêm nước xâm xấp rồi kho. Mùa đông lạnh mà có món đu đủ kho cá ăn tốn cơm lắm", chị Tình nói.
Bài chia sẻ về món đu đủ muối chua của chị Tình trên mạng xã hội nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng, hàng chục nghìn lượt xem bày tỏ cảm xúc, bình luận và chia sẻ.
Phần lớn mọi người đều tỏ ra bất ngờ trước món ăn độc đáo này. Có người bán tín bán nghi cho rằng chị Tình viết bài câu view, câu like. Tuy nhiên, có nhiều người chia sẻ tuổi thơ họ cũng từng được ông bà bố mẹ làm món đu đủ muối chua.
Tài khoản Nguyễn Khắc Sơn bình luận: "Gốc đu đủ muối kho với cá mắm ăn thì thủng nồi cơm nha mọi người. Nên thử ạ".
"Món ăn ngày xa xưa ấy. Bão về ngã hết cây, chặt chia mỗi người một khúc về xào, ăn cũng gần như ăn măng", tài khoản Thảo Lê bình luận.
"Món ăn tuổi thơ. Ngày xưa nhà có cây đu đủ. Năm 1989 bão lớn, cây đu đủ ngã. Trái lớn nhỏ thu được mang chia xóm mỗi nhà vài quả còn cây chia mỗi người một khúc. Nhớ lúc đó là mẹ cắt khoanh đem vùi vô bếp tro cả ngày xong đem rửa sạch rồi mới muối. Hồi đó kho ăn cơm mưa lụt nữa ôi chao ngon ơi là ngon nhưng lâu quá giờ quên mất vị rồi", tài khoản Trung Hoa chia sẻ.
"Em mới hỏi bố em xong. Bố bảo ngày xưa đu đủ đổ do bão là đến công chuyện. Thái mỏng phơi héo rồi ăn như măng khô ấy ạ", Hà An bình luận.
Nhiều người đùa vui: "Năm nay đúng là tam tai của cây đu đủ, từ hoa lá tới ngọn giờ là ăn luôn gốc. Kiếp nạn thứ 82 của đu đủ và gà năm nay đây mà".
Đậu phụ 'địa ngục' - Món ăn tai tiếng gây nhiều tranh cãi vì tàn nhẫn
Theo đánh giá của tờ New York Post, có lẽ đây là "một trong những món ăn tàn nhẫn nhất" bởi những con cá chạch còn sống bị bỏ vào nồi và nấu chín khi lao vào "một địa ngục khác"." border="0"/>
Căn nhà nhỏ của Thắng ở thôn Dốc Bầu, xã Ba Cụm Bắc, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà.
Từ khi quyết định về Khánh Hoà sống, Thắng bắt đầu tìm hiểu về nông nghiệp và các loại dược liệu với mục đích tạo ra những thành phẩm để có thể giúp cho người thân của mình và những người có nhu cầu sử dụng.
‘Mình muốn làm được những sản phẩm sạch nhưng giá phải phù hợp để ai cũng có thể sử dụng, chứ không phải như bây giờ thực phẩm sạch phải tìm mua ở thành phố rất đắt đỏ, chỉ những người có điều kiện mới dùng được. Mình đã từng trải qua những ngày kiếm mua đồ ăn sạch ở thành phố và nó thực sự khó khăn'.
Những cây trồng trong vườn của cậu bây giờ là một mô hình nhỏ của nông nghiệp sinh thái. Mọi thứ sẽ phát triển theo cách tự nhiên, các loài cây và các loại thiên địch sẽ tự tương trợ và tiêu diệt nhau.
‘Muốn cây tốt thì đất phải tốt. Khi đất tốt, mình không cần làm gì cây vẫn lên, không cày xới, chỉ ủ rơm rạ, lá cây, phân chuồng để cho đất luôn được tơi xốp. Mới bắt đầu cải tạo đất, mình trồng nhiều các cây họ đậu vừa không phải chăm sóc vừa có thân lá để phủ đất, và có hạt để làm thực phẩm nấu ăn hàng ngày’.
Thắng nói, những kiến thức về nông nghiệp tự nhiên được tập hợp rất nhiều trong các cuốn sách và trên các trang mạng, chủ yếu là của nước ngoài, bởi vì trên thế giới đã và đang có rất nhiều người quay lại với việc sống và làm nông nghiệp theo cách tự nhiên, theo những gì vốn có của nó.
‘Thực ra, nó giống như cách làm nông của ông bà mình làm ngày xưa. Nhưng ngày xưa chủ yếu làm theo những kinh nghiệm thực tế và truyền miệng nên đôi khi gặp nhiều rủi ro hơn. Bây giờ, mọi thứ được đúc kết lại và cũng được chia sẻ rộng trong sách hoặc trên Internet.
