537 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường (thống kê năm 2021). Cứ 5 giây lại có một người tử vong vì căn bệnh này. Dưới đây là những loại thực phẩm mà người bệnh tiểu đường cần hạn chế:
Loại carbohydrate không tốt
Carbohydrate là một nguồn năng lượng quan trọng. Chất dinh dưỡng đa lượng này có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng đường trong máu của một người. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ khuyến cáo người mắc bệnh tiểu đường nên lấy khoảng một nửa lượng calo hằng ngày từ carbohydrate.
Ngoài ra,ườimắcbệnhtiểuđườngkhôngnênăngìbournemouth – chelsea điều quan trọng nhất là ăn đúng loại carbohydrate.
Theo Medical News Today, có ba loại carbohydrate chính trong thực phẩm: tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột và đường gây ra những vấn đề lớn nhất đối với những người mắc bệnh tiểu đường vì cơ thể sẽ phân hủy chúng thành đường glucose.
Carb tinh chế
Carb tinh chế, hoặc tinh bột tinh chế, được phân hủy trong quá trình chế biến. Do đó, cơ thể nhanh chóng hấp thụ và chuyển hóa carb thành glucose. Điều này làm tăng lượng đường trong máu khiến một người nhanh chóng đói trở lại ngay sau bữa ăn.
Một số loại carb tinh chế cần giảm ăn gồm bánh mì trắng, mì ống trắng, một số ngũ cốc, bánh quy.
Đường
Thực phẩm có đường chủ yếu chứa đường và carbohydrate chất lượng thấp. Chúng thường có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng và có thể gây tăng đột biến lượng đường trong máu. Đường cũng góp phần làm tăng cân và nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Thực phẩm thường chứa nhiều đường bao gồm bánh rán, bánh sừng bò, bánh ngọt, bánh quy, bánh pizza. Một số nguồn đường khác bao gồm nhiều loại nước sốt và gia vị, các chất làm ngọt, siro, sữa chua có hương vị trái cây bán sẵn.
Những người mắc bệnh tiểu đường nên cẩn thận khi ăn trái cây sấy khô, nước ép trái cây, salad trái cây vì chúng thường chứa thêm đường. Chất làm ngọt nhân tạo có lượng calo thấp, có tác động tiêu cực đến lượng đường trong máu do tăng kháng insulin.
Protein
Protein giúp cơ thể xây dựng, duy trì và thay thế mô. Các cơ quan, cơ bắp và hệ miễn dịch của chúng ta bao gồm các protein. Cơ thể có thể phân hủy protein thành đường, nhưng quá trình này kém hiệu quả hơn so với quá trình phân hủy carb.
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn nguồn protein tốt phần lớn phụ thuộc vào lượng chất béo và carbohydrate mà những thực phẩm này chứa. Khi thực phẩm giàu protein cũng chứa nhiều chất béo, có thể dẫn đến tăng cân và cholesterol cao.
Thịt mỡ hoặc thịt chế biến sẵn
Ăn một lượng nhỏ thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò, lợn, cừu, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy chỉ ăn 50g thịt đỏ mỗi ngày có thể làm tăng 11% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường nên cân nhắc tránh hoặc hạn chế ăn:
- Thịt tẩm bột, chiên và nhiều muối
- Thịt chế biến, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích và thịt nguội
- Xương sườn và các miếng thịt nhiều mỡ khác
- Gia cầm còn da
- Cá rán kỹ
Thịt chế biến có xu hướng chứa nhiều muối hoặc natri. Những người bị huyết áp cao cũng nên đặc biệt thận trọng và hạn chế lượng muối ăn vào không quá 2,3g mỗi ngày.
Loại chất béo cần giảm
Đây là nguồn cung cấp các axit béo thiết yếu, chẳng hạn như omega-3 và là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh. Chất béo cũng giúp cơ thể hấp thụ vitamin A, D, E và K.
Chất béo không lành mạnh có thể làm tăng mức cholesterol và góp phần kháng insulin. Điều này có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường hoặc góp phần làm tăng đột biến lượng đường trong máu ở người bệnh.
Chất béo bão hòa
Loại chất béo này chủ yếu có trong các sản phẩm động vật, dầu và thực phẩm chế biến. Một người nên tiêu thụ ít hơn 10% lượng calo hằng ngày từ chất béo bão hòa.
Một số thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hòa cao bao gồm bơ, mỡ lợn, một số loại dầu, chẳng hạn như dầu cọ, nước chấm và nước sốt dạng kem, sốt mayonnaise béo, khoai tây chiên, thức ăn tẩm bột, bánh mì kẹp thịt, nhiều loại thức ăn nhanh, nước xốt salad.
Chất béo chuyển hóa
Chất béo chuyển hóa được hình thành từ quá trình hydro hóa - biến dầu lỏng thành chất béo rắn. Bạn nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có dầu hydro hóa hoặc hydro hóa một phần.
Tương tự chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa có thể gia tăng tỷ trọng LDL cholesterol, hay còn gọi cholesterol xấu. Loại chất béo này có thể có trong đồ ăn nhanh, chiên rán, chế biến sẵn, bơ thực vật.
Các loại đồ uống cần hạn chế
Nhiều loại nước ngọt và nước trái cây có chứa carbohydrate và đường bổ sung.
Một người mắc bệnh tiểu đường có thể uống trà không đường, cà phê và đồ uống không calo cũng như nước lọc. Để tạo hương vị cho nước, hãy thử cho vào một số miếng trái cây.
Đồ uống có cồn cũng có thể chứa đường và carb. Mọi người nên hạn chế tiêu thụ đồ uống có cồn, đặc biệt là bia, đồ uống có trái cây, rượu tráng miệng.
Một người không nên uống quá 150ml rượu vang, 350ml bia hoặc 45ml rượu mạnh.
Uống nhiều rượu khi đang sử dụng thuốc trị tiểu đường có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp hoặc hạ đường huyết. Các triệu chứng tương tự như say rượu và có thể khó nhận ra.
Sai lầm khi không dám ăn mỡ và thịt để giảm cân, điều trị tiểu đường
Theo các bác sĩ, bột đường dư thừa mới là nguyên nhân chuyển hóa thành mỡ máu, mỡ gan và gây ra béo phì, đái tháo đường. 顶: 3839踩: 38
Người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
人参与 | 时间:2025-01-17 03:05:06
相关文章
- Nhận định, soi kèo Kerala Blasters vs Odisha, 21h00 ngày 13/1: Đối thủ yêu thích
- Soi kèo tài xỉu U Craiova vs Sepsi hôm nay, 23h15 ngày 30/8
- Soi kèo Anh vs Pháp, 02h00 ngày 11/12/2022
- Nhận định, soi kèo Sevilla vs Valladolid, 3h ngày 20/8
- Nhận định, soi kèo Chelsea vs Morecambe, 22h00 ngày 11/1: Tin vào khách
- Soi kèo Liverpool vs Southampton, 22h00
- Soi kèo Manchester United vs Wolves, 21h00 ngày 13/05/2023
- Soi kèo tài xỉu Cuiaba vs Juventude hôm nay, 6h30 ngày 14/8
- Nhận định, soi kèo U21 Sheffield Wed vs U21 Hull City, 19h00 ngày 13/1: Kịch bản quen thuộc
- Soi kèo Hà Lan vs Qatar, 22h00
评论专区