
Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội là cái tên quen thuộc với nhiều người yêu động vật, đặc biệt là với người trẻ, nhưng cũng là cái tên xa lạ với những ai không quan tâm tới chó mèo.Tới thăm nơi được gọi là nhà chung của Trạm trong một ngày cuối năm, vẫn có 2 bạn trẻ túc trực ở đây hằng ngày để theo dõi và chăm sóc khoảng 100 con chó, mèo.
 |
Hiện nhà chung của Trạm đang nuôi giữ khoảng 100 con chó, mèo |
Nguyễn Quang Hướng sinh năm 1994, tốt nghiệp khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam hiện là người phụ trách chính việc theo dõi bệnh tật, sức khỏe của những con vật này. Hướng nhớ tên từng con chó, con mèo và kể rõ câu chuyện của mỗi “đứa” khi được nhận về Trạm.
Thu Thu Hà – trưởng nhóm của Trạm cho biết, Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội được thành lập vào năm 2012 với cái tên ban đầu là Trạm cứu hộ mèo Hà Nội. Mặc dù vẫn nhận cứu hộ cả chó và mèo nhưng sau 2 năm hoạt động, Trạm mới đổi tên thành Trạm cứu hộ chó mèo Hà Nội. Tới ngày tháng 10/2017, Trạm xin được giấy phép và trở thành tổ chức đầu tiên chuyên về cứu hộ chó mèo tại Việt Nam có tư cách pháp nhân. Tên hoạt động hiện tại là Center of Pet Animal Protections and Studies, viết tắt là CPAPS. (Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ vật nuôi).
 |
Nguyễn Quang Hướng, TNV chính thức, là người phụ trách theo dõi sức khỏe của chó, mèo ở nhà chung |
2 năm đầu, Trạm hoạt động theo cách thức giao chó, mèo cho các tình nguyện viên (TNV) chăm sóc tại nhà. Nhưng càng ngày số lượng tình nguyện viên không đáp ứng đủ so với nhu cầu cứu hộ. Nhà chung được thành lập vào năm 2014.
Nhà chung, cũng đã qua một số lần thay đổi địa điểm, hiện tại có diện tích khá rộng với nhiều gian phòng và không gian ngoài trời để chó, mèo chạy nhảy. Nằm trong một con ngõ khá sâu ở phố Nhân Hòa, căn nhà này vốn là một nhà xưởng. Khi mới về, mọi thứ khá xuống cấp và bừa bộn. Sau rất nhiều sửa chữa, căn nhà trông đã khá hơn nhiều như hình ảnh hiện tại. Hướng nói: “Chắc phải khoảng nửa năm, một năm nữa, chị quay trở lại thì mới thấy nó khác. Dạo này, bọn em sửa chữa liên tục, gần như không ngày nào nghỉ. Những việc nhỏ thì tình nguyện viên tự làm. Hạng mục nào lớn thì thuê thợ”.
 |
Những con chó, mèo mà Trạm mang về thường bị bệnh, bị thương |
Chia sẻ về hoạt động hiện tại của Trạm, Thu Thu Hà nói, khi nhận được thông tin về chó, mèo cần cứu hộ, nhóm sẽ cử người đến nơi để mang về. Tất cả chó mèo được báo tin đều được chuyển lên phòng khám thú y gần nhất với khu vực báo tin và khám tổng quát. Khi được bác sĩ kết luận đủ sức khoẻ xuất viện thì sẽ chuyển về nhà chung hoặc nhà TNV, tuỳ tình hình thực tế.
“Số lượng chó mèo được chuyển chủ hàng tháng giao động từ 30-50 con, tức là ít hơn so với số lượng cứu hộ về do nhận thức của cộng đồng về chó mèo cứu hộ vẫn còn hạn chế, như: sợ chó mèo quá nhát, sợ chó mèo lớn rồi sẽ không quấn chủ nữa, phí nhận nuôi so với việc mua một con chó con mèo ngoài chợ là cao hơn rất nhiều, phỏng vấn kĩ càng phiền phức…” – Hà chia sẻ.
 |
Những con chó, mèo bị bệnh phải nằm phòng cách ly được chăm sóc theo chế độ đặc biệt. Chi phí cho phòng cách lý không hề nhỏ: bỉm, máy sưởi, điều hòa.... Nguồn ngân sách chủ yếu của Trạm vẫn từ các đơn vị, cá nhân hỗ trợ |
Mặc dù đã có nhà chung, nhưng Hà cho biết Trạm vẫn luôn cố gắng tăng số lượng TNV chăm sóc tại nhà vì chó mèo được chăm sóc tại nhà sẽ có tiến triển về sức khoẻ tốt hơn chó mèo nuôi chung lại nhà chung.
Từ ngày thành lập đến nay, số lượng chó mèo mà Trạm đã cứu hộ lên đến 8.000 – 9.000 con. Tỷ lệ chuyển chủ thành công là khoảng 50-60%, còn lại là mất ở bệnh viện hoặc sổng mất ở nhà TNV chăm sóc.
