Celta Vigo vs Valladolid (3h 30/11): Chạy trốn ‘đèn đỏ’?
ạytrốnđènđỏrap việt Tiểu Phong - 29/11/2019 21:00 rap việtrap việt、、
1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

-
Nhận định, soi kèo Zrinjski Mostar vs Sloboda Tuzla, 22h30 ngày 28/3: Khó có cách biệt
2025-04-01 12:45
-
Ngược đời cảnh chuột rượt đuổi mèo chạy té khói
2025-04-01 12:21
-
TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT, có bài viết phân tích về những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó trong nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. Bên cạnh đó là những đề xuất để cải thiện chất lượng, hiệu quả của công tác này.
“Điểm nghẽn” của nghiên cứu khoa học trong trường đại học Việt Nam
Chính sách giáo dục: Đang thiếu vắng nền tảng nghiên cứu khoa học xã hội
VietNamNet xin giới thiệu bài viết của TS. Hoàng Ngọc Vinh.
Vừa qua, Bộ GD-ĐT chủ trì Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu trong các trường đại học và đưa ra một số giải pháp về chính sách và đầu tư.
"Điểm nghẽn" lớn nhất theo các báo cáo là tài chính dành cho nghiên cứu khoa học (NCKH) ở các trường rất khiêm tốn.
Ràng buộc về tài chính cho NCKH ở các trường đại học (ĐH) chẳng cứ gì ở Việt Nam, mà các trường ĐH lớn trên thế giới cũng phải cạnh tranh gay gắt để có nguồn kinh phí. Với điều kiện của nước ta, kinh phí dành cho NCKH vốn hạn hẹp đòi hỏi quản lý sử dụng hiệu quả hơn.
Trong điều kiện của nước ta, kinh phí dành cho NCKH vốn hạn hẹp đòi hỏi quản lý sử dụng hiệu quả hơn
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiến bộ khoa học công nghệ và nhu cầu của đất nước luôn thay đổi về kinh tế, môi trường, công nghệ, quản lý, giáo dục, bệnh dịch đòi hỏi NCKH phải nhanh chóng nắm bắt được thông tin nhanh nhất, sớm nhất và tư duy xa hơn những gì hiện có nhằm tránh nghiên cứu những thứ mà thế giới đã trải qua.
Mọi người đều biết NCKH trong trường ĐH là đa mục tiêu, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo về phương diện tư duy, phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, củng cố lý luận, gắn học với hành, phát triển các định hướng NCKH cho tương lai các ngành học hoặc lĩnh vực... Bên cạnh đó là phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, tăng cường an ninh quốc phòng, nâng cao uy tín, vị thế hình ảnh của một trường ĐH, tạo điều kiện hợp tác với các đại học khá ở khu vực và quốc tế. Ngoài ra, NCKH để huy động nguồn lực hỗ trợ từ các hợp đồng R&D từ các doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế...
Bên cạnh những thành công NCKH ở một số trường ĐH, đặc biệt là các công trình thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên với nhiều công bố ở nước ngoài, thì công tác NCKH ở các trường ĐH còn có những hạn chế.
Những hạn chế dai dẳng
Những hạn chế trong NCKH ở các trường ĐH có thể kể đến là: Không ít đề tài nghiên cứu lạc hậu quá xa so với những gì thế giới đã trải qua, nhất là các lĩnh vực về kinh tế, giáo dục và khoa học xã hội.
Các đề tài nghiên cứu về công nghệ có khả năng ứng dụng trong thực tế chưa nhiều, chưa xác định trúng nhu cầu nghiên cứu để lựa chọn đề tài vì thế việc huy động nguồn lực từ bên ngoài rất khó khăn.
Thiếu sự gắn kết hợp tác, tích hợp khoa học liên ngành trong các nghiên cứu công nghệ ở ngày trong một nhà trường cũng như giữa các trường.
