- Thắng trận cảm xúc và đầy kịch tính, tân HLV Antonio Conte đã ăn mừng đầy phấn khích ngoài đường biên với sự khởi đầu hoàn hảo tại sân chơi Ngoại hạng.Bầu nhiệt huyết tràn đầy, tân HLV Conte đã truyền được cảm hứng và sự tự tin cho các học trò, giúp Chelsea thi đấu thăng hoa trước đối thủ cùng thành phố cực kỳ khó chịu.
Đỉnh điểm của cảm xúc đến sau bàn thắng ấn định tỷ số 2-1 của Diego Costa, Conte như vỡ òa, vui sướng tột độ, chạy đến ôm CĐV bên khán đài chia vui.
Ngay khi trọng tài nổi còi kết thúc 90 phút, nhà cầm quân người Italia cũng chạy đến chúc mừng và cảm ơn từng học trò, từ người hùng Diego Costa đến "người cận vệ già" John Terry.
Chelsea thắng phút cuối, Conte ăn mừng điên cuồng Sau khi Diego Costa ghi bàn thắng quyết định mang về 3 điểm cho Chelsea trong trận khai màn mùa giải mới, HLV Antonio Conte đã có màn ăn mừng đầy cảm xúc. " alt="Conte: Nhiệt huyết, máu lửa và phút thăng hoa tột độ"/>
Conte: Nhiệt huyết, máu lửa và phút thăng hoa tột độ
Nhận định, soi kèo PSV Eindhoven vs AZ Alkmaar, 03h00 ngày 12/1: Pháo đài bất khả xâm phạm
- Lần đầu tiên tại Việt Nam, các bệnh nhi được phẫu thuật nội soi bằng robothoàn toàn miễn phí, mở ra nhiều cơ hội cho trẻ em nghèo mắc các chứng bệnh hiểmnghèo.Theo PGS. TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, từ tháng 2/2014đến nay, đã có 54 bệnh nhi được phẫu thuật nội soi bằng robot, không có trườnghợp nào phải chuyển sang mổ hở cũng như không có trường hợp nào xảy ra biếnchứng. Đặc biệt, các bệnh nhi đều được miễn phí hoàn toàn. Chi phí do bệnh viện và cáctổ chức từ thiện đóng góp. Bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam áp dụng phươngpháp này. Hiện tại Việt Nam cũng chỉ có duy nhất một máy phẫu thuật bằng robot. | Toàn cảnh một ca phẫu thuật nội soi u nang ống mật bằng robot tại Viện Nhi Trung ương |
Hệ thống phẫu thuật bằng robot hiển thị không gian 3 chiều với góc phẫu thuật540 độ, cho phép thực hiện các thủ thuật ở những ngóc ngách nhỏ nhất, chính xácnhất, tránh được những sang chấn và biến chứng sau phẫu thuật. Phương pháp này hiện áp dụng mổ cho các bệnh nhi mắc bệnh u nang ống mật chủ,phình đại tràng bẩm sinh, cắt thận loạn sảng, chỉnh sửa van tim... Do khả năng kết nối với máy tính, các bác sĩ có thể thực hiện phẫu thuật từ xa,mở ra khả năng ứng dụng lớn cho các bệnh nhi nghèo ở vùng sâu, vùng xa hay cáckhu vực bị thảm họa, thiên tai... “Phẫu thuật nội soi bằng robot là một thành công nổi bật, tạo điều kiện cho các bác sĩ trong nước có thể thực hiện được các kỹ thuật ngang tầm quốc tế, mở ra nhiều cơ hội điều trị cho những ca bệnh khó mà nội soi thông thường không thể can thiệp",PGS, TS Hải nói. Tuy nhiên theo ông Hải, phương pháp phẫu thuật nội soi bằng robot có giáthành khá cao so với mặt bằng chung của Việt Nam. Mức giá trung bình khoảng50-80 triệu đồng/ca (tại nước ngoài là 200 triệu đồng). "Hiện tại chúng tôi vẫn trợ giá toàn bộ các ca phẫu thuật, tuy nhiên khôngthể trợ giá mãi. Một con dao điện tử có giá tới hơn 200 triệu đồng nhưng chỉphẫu thuật được 3 lần. Chúng tôi hiện đã đề xuất với Bộ Y tế và các cơ quan BHYTxem xét để cùng vào cuộc",PGS, TS Hải cho hay. Để tránh lãng phí thiết bị, sắp tới Viện Nhi Trung ương sẽ liên kết với cácbệnh viện lớn như Việt Đức, Phụ sản Trung ương, 108... để nghiên cứu đưa robotvào phẫu thuật cho người lớn. Thúy Hạnh " alt="54 bệnh nhi được phẫu thuật bằng robot"/>
54 bệnh nhi được phẫu thuật bằng robot
|
Ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ DTT, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử. |
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định công bố dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra tại Việt Nam, Bộ TT&TT đã có chỉ thị yêu cầu các doanh nghiệp công nghệ cần coi đây là thách thức, đồng thời là trách nhiệm của mình đối với xã hội, khẩn trương vào cuộc, đưa ra những giải pháp, ứng dụng công nghệ số sáng tạo vào cuộc sống, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch.
Với mong muốn mang đến cho độc giả thêm một góc nhìn về vai trò, sự hỗ trợ của các giải pháp CNTT, trong đó có những giải pháp Chính phủ điện tử với công tác phòng chống dịch do chủng mới của virus Corona gây ra, ICTnews vừa có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Công ty công nghệ DTT, người đã hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực CNTT, thành viên Tổ công tác giúp việc Ủy ban quốc gia về Chính phủ điện tử:
Xin ông chia sẻ đánh giá về vai trò của các giải pháp công nghệ với việc phòng dịch Corona? Các công nghệ mới như dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, 5G… có thể hỗ trợ gì?
