Trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, cơ quan ban ngành tỉnh đã chủ động dự báo về tình hình xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, đồng thời nhận định nhu cầu tiêu thụ và phục vụ chế biến nội địa có xu hướng tăng lên. Trên cơ sở đó, định hướng các hộ nông dân, doanh nghiệp sản xuất gieo trồng các loại cây trồng phục vụ trong nước và chế biến như ngô, đậu tương, khoai tây, khoai lang, rau xanh… kết hợp mở rộng diện tích loại cây có thị trường tiêu thụ tốt như dưa chuột, bí xanh, bí đỏ…
Đối với sản phẩm chăn nuôi, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, tạo ra nguy cơ thua lỗ với người sản xuất, tỉnh đã khuyến nghị tăng cường áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, giữ ổn định số lượng đàn để đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.
Bên cạnh công tác theo dõi, phân tích, đánh giá thị trường, thông tin về tình hình thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới trên địa bàn các tỉnh cũng được cập nhật kịp thời cho các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh.
Những kinh nghiệm và bài học đã cho thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng thành tựu khoa học 4.0 trong sản xuất và kinh doanh nông sản, từng bước thay đổi nhận thức của người nông dân về làm nông nghiệp thông minh với dữ liệu trong tất cả các khâu là nền tảng để đưa ra quyết định và dự báo thị trường.
Thời gian tới, để nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường tiêu thụ nông sản, Sở NN&PTNT tiếp tục phối hợp với các sở, ngành, địa phương kịp thời cung cấp các thông tin thị trường về mặt hàng nông sản trong nước, cũng như quốc tế; nhu cầu nhập khẩu và các thị trường xuất khẩu chủ yếu để có giải pháp tổ chức sản xuất phù hợp.
Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản. Quan tâm việc tư vấn, hướng dẫn người sản xuất kỹ năng phân tích, đánh giá thị trường.
Cung cấp các địa chỉ thông tin có chất lượng để người sản xuất, nhất là nông dân tìm hiểu, tham khảo trước khi quyết định đầu tư mở rộng. Hỗ trợ người sản xuất đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản, tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường dẫn đến bị thương lái ép giá.
Công nghệ nâng cao chất lượng nông sản
Năm 2022, nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc duy trì tốc độ tăng trưởng với giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thuỷ sản ước đạt hơn 11.000 tỷ VNĐ. Chuyển đổi số, gia tăng hàm lượng công nghệ trong các khâu sản xuất kinh doanh trở thành chìa khoá mở cánh cửa thị trường trong nước và quốc tế cho các mặt hàng nông sản của tỉnh.
Điểm nhấn trong bức tranh phát triển nông nghiệp tại đây phải kể đến hạ tầng công nghệ thông tin từng bước đã được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện; tỷ lệ các hộ chăn nuôi, trồng trọt ứng dụng công nghệ thông tin, giao dịch thương mại điện tử và nông nghiệp công nghệ cao ngày càng tăng lên.
Cùng với đó là sự thay đổi tích cực trong tư duy, cách làm, đưa thành tựu khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo thuận lợi cho người dân trong tất cả các khâu, từ sản xuất cho đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng phần mềm quản lý mã số vùng trồng hỗ trợ truy xuất nguồn gốc; hỗ trợ bà con thiết lập gian hàng số để quảng bá và giới thiệu sản phẩm trên sàn thương mại điện tử.
Theo số liệu hết năm 2022, Vĩnh Phúc có hơn 16.000 hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử, hơn 300 mô hình chăn nuôi quy mô lớn có áp dụng công nghệ số, hơn 1.400 sản phẩm nông nghiệp của 82 doanh nghiệp, hộ sản xuất được kết nối, quảng bá và tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử như Postmart.vn và Voso.vn.
Thế Vinh
" alt=""/>Vĩnh Phúc nâng cao năng lực dự báo thị trường, giải bài toán đầu ra nông sảnCục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế khẳng định, các nội dung quảng cáo sản phẩm Enzylim trên vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Sản phẩm này do Chi nhánh TNHH Dược - Mỹ phẩm Đắk Tín, địa chỉ: Số 8, đường 100, phường Tân Phú, quận 9, TP.HCM sản xuất và Công ty Cổ phần Dược - Mỹ phẩm Gailen, địa chỉ: Số 11 hẻm 72/73/59 Quan Nhân, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, đơn vị này đang phối hợp với các cơ quan chức năng để xác minh và xử lý.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên website nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Một trong những trọng tâm trong công tác an toàn thực phẩm từ nay đến năm 2022 là đẩy mạnh hậu kiểm, kiểm tra đột xuất và tăng cường xử phạt vi phạm quảng cáo, đặc biệt là các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Minh Tú
" alt=""/>Sản phẩm hỗ trợ giảm cân Enzylim vi phạm quảng cáo