Việc chuyển giao công nghệ hạn chế do cung và cầu không gặp nhau và còn chịu ràng buộc khác về các thủ tục hành chính.
Kinh phí và quản lý kinh phí chưa hiệu quả do kinh phí ít lại dàn trải, quá chú trọng vào kinh phí từ nguồn ngân sách, mà ít chú ý huy động nguồn lực từ bên ngoài doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế. Ví dụ, ở một khoa kỹ thuật của ĐH Arizona (Hoa Kỳ) có năm Chính phủ tiểu bang cấp khoảng 18 triệu USD, nhưng khoa đó huy động bên ngoài thêm được trên 40 triệu USD nhờ các hợp đồng nghiên cứu. Nhưng điều này ở ta xem ra khá khó khăn.
Các nguyên nhân cơ bản
Nguyên nhân của nhân hạn chế dai dẳng nói trên liên quan đến các yếu tố về chính sách, cơ chế, chiến lược, điều kiện tài chính, môi trường ứng dụng kết quả NCKH...
Bộ GD-ĐT cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực NCKH của trường ĐH theo khuyến cáo của UNESCO
Tuy nhiên, có thể chỉ thẳng ra rằng khá nhiều NCKH ít chú ý đến tiến bộ KHCN và bám sát những định hướng lớn phát triển kinh tế xã hội của đất nước như việc đổi mới mô hình tăng trưởng, xây dựng các trụ cột phát triển kinh tế, tăng năng suất (nhân lực, thể chế và hạ tầng) chú trọng 3 lĩnh vực Nông nghiệp công nghệ cao, CNTT và Du lịch. Là sự hợp tác giữa nhà trường và các ngành kinh tế (industry) rất yếu nên khó khăn xác định nhu cầu NCKH.
Sự hợp tác giữa các khoa hoặc giữa các trường trong nghiên cứu liên ngành quá hạn chế. Chưa liên kết hiệu quả các phòng thí nghiệm trọng điểm và hình thành mạng lưới nghiên cứu giữa các trường có ưu thế riêng.
Vì thế, các trường ĐH chưa huy động được các chuyên gia trong nghiên cứu cơ bản với các chuyên gia thuộc ngành hoặc chuyên ngành (lĩnh vực toán rất ít được ứng dụng trong các đề tài nghiên cứu KHXH, kinh tế, giáo dục...). Chưa xác định được điểm giao giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Đặc biệt, chưa có đủ cơ sở dữ liệu tin cậy, hồ sơ của các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực KHCN ở các trường ĐH khác nhau, khi tìm kiếm thành viên trong các hội đồng thẩm định có thể lúng túng hoặc chọn nhầm chuyên gia.
Sự hợp tác giữa trường với viện nghiên cứu chưa đi vào thực chất và hiệu quả. Nhiều khi chỉ thấy ở bề nổi ở các hoạt động đánh giá nghiên cứu sinh, thạc sĩ, hoặc các đề tài nghiên cứu. Trong khi kỳ vọng của sự hợp tác này là phát huy sức mạnh tổng hợp của viện và trường tạo ra sản phẩm nghiên cứu phục vụ sản xuất kinh doanh, an ninh quốc phòng...
Một nguyên nhân mà ít đại biểu đề cập tại Hội nghị nói trên là yếu tố con người. Trong đó, năng lực nghiên cứu đội ngũ giảng viên (khả năng về ngoại ngữ, phương pháp nghiên cứu, kỹ năng viết báo cáo, phân tích diễn giải, kỹ năng thông tin, tư duy logic-phản biện...) trên phổ rộng khá hạn chế vì giảng viên được giữ lại trường quen với cách học tập, nghiên cứu được truyền lại từ thế hệ các giảng viên trước. Sự đam mê trong NCKH của một bộ phận giảng viên hạn chế, mải dạy hơn là nghiên cứu.