Trước hết phải khẳng định rằng, công nghệ đặc biệt là CNTT có vai trò lớn trong việc kết nối cũng như là xử lý thông tin một cách nhanh chóng. Đây là yếu tố rất quan trọng trong việc hỗ trợ chúng ta ứng phó với những hiện tượng mang tính lan nhanh toàn cầu và có nhiều đối tượng tham gia. Và dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra là một hiện tượng như vậy.
Trên thế giới các công nghệ mới như dữ liệu lớn, học máy, trí tuệ nhân tạo, 5G… đã có những ứng dụng rất cụ thể, hỗ trợ tích cực vào công tác phòng chống và ứng phó với dịch bệnh do chủng mới của virus Corona gây ra. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta không nên bỏ qua những công nghệ rất bình thường vẫn đang làm từ trước đến nay như các công nghệ trên Internet, những công nghệ tạo ra các ứng dụng để cá nhân hóa giúp cho người dùng có thể hiểu được tình trạng của mình, nhận thức của mình cũng như lựa chọn của mình có phù hợp hay không.
Đơn cử như chúng tôi đang làm cho Bộ Y tế một Cổng thông tin về phòng chống dịch, trong đó sẽ cung cấp cho người dùng những công cụ để mọi người, từ trẻ em cho đến người già, có thể trắc nghiệm những hiểu biết của mình về dịch. Có thể chúng ta nghĩ rằng hiện nay thông tin đã được lan truyền rất lớn trên mạng xã hội, song không phải là người nào cũng có thể lọc được những thông tin đúng về dịch bệnh trên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ đưa ra ứng dụng để hỗ trợ người dùng tìm ra các địa điểm hỗ trợ dịch ngay xung quanh địa điểm họ đang sống, giúp cho người dân thuận tiện trong việc tìm đến cơ sở y tế để được kiểm tra, được cách ly một cách nhanh chóng khi nghi nhiễm bệnh; hay ứng dụng cho phép mọi người có thể đánh giá các cơ sở y tế, nhà thuốc đã hỗ trợ công tác phòng chống dịch như thế nào.
Những công nghệ trên không phải là công nghệ mới, thời thượng, nhưng chúng ta có thể áp dụng được ngay. Chúng tôi hy vọng rằng sắp tới khi Bộ Y tế công bố ra mắt Cổng thông tin về phòng chống dịch cùng những ứng dụng hỗ trợ, sẽ đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình nâng cao nhận thức cho số đông, đảm bảo sự bình tĩnh, kịp thời trong câu chuyện chủ động phòng chống dịch bệnh.
|
Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung cho rằng, phòng dịch Corona làcơ hội tốt để không chỉ ứng dụng các dịch vụ công trực tuyến đang có, tăng số lượng sử dụng lên mà còn là sáng tạo ra những dịch vụ công trực tuyến để phục vụ cho những nhu cầu rất cụ thể mang tính sống còn (Ảnh minh họa) |
Với riêng những giải pháp Chính phủ điện tử, giải pháp nào có thể triển khai tại Việt Nam để hỗ trợ phòng chốngvừa ứng phó với dịch, thưa ông?
Tôi cho rằng trong giai đoạn này, người dân, doanh nghiệp nên chọn phương thức sử dụng các dịch vụ công trực tuyến đang được các bộ, ngành, địa phương cung cấp. Bởi lẽ, nếu làm qua dịch vụ công trực tuyến không có sự tiếp xúc trực tiếp, trong trường hợp này, việc không tiếp xúc trực tiếp là một lợi thế rất tốt để chúng ta phòng chống lây lan dịch.
Xa hơn, chúng ta thấy rằng các dịch vụ công thường được làm theo các chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị hành chính. Nhưng nếu như dịch vụ công được chuyển sang thành những dịch vụ theo nhu cầu của người dùng. Ví dụ như dịch vụ cho phép một người trong diện được nhận an sinh xã hội của Chính phủ có thể đăng ký để biết họ được hưởng gì trong giai đoạn phòng dịch này, đó là một dịch vụ công mà từ trước đến nay chúng ta chưa làm.
Nếu chúng ta nhìn dịch vụ công dưới góc độ không phải chỉ là số hóa các dịch vụ hành chính mà còn bám sát theo nhu cầu của người dùng thì đây cũng là cơ hội để mở rộng ảnh hưởng cũng như hiệu quả của Chính phủ điện tử đến cho tất cả các đối tượng sử dụng.
Ngay trong ngành Y tế, chúng ta có thể thấy các y bác sĩ, cán bộ y tế không phải người nào cũng nhận được thông tin một cách chính xác, kịp thời. Nếu chúng ta có những dịch vụ giúp người dùng đăng ký và nhận được những thông tin chính thống một cách kịp thời thì cũng đã giúp cho hệ thống của chúng ta có được sự thống nhất cao. Thực tế tại các cơ sở y tế, các bệnh viện lớn có thể có nhiều điều kiện về thông tin, nhưng những trạm y tế xã, phường thì không được như vậy. Do đó, phải làm sao để cả các trạm y tế xã, phường cũng được hỗ trợ thông tin chính thống về dịch một cách kịp thời, nhanh chóng.
" alt="Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung: Các giải pháp CNTT đang và sẽ hỗ trợ đắc lực cho phòng dịch Corona"/>
Chủ tịch DTT Nguyễn Thế Trung: Các giải pháp CNTT đang và sẽ hỗ trợ đắc lực cho phòng dịch Corona