– Dù có nhà tài trợ đồng hành hay không thì Bài hát Việt vẫn sẽ được thực hiện.
– Dù có nhà tài trợ đồng hành hay không thì Bài hát Việt vẫn sẽ được thực hiện.
Trò chơi xuất sắc về đề tài Tam Quốc
Chủ động đứng ngoài “cuộc chiến” game về Tam Quốc tại thị trường mobile Việt suốt 5 tháng vừa qua, đỉnh điểm là giai đoạn đầu tháng 10 với hàng loạt tên tuổi sáng giá, X Tam Quốc bất ngờ xuất hiện và tỏa sáng để trở thành một trong những gMO Tam Quốc nổi bật nhất trong quý 4/2015.
Cũng như hầu hết các game thẻ tướng/ chiến thuật khác, nhiệm vụ chính vẫn là chinh chiến phụ bản, vượt ải… và thu thập mảnh hồn tướng, triệu hồi các “đàn em” và xây dựng đội hình mạnh. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đây lại là yếu tố gây nghiện hàng đầu của X Tam Quốc.
Với sự đa dạng cùng chiều sâu chiến thuật khó lường, mỗi trận đánh, mỗi đội hình mà game thủ chạm trán đều có khả năng mang đến những diễn biến nằm ngoài suy đoán - dù đó là trận chiến PvEhay PvP. Một kỹ năng tung ra đúng lúc cũng có khả năng lật ngược hoàn toàn thế trận, tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng của X Tam Quốc.
Đáng chú ý, đây là gMO đầu tiên sở hữu tính năng Khiêu Chiến 3D, cho phép mỗi bên cử ra một vị tướng solo với nhau. Nếu trảm “rớt” đối phương, bạn sẽ loại thẳng vị tướng đó ra khỏi cuộc chơi. Chính tình tiết này tạo nên cái “dũng” cho X Tam Quốc, bên cạnh sự so đọ về “trí”.
Việc “sinh sau đẻ muộn” cũng tạo nên lợi thế lớn cho X Tam Quốc so với các đối thủ, mà rõ nét nhất chính là sự tiên tiến hơn về khâu hình ảnh. Game gây ấn tượng mạnh với chất liệu 3D đẹp nhưng mượt mà và khá nhẹ nhàng, sắc nét, tràn đầy hiệu ứng bắt mắt.
Phù hợp với nhiều đối tượng
Chính bởi chiều sâu về chiến thuật, X Tam Quốc hoàn toàn thoát khỏi tuyệt chiêu “đô la thần chưởng”. Vì dù bạn có trang bị cho mình đội hình toàn tướng phẩm tím đắt tiền thì vẫn có nguy cơ chịu thua trước đội hình phẩm chất thấp hơn nhưng hài hòa và có sự bổ khuyết hợp lí lẫn nhau.
Không những thế, trò chơi cung cấp hàng loạt những tính năng để người chơi tăng sức mạnh cho tướng lĩnh, nhưng không hề ép game thủ vào tình trạng bị… hút máu. Trang bị, kỹ năng, hồn tướng,… hoàn toàn có thể thu thập được. Đáng chú ý, trò chơi rất thích hợp với những ai chăm cày cuốc. X Tam Quốc có nhịp độ trận đánh khá nhanh, phù hợp cho những ai có ít thời gian trải nghiệm. Bạn hoàn toàn có thể tranh thủ chiến game mọi lúc mọi nơi.
Đây hứa hẹn sẽ là tựa game mobile bom tấn cuối năm 2015, X Tam Quốc có thể chinh phục làng game Việt bằng sự hấp dẫn “không phải dạng vừa đâu” của riêng mình.
• Trang chủ: http://xtamquoc.kul.vn/
• Fanpage: https://www.facebook.com/xtamquoc/
• Tải game trên iOS: http://goo.gl/wj0imQ
• Tải game trên Android: http://goo.gl/D08w7K
" alt=""/>Sức hấp dẫn khó cưỡng của X Tam Quốc
Redmi Note 3 có các tùy chọn màu sắc gồm bạc, xám, và gold. Sử dụng chất liệu kim loại, model này trông khác hẳn so với người tiền nhiệm Redmi Note 2 vốn được làm bằng nhựa. Trước đây Xiaomi chỉ dùng kim loại cho dòng smartphone cao cấp Mi, bởi vậy việc hãng dùng chất liệu này cho cả dòng giá rẻ là một thay đổi rất đáng hoan nghênh.
Dù chất lượng gia công (build quality) được tăng lên đáng kể, Note 3 chỉ nặng hơn 4 gram so với Note 2 - không đủ để bạn cảm thấy sự khác biệt khi cầm tay. Với độ dày 8,65 mm, máy chỉ dày hơn một chút so với Note 2 (8,3 mm). Dù có giá bán rẻ, Redmi Note 3 trông như một chiếc smartphone ở phân khúc cao cấp.
Phần cứng và phần mềm
Redmi Note 3 tuy được "trang điểm" lại ở diện mạo bên ngoài, nhưng lại không có gì thay đổi nhiều ở cấu hình bên trong so với model tiền nhiệm. Sự khác biệt chính giữa 2 máy là Note 3 có thêm cảm biến vân tay ở mặt sau với khả năng mở khóa điện thoại trong 0,3 giây - theo quảng cáo của Xiaomi. Cảm biến hoạt động đúng như Xiaomi giới thiệu, mặc dù bạn sẽ phải đặt đầu ngón tay trên máy quét. Máy dùng pin 4.000 mAh, cao hơn đáng kể so với Note 2 (dùng pin 3.060mAh).