Cuối cùng, những vấn đề về tự do học thuật, tự chủ, sáng tạo cần đặt ra như là một phương tiện để cải thiện chất lượng nghiên cứu trong các trường ĐH. Chương trình giáo dục ĐH hiện nay, đặc biệt ở phần giáo dục đại cương trong nhiều trường ĐH có thể nói là cản trở nhất định đến năng lực NCKH của giảng viên và sinh viên.
Đại học nên làm gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả NCKH?
Hiện nay, Bộ GD-ĐT được Chính phủ giao soạn thảo Nghị định tự chủ giáo dục đại học. Có thể xem khi Nghị định được ban hành sẽ tạo cơ hội và động lực cho các trường ĐH phát triển mạnh và bền vững.
Trường ĐH nên xác định lại sứ mệnh trong bối cảnh đất nước có nhiều thay đổi về tiến bộ khoa học công nghệ, kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế. Phân tích những cơ hội tiềm tàng về khả năng hợp tác liên ngành lựa chọn những lĩnh vực nghiên cứu trọng tâm của trường mình.
Nhà nước chú ý vấn đề này để có hướng đầu tư tránh kiểu sử dụng kinh phí NCKH giàn trải, rót qua nhiều kênh khác nhau (Bộ chủ quản, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ...) cho cùng một vấn đề nghiên cứu rải rác ở các cơ sở giáo dục ĐH khác nhau.
Cần xác định thế mạnh, nhu cầu và mối quan tâm của nhà trường để xác định mũi nhọn, trọng tâm nghiên cứu, đổi mới chương trình...
Nói cách khác, phải ứng dụng CNTT, có đủ cơ sở dữ liệu kết nối mạng để có sự điều phối hiệu quả về nguồn lực theo mục tiêu chiến lược. Các trường ĐH và cơ quan quản lý nghiên cứu chưa quan tâm ứng dụng IOT trong quản lý và trong NCKH thì chưa vội nói đến IR 4.0.
Gắn chặt giữa giảng dạy và nghiên cứu, cải thiện sự tương tác giữa giảng dạy và nghiên cứu để có được thế hệ những nhà nghiên cứu và nhân lực tốt. Xem xét cấu trúc tổ chức và quản trị nhà trường để huy động các khoa trong nghiên cứu liên ngành (interdisciplinary).
Lãnh đạo nhà trường phải là người lãnh đạo trong dạy học và NCKH theo đúng nghĩa, phát hiện đào tạo bồi dương nhân tài nghiên cứu khoa học ngay từ sớm. Đảm bảo sự ứng xử công bằng, bình đẳng giữa các quyền lực hành chính và quyền lực học thuật. Tránh để quyền lực hành chính lấn áp quyền lực học thuật để đảm bảo có đội ngũ nghiên cứu đầu ngành giỏi ở mỗi khoa mà hạn chế chuyển lên phòng ban để làm quản lý...
Cần cải thiện chính sách và chiến lược NCKH trong trường ĐH, trong đó bổ nhiệm nhân sự NCKH để lãnh đạo NCKH trong trường hoặc trưởng nhóm nghiên cứu theo năng lực sáng tạo, sự đam mê cống hiến và đóng góp của tác giả bằng các công trình mà không phải theo thâm niên hoặc theo học vị (không thật). Trẻ có tài cao thì nên dùng sớm.
Xác định thế mạnh, nhu cầu và mối quan tâm của nhà trường để xác định mũi nhọn, trọng tâm nghiên cứu, đổi mới chương trình và cải thiện hợp tác với các đối tác từ các trường, viện, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt đẩy mạnh truyền thông NCKH (sản phẩm, tiềm năng hợp tác, sự thừa nhận - recognition...) thông qua mạng hoặc qua các diễn đàn, hội thảo. Các trường như Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng làm khá tốt công tác truyền thông NCKH.