Hiện tại, khu đất của Thắng trồng đủ các loại rau quả, đủ cho cậu sử dụng hằng ngày. Các loại củ quả để được lâu còn dư thì cậu gửi về cho gia đình và người thân sử dụng. Ngoài trồng trọt, cậu còn nuôi một đàn gà phục vụ cho nhu cầu cá nhân và lấy phân bón cây. Cậu dự định sau này sẽ nuôi thêm bò, dê, ngựa...
Thời gian rảnh, Thắng mày mò đục đẽo làm điêu khắc, đồ gốm, sáng tạo những gì mà cậu nghĩ ra hoặc làm vài vật dụng hoàn thiện cho ngôi nhà của mình.
Chuồng gà do Thắng tự tay làm.
Hồi còn ở phố, do đặc thù công việc là thiết kế hay phải làm đêm chạy tiến độ, cộng với việc thích tụ tập bạn bè cà phê, đi bar nên có những ngày 3-4 giờ sáng cậu mới ngủ là chuyện bình thường.
Nhưng cuộc sống nông thôn đã làm thời gian biểu của cậu thay đổi. Cậu không còn thức khuya dậy muộn như trước nữa. Một ngày của Thắng thường bắt đầu từ 5 giờ sáng. Tập thể dục xong, cậu ra vườn làm cỏ hoặc làm một việc gì đó trước khi trời nắng, rồi vào ăn sáng và nghỉ trưa lúc 9 giờ và làm các công việc trong nhà. Tới 4-5 giờ chiều, cậu lại dành thời gian chăm sóc vườn tiếp. ‘Thường thì 9 giờ tối mình đã ngủ, nhiều hôm mưa gió lạnh lạnh còn ngủ lúc 7 giờ’.
Nói về cuộc sống hiện tại của mình, Thắng bảo: ‘Mình không thấy buồn, cũng chẳng thấy vất vả gì hết. Chắc do tính mình thoải mái, không suy nghĩ nhiều nên lúc nào cũng thấy đời vui tươi và lạc quan’.
‘Vì được làm những gì mình thích nên làm gì cũng như chơi, ngày nào cũng là ngày làm việc, ngày nào cũng là ngày nghỉ. Nhiều khi thấy mình như con tắc kè, ở đâu cũng thích nghi được’.
Sống trong căn nhà nhỏ giữa bản làng, thỉnh thoảng Thắng lại nghe tiếng gọi í ới của hàng xóm. ‘Khi thì được cho bát canh, lúc thì được cho trái bắp, thỉnh thoảng cũng có người xin vài quả ớt, vài bông hoa hay vài ba hạt giống… Hôm nay thì được cho một bát sương sâm vì có vẻ đang mùa nên trên rừng có rất nhiều lá, còn kèm theo bát nước đường nấu gừng ăn cùng cho đỡ nhạt miệng. Chính vì thế, kinh nghiệm làm hàng rào có thể theo phong cách hững hờ, đừng cao quá, đừng thấp quá, thưa thưa một chút cho nhìn thấy nhau sẽ có nhiều ích lợi hơn’ – Thắng hóm hỉnh chia sẻ.
Nhiều người khi nhìn những bức hình Thắng đăng trên trang cá nhân, thấy cuộc sống của cậu thật bình yên, đẹp đẽ và trong lành. Ai cũng ước ao mình được sống như thế. Nhưng Thắng bảo, sống cùng với thiên nhiên không phải lúc nào cũng là những buổi sáng tràn ngập ánh nắng ấm áp, mà còn là những đêm mưa gió bão bùng, là những ngày nắng cháy da thịt, là sâu bò lên mặt, là tiếng côn trùng kêu ầm ĩ suốt đêm…
‘Bình yên và dữ dội đủ cả… Nên phải yêu thương, vui vẻ đón nhận những gì thiên nhiên đem tới thì mới có thể sống hạnh phúc trọn vẹn giây phút của ngày hôm nay được’.
Thắng luôn tâm niệm và đi theo lý tưởng sống của riêng mình, đó là tạo ra những thứ đẹp đẽ, có ích cho bản thân và cộng đồng.
Một góc căn nhà của Thắng
Một góc vườn Thắng tự tay trồng đủ loại cây trái và hoa.
Trứng gà nhà nuôi.
Các loại đỗ Thắng tự trồng trong vườn.
Bữa sáng từ chính những loại quả thu hoạch trong vườn nhà.
Cậu cũng trồng nhiều loại hoa.
Hoa cắm trong bình Thắng tự nặn và nung.
Đám trẻ con trong làng giúp thu hoạch bông.
Vườn rau 1000 m2 trên đất Mỹ của dược sĩ gốc Việt
Vườn rau ngàn m2 của vợ chồng chị Sally Nguyễn trước đây chỉ trồng hoa hồng, từ khi có mẹ chị đến ở, khu vườn lúc nào cũng xanh tươi, lủng lỉu cây trái Việt.
评论专区