Xiaomi trang bị cho sản phẩm chip 8 nhân MediaTek Helio X10 64-bit, 2 GB RAM và 16 GB bộ nhớ lưu trữ (phiên bản cao cấp hơn dùng RAM 3 GB và 32 GB bộ nhớ lưu trữ). Màn hình 5 inch của máy có độ phân giải full-HD 1.920 x 1.080 pixel. Chúng ta còn có camera sau 13 MP với tính năng tự động lấy nét theo pha, 2 khe cắm SIM hỗ trợ 4G.
Note 3 chạy hệ điều hành Android với giao diện người dùng MIUI 7 của Xiaomi. MIUI 7 giúp bố trí ứng dụng ở màn hình home của máy giống như trên iPhone, đồng thời cho phép người dùng tùy biến, "trang điểm" cho điện thoại thông qua việc chế tạo các theme theo ý thích cá nhân.
" alt=""/>Cận cảnh smartphone giá rẻ Redmi Note 3 của XiaomiCụ thể, theo Quyết định số 1388/QĐ-BTTTT, ông Lê Ngọc Đức, Phó Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT được điều động và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Chánh Văn phòng Bộ TT&TT. Chánh Văn phòng tiền nhiệm Phạm Mạnh Lâm đã nhận quyết định nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1/6.
![]() |
Thứ trưởng Phan Tâm trao quyết định bổ nhiệm và tặng hoa cho các lãnh đạo đơn vị. Từ trái sang: ông Lê Ngọc Đức, ông Đỗ Vũ Anh, Thứ trưởng Phan Tâm và ông Nguyễn Thanh Lâm. |
Còn theo Quyết định số 1386/QĐ-BTTTT, ông Nguyễn Thanh Lâm, Phó Cục trưởng Cục Báo chí đã được điều động và bổ nhiệm có thời hạn giữ chức Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, thay ông Hoàng Vĩnh Bảo, người vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ TT&TT hôm 22/7 vừa qua.
Cả hai quyết định đều có hiệu lực kể từ ngày ký, 8/8/2016.
Cùng ngày, Bộ TT&TT cũng đã công bố quyết định số 1399/QĐ-BTTTT, bổ nhiệm ông Đỗ Vũ Anh, Phó TGĐ Tổng công ty Hạ tầng mạng (VNPT Net) giữ chức thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) kể từ ngày 10/8.
Phát biểu tại sự kiện, các cán bộ được bổ nhiệm đợt này đều bày tỏ sự xúc động và cám ơn sâu sắc tới lãnh đạo Bộ, các đơn vị thuộc Bộ đã tin tưởng, tín nhiệm giao phó trọng trách mới.
Tân Chánh Văn phòng Lê Ngọc Đức chia sẻ nhiệm vụ Chánh Văn phòng rất nặng nề nhưng sẽ phấn đấu, nỗ lực hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với tập thể Văn phòng tiếp tục phát huy truyền thống đơn vị, giúp việc, tham mưu hiệu quả cho lãnh đạo Bộ.
Trong khi đó, tân Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT Nguyễn Thanh Lâm xúc động bày tỏ được về công tác tại Cục là một mơ ước của ông từ lâu, sau gần 20 năm gắn bó với ngành truyền hình ở nhiều cương vị khác nhau, từ chuyên môn, kinh doanh cho đến quản lý. Xác định truyền hình đang đối mặt với rất nhiều thách thức, ông Lâm mong được tiếp tục lắng nghe, học hỏi thêm từ các đơn vị chuyên môn trong Bộ để công tác quản lý đáp ứng được yêu cầu của Lãnh đạo Bộ và kỳ vọng của xã hội.
Về phần mình, ông Đỗ Vũ Anh cũng là người đã trải qua nhiều cương vị quan trọng của VNPT trước khi được bổ nhiệm cương vị mới. Ông cám ơn sự ủng hộ, tín nhiệm của lãnh đạo Bộ, Tập đoàn và Tổng công ty trong suốt thời gian qua, đồng thời khẳng định sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Chúc mừng các tân lãnh đạo được bổ nhiệm đợt này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh đây là kết quả nỗ lực phấn đấu của bản thân họ, nhưng đồng thời cũng là sự tin tưởng, tín nhiệm rất cao từ lãnh đạo Bộ, từ các đơn vị đang công tác và cả những đơn vị họ sắp được điều động đến.
"Lãnh đạo Bộ rất có niềm tin rằng các đồng chí sẽ tiếp tục thành công trên cương vị mới, hoạt động của các đơn vị cũng tiếp tục trôi chảy, thực hiện thành công nhiệm vị được giao", Thứ trưởng chia sẻ.
Lý giải cho quyết định của lãnh đạo Bộ lựa chọn bổ nhiệm ba lãnh đạo đợt này, Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định đây là ba gương mặt rất quen thuộc của ngành, được đào tạo rất bài bản, đúng với lĩnh vực được phân công công tác, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và đều khẳng định được mình, tích luỹ được kinh nghiệm công tác phong phú, đặc biệt là kinh nghiệm quản lý điều hành. Do đó, Bộ đã tin tưởng giao phó trọng trách mới để họ có điều kiện đóng góp nhiều hơn cho ngành, có những cách tiếp cận mới, sáng tạo hơn với lĩnh vực mình quản lý.
"Mong các đồng chí tiếp tục phấn đấu nâng cao kiến thức, năng lực, phẩm chất đạo đức, phát huy trí tuệ tập thể, khơi dậy tinh thần làm việc năng động, sáng tạo của cán bộ viên chức đơn vị. Cũng rất mong các đơn vị tiếp tục quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ 3 đồng chí trong thời gian tới để cùng nhau đóng góp vào sự phát triển của ngành trong nhiệm kỳ này", Thứ trưởng kết luận.
T.C
" alt=""/>Bổ nhiệm Cục trưởng Cục PTTH & TTĐT, Chánh Văn phòng Bộ