Có chiến lược và hợp tác với doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp để huy động vốn và chuyên gia, làm cho NCKH gắn với thực tế hơn. Tiền là một vấn đề quan trọng, nhưng không biết nhu cầu của xã hội thì có tiền chẳng biết làm gì hoặc làm những đề tài vô bổ, kiểu "sáng tạo lại cái bánh xe". Như vừa qua, một số nông dân ít được đào tạo chế máy móc trong nông nghiệp, lại cho thấy nhiều đề tài của chúng ta đang ở trên trời.
Đổi mới việc lựa chọn và đánh giá nghiệm thu các đề tài, đề án NCKH. Tránh dĩ hòa vi quý trong đánh giá và việc đánh giá chất lượng đề tài thiếu các tiêu chí, chỉ số chi tiết để đánh giá. Bộ GD-ĐT cần xây dựng bộ tiêu chí đánh giá năng lực NCKH của trường ĐH theo khuyến cáo của UNESCO (tác động của kết quả nghiên cứu, tầm quan trọng, sự bền vững, tiềm năng của NCKH).
Xây dựng một văn hóa hợp tác trong NCKH mà Việt Nam còn thiếu. Nếu thiếu đi văn hóa hợp tác thì cũng giống như các vector không cùng phương và chiều nên không "hợp lực" được, đôi khi còn triệt tiêu mất động lực của nhau. Văn hóa này đòi hỏi thói quen hợp tác, chia sẻ giá trị, chuẩn mực học thuật, kỳ vọng, thái độ cam kết, đam mê, khiêm tốn, niềm tin đối tác NCKH.
Phát huy quyền tự chủ, cần đổi mới mạnh mẽ chương trình giáo dục ĐH, đào tạo đón đầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và đòi hỏi cán bộ giảng dạy ở trường ĐH phải luôn có kỹ năng tư duy (critical thinking), sáng tạo, thông tin, tiếng Anh và phải có sự đam mê, trái tim đầy nhiệt huyết với NCKH cộng với chế độ đãi ngộ tương xứng của nhà trường để kích thích tài năng nghiên cứu trẻ.
TS. Hoàng Ngọc Vinh(Nguyên chuyên viên cao cấp Bộ GD-ĐT)
" width="175" height="115" alt="Làm gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học" />Làm gì để cải thiện chất lượng, hiệu quả nghiên cứu của các trường đại học
2025-04-01 10:56
-
Có 68 bài thi THPT quốc gia ở Nghệ An thay đổi điểm số sau phúc khảo
2025-04-01 10:49


Buổi toạ đàm có sự tham gia của bà Manu Verma - phu nhân Đại Sứ Ấn Độ, ông Pranay Verma - Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, bà Phan Lan Tú - Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội cùng với những tên tuổi nổi tiếng khác như NTK-NSƯT Đức Hùng, Hoa Hậu Ngọc Hân…
Tại sự kiện, Ngọc Hân chia sẻ với các khách mời về kỷ niệm khó quên của cô khi dự đám cưới của một đại gia Ấn Độ tại New Delhi vào năm 2019. Chuyến đi cũng tạo cảm hứng cho cô thực hiện bộ sưu tập áo dài về văn hoá Ấn Độ. Cô hy vọng rằng sẽ có dịp quay trở lại đất nước Nam Á và mang những trang phục do mình thiết kế để giới thiệu đến người dân.
![]() |
Ngọc Hân và Phí Thùy Linh. |
Bà Manu Verma chia sẻ về trang phục truyền thống của phụ nữ quốc gia này và phân tích những nét tương đồng Sari của Ấn Độ và áo dài Việt Nam: "Cách trang trí hoa văn, họa tiết trên áo, khăn của phụ nữ Việt Nam độc đáo, mang đậm tính văn hóa bản địa, khá giống với trang phục Ấn Độ, đặc biệt là vùng Đông Bắc của chúng tôi. Ngoài ra, trang phục truyền thống khơi gợi sức mạnh tiềm ẩn bên trong người phụ nữ. Đó là khả năng chăm sóc gia đình, đức hy sinh, sự khéo léo, nét duyên dáng".
Theo bà, trang phục truyền thống như một "mã định danh" của mỗi người phụ nữ, là nét đẹp văn hóa của một quốc gia, ghi lại dấu ấn các giai đoạn của lịch sử.
![]() |
Bà Manu Verma và NTK Đức Hùng. |
"Trong lịch sử Ấn Độ, nữ hoàng Jaipur mặc Sari cưỡi ngựa ra trận thì Việt Nam cũng có Hai Bà Trưng mặc trang phục truyền thống cưỡi voi đánh giặc. Trang phục của phụ nữ Ấn Độ gắn liền với bản sắc văn hóa, khí hậu từng vùng, tương tự như trang phục của phụ nữ Việt Nam.
Các bạn có thể thấy phụ nữ Ấn Độ mặc trang phục truyền thống ở bất cứ đâu, dù họ làm trong ngành nghề nào. Trong sự kiện quan trọng như lễ cưới, không chỉ cô dâu mà toàn bộ khách tham dự đều mặc trang phục truyền thống", bà Verma cho biết.
![]() |
Bức ảnh chụp các kiểu trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ dành giải Nhất cuộc thi ảnh do Hội Hữu nghị Việt Nam-Ấn Độ (Hà Nội) tổ chức. |
NTK Đức Hùng cũng mang tới sự kiện nhiều câu chuyện lịch sử cũng như hiểu biết của mình về sự hình thành phát triển của tà áo dài. Anh nói về sự thay đổi của tà áo dài Việt Nam qua các thời kỳ, từ thời nhà Nguyễn tới thời thực dân Pháp. Cách gọi tà áo dài cũng vì thế mà thay đổi nhiều, đến ngày hôm nay trở thành một hình ảnh thiêng liêng và là một sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
NTK Đức Hùng cũng bày tỏ niềm tự hào rằng áo dài ngày càng phổ biến hơn trong đời sống và nhiều nhà thiết kế Việt Nam đã mang tà áo dài Việt tới những sàn diễn quốc tế. Bên cạnh đó, các đại diện Việt Nam tại các cuộc thi nhan sắc cũng đã để lại ấn tượng về vẻ đẹp của trang phục truyền thống Việt Nam trên thế giới. "Nhìn thấy tà áo dài ở đâu, ta nhìn thấy Tổ quốc ở đó", NTK Đức Hùng chia sẻ.
Ngân An

BST áo dài mừng 20/10 bắt mắt của Cao Minh Tiến
Nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, NTK Cao Minh Tiến ra mắt bộ sưu tập được anh thực hiện công phu suốt mùa dịch thứ 4 vừa qua.
" alt="Hoa hậu Ngọc Hân, Phí Thuỳ Linh dự sự kiện của Đại sứ quán Ấn Độ" width="90" height="59"/>Hoa hậu Ngọc Hân, Phí Thuỳ Linh dự sự kiện của Đại sứ quán Ấn Độ
Với kết quả 28,4 điểm khối A, Hà Giang đứng thứ 9 cả nước, cao nhất tỉnh Nghệ An (chưa tính điểm ưu tiên).
Ngoài ra, Giang còn là thủ khoa cả nước khối C01 với 27,4 điểm.
![]() |
Tất cả các môn thi THPT Quốc gia, em Giang đều đạt điểm cao |
Bí quyết học tập của nữ sinh trường huyện
Sinh ra trong một gia đình thuần nông có 3 chị em, Giang là con thứ 2. Vào những ngày mùa, em thường tranh thủ thời gian để giúp bố mẹ. Tuy vất vả nhưng bố mẹ đều cố gắng để nuôi 3 chị em ăn học. Giang cũng luôn tự ý thức được việc học của mình mà không cần ai nhắc nhở.
Chia sẻ về bí quyết, Giang cho biết thời gian học chủ yếu của em là từ 19h-23h và rất ít khi học muộn quá. Theo nữ sinh này, những lúc mệt mỏi thì nên nghỉ ngơi vì lúc đó học cũng không vào mà còn mệt hơn. Chỉ những khi cơ thể khỏe khoắn, tâm trí tốt thì mới hiểu và nhớ kiến thức lâu.
![]() |
Ảnh kỷ yếu của Hà Giang |
Để nhớ được bài, quan trọng là phải nắm chắc kiến thức cơ bản, thuộc công thức trong sách giáo khoa và hiểu được bản chất của vấn đề. Nếu gặp bài nào khó chưa hiểu phải hỏi để các thầy cô giảng lại, lúc đó sẽ nắm vững và hiểu hơn.
Ngoài ra, ôn tập nhiều bộ đề cũng giúp Giang tự tin khi bước vào phòng thi.
Đối với các môn thi trắc nghiệm, Giang cho biết phải cẩn thận, kỹ lưỡng và chắc chắn cho từng câu để không mất thời gian. Khi gặp bài khó không làm được thì cần đánh dấu và chuyển ngay sang câu khác. Lúc còn 5-10 phút nên kiểm tra những câu đã làm.
"Ngay sau khi hoàn thành bài thi, em đã tính mình không thấp hơn 27 điểm. Nhưng sau khi xem kết quả và được báo là thủ khoa toàn tỉnh Nghệ An, xếp thứ 9 toàn quốc ở khối A thì em rất bất ngờ và hạnh phúc", Giang chia sẻ.
![]() |
Cô Nguyễn Thị Sao rất tự hào vì có học trò xuất sắc như Giang |
Bề dày thành tích đáng khâm phục
Thầy giáo Dương Văn Sơn - Hiệu trưởng Trường THPT Kim Liên - chia sẻ “Từ khi nghe tin học sinh của trường mình đạt điểm cao và là thủ khoa của toàn tỉnh, các thầy, cô ai cũng rất hạnh phúc và tự hào. Đây là lần đầu tiên học sinh Trường THPT Kim Liên có học sinh làm được điều này”.
Cô giáo Nguyễn Thị Sao, giáo viên chủ nhiệm lớp 12C1, cũng cho biết Giang là một học sinh ngoan, tự giác học và rất thông minh. Đặc biệt, Giang còn học giỏi đồng đều ở tất cả các môn. Suốt 12 năm học, Giang luôn đạt học sinh giỏi toàn diện. Đặc biệt, ở những năm học THPT, em đạt nhiều giải học sinh giỏi trường và tỉnh.
Cụ thể, năm lớp 11, Giang đạt giải nhì học sinh giỏi tỉnh môn Toán và giải 3 học sinh giỏi tỉnh môn Vật Lý. Năm học 12, điểm tổng kết trung bình năm của Giang là 9,4 điểm.
![]() |
Tập thể lớp 12C1, Trường THPT Kim Liên |
“Tôi là giáo viên dạy hóa cho Giang, thấy em môn Hóa yếu hơn các môn còn lại nên thời gian trước khi thi, ngoài giờ trên lớp thì 2 cô trò cũng về nhà mày mò học. Đạt được thành tích như ngày hôm nay, tôi rất tự hào về em ấy", cô Sao tâm sự.
Nói về tương lai của mình, Giang cho biết hiện em đang đăng ký 3 nguyên vọng vào các trường ĐH Ngoại thương, ĐH Y Hà Nội và Học viện Ngoại giao. Tuy nhiên, Giang đang ưu tiên sẽ theo học Ngoại thương.
"Em thấy các bạn học sinh ở Nam Đàn rất chăm chỉ và ham học, tuy nhiên, nhiều bạn còn gặp hoàn cảnh khó khăn. Sau này em muốn trở thành một nhà kinh doanh giỏi để về giúp đỡ cho các em học sinh, xây dựng quê hương giàu đẹp hơn" em Giang chia sẻ.

Tuyển sinh vượt chỉ tiêu: Bộ bảo "tuýt còi", trường đòi thông thoáng
- Trước lo lắng của nhiều trường về hình thức xử phạt liên quan đến “án 5 năm”, Bộ trưởng Nhạ cho biết, sẽ làm nghiêm với những trường đã nhắc nhở nhưng vẫn vi phạm tuyển sinh, mở ngành không đúng với những tổ hợp kỳ lạ.
" alt="Thủ khoa khối C01 giỏi cả các môn khối A" width="90" height="59"/>

Jung Ho Yeon, diễn viên sinh năm 1994 nổi đình đám với bộ phim Squid Game (Trò chơi con mực)vừa thông báo trên Instagram gần 16 triệu người theo dõi việc mình hợp tác với thương hiệu đình đám. "Khởi đầu mới với Louis Vuitton", dòng trạng thái cùng ảnh đính kèm Jung Ho Yeon trong các sản phẩm của hãng này từ đầu đến chân nhận hơn 5 triệu lượt thích sau 13 giờ đăng tải.
![]() |
Jung Ho Yeon với hình ảnh quảng cáo cho Louis Vuitton. |
Jung Ho Yeon hiện đang là nữ diễn viên Hàn Quốc có nhiều người theo dõi trên Instagram nhất nên không ngạc nhiên khi hầu hết các thương hiệu lớn đều đổ xô hợp tác với cô, từ Adidas đến Louis Vuitton. "Thật vinh dự khi tôi được hợp tác với Louis Vuitton với tư cách diễn viên sau khi làm việc với họ với tư cách người mẫu. Tôi chờ đợi mỗi khoảnh khắc sắp tới được trải nghiệm với Louis Vuitton với tư cách đại sứ toàn cầu", Jung Ho Yeon nói.
![]() |
Tạo hình của Jung Ho Yeon trong 'Squid Game' (Trò chơi con mực). |
Trước khi được biết đến với tư cách diễn viên, Jung Ho Yeon là một người mẫu có tiếng. Cô từng tham gia trình diễn cho bộ sưu tập xuân-hè 2017 của Louis Vuitton và góp mặt trong chiến dịch quảng cáo cho bộ sưu tập pre-fall của thương hiệu xa xỉ này. Jung Ho Yeon từng là gương mặt trang bìa của hầu hết các tạp chí thời trang đình đám, trong đó có Vogue. Vai điễn đầu tiên trong Squid Game (Trò chơi con mực)đã trở thành bệ phóng tên tuổi không tưởng tượng nổi với cô gái 27 tuổi đến từ Seoul.
An Na

Vẻ đẹp lạnh lùng của nữ chính ‘Trò chơi con mực' Jung Ho Yeon
Trong phim Squid Game (Trò chơi con mực), Jung Ho Yeon đảm nhận vai Kang Sae Byeok - người chơi mang mã số 67. Cô để lại cho người xem ấn tượng bởi vẻ đẹp lạnh lùng, gai góc.
" alt="Jung Ho Yeon được Louis Vuitton bổ nhiệm đại sứ toàn cầu" width="90" height="59"/>
- Nhận định, soi kèo Barca vs Osasuna, 03h00 ngày 28/3: Củng cố ngôi đầu
- Đại học Đà Nẵng công bố điểm sàn các trường đại học thành viên
- Trung tâm minh bạch và an ninh mạng lớn nhất Trung Quốc
- Gái xinh tuổi “băm” có đành về quê lấy chồng?
- Nhận định, soi kèo Rajasthan United vs Delhi FC, 18h00 ngày 28/3: Cửa dưới ‘tạch’
- Ba ngày, Microsoft công bố ba thương vụ tỷ đô tại Đông Nam Á
- Em được chọn vì “nhà mặt phố, bố làm quan”
- Sốt xình xịch ảnh người yêu của GS Cù Trọng Xoay
- Nhận định, soi kèo Kolkheti Poti vs Gagra, 18h00 ngày 28/3: Đối thủ yêu thích