Hiện tại, số lượng TNV hoạt động với tần suất cao của Trạm là khoảng 100 người, được chia thành 4 nhóm chính: nhóm cứu hộ, nhóm nhà chung, nhóm truyền thông gây quỹ và nhóm phỏng vấn tìm chủ.
Để có được căn nhà chung như hiện tại, Trạm đã trải qua những ngày đầu hết sức khó khăn. “Những ngày đầu hoạt động, nguồn quỹ được duy trì dựa trên mức đóng góp tiền cá nhân cố định hàng tháng của nhóm điều hành và các tình nguyện viên cứng - khoảng 10 người. Sau này quy mô mở rộng, chi phí hoạt động hàng tháng tăng dần từ 50 triệu tới 100 triệu, quỹ chi tiêu dựa vào sự ủng hộ của mọi người, lúc nhiều lúc ít bù trừ nhau” – Hà chia sẻ.
Trên thực tế, số tiền chi trả cho việc chữa trị, chăm sóc chó, mèo bị ốm là không hề nhỏ. Vì thế, tài chính luôn là vấn đề thách thức mà nhóm điều hành phải giải quyết.
Hà chia sẻ, Trạm cũng có một số hoạt động gây quỹ nhưng vì không đủ nhân lực chuyên trách nên hiệu quả đem lại chưa cao. Dự định của nhóm trong năm tới là khi đã có tư cách pháp nhân, Trạm sẽ viết dự án để kêu gọi các doanh nghiệp cũng như các tổ chức phúc lợi động vật khác hỗ trợ định kỳ.
Ngoài ra, lượng TNV cũng không đủ so với số lượng chó, mèo nhận về. “Khó khăn về nhận thức cũng là một vấn đề. Với nhiều trường hợp cứu hộ, các bạn còn bị gây khó khăn, phải tranh chấp với người dân. Một bên thì muốn cứu, một bên thì muốn đem về làm thịt. Ở Việt Nam lại chưa có quy định về quyền và phúc lợi động vật nên có nhiều trường hợp, dù xác định được đối tượng bạo hành chó mèo, Trạm cũng không thể làm gì để can thiệp hay cứu giúp ‘các em’ được”.
Trò chuyện với Hướng, người đối diện có thể cảm nhận được tình cảm đặc biệt mà cậu dành cho những con vật mà mình đang chăm sóc, gắn bó. Hướng coi chúng như bạn, hiểu rõ tính nết, bệnh tật từng con.
Cậu và các tình nguyện viên đặt cho những con vật ở đây những cái tên rất đáng yêu như Muội Muội, Bún, Max, Love Đen, Ki Gà, Mướp, Bão… Có những con có đến 2, 3 cái tên tùy mỗi người gọi, nhưng chúng nhớ hết. Ai gọi cũng theo.
Hướng cho biết, phần nhiều những con vật ở đây bị chủ bỏ vì bệnh, tai nạn hoặc đã già, có một số con có thể do đi lạc, chó mèo hoang…
Kể về chú chó Muội Muội đáng thương, cậu cho biết, đây là giống chó Husky, khá đắt tiền. “Em nghe nói nó bị tai nạn ô tô, chủ bỏ. Hai chân sau của Muội bị hỏng, một chân biến dạng, không thể phục hồi được nữa”.
 |
Chú chó Muội Muội đã hỏng 2 chân sau phải dùng bộ khung nâng đỡ có bánh xe |
Cậu kể, từ khi nhận chú chó này về đến lúc ổn định như bây giờ là một khoảng thời gian khá lâu. Hiện tại, Muội Muội được TNV làm cho một chiếc xe thô sơ có bánh xe để nó có thể chạy đi chạy lại. “Lúc nào nó cũng dư năng lượng, thích gần người. Mỗi lần đẩy xe cho nó chạy, nó vui lắm. Chắc vì có cảm giác giống được chạy như ngày xưa. Bọn em cũng muốn đặt cho nó một cái xe tử tế hơn, nhưng cũng phải một thời gian nữa” – Hướng nói.
Suốt hơn 5 năm gắn bó với Trạm, một câu chuyện khiến Hà vô cùng xúc động là về một cậu bé học lớp 7 nhặt được chú chó Thè Lè ở vườn hoa. Cậu bé mang về nhà nhưng ông bà không cho giữ lại. Trao lại chú chó cho Trạm, cậu bé vét sạch số tiền tiết kiệm của mình để gửi Trạm chăm sóc cho Thè Lè. “Cậu bé mồ côi cha mẹ, sống với ông bà. Số tiền cậu dành dụm được không quá lớn , nhưng chắc chắn phải vất vả lắm mới có được. Vậy mà cậu bé chẳng ngại ngần khi chạy về nhà lấy hết số tiền đó để gửi cho những người có thể cứu được chú chó mà cậu chỉ vừa nhặt được. Và cũng chẳng ngại ngần khóc òa khi nghĩ chú chó sẽ phải một lần nữa lang thang”.
Nhiều người cũng hỏi: “Tại sao nhóm của mình lại phải cứu lấy con chó, con mèo khi còn bao nhiêu người ở ngoài kia?”
“Bọn mình thì nghĩ rằng mạng nào cũng là mạng, dù không thay đổi được thế giới nhưng bọn mình có thể thay đổi được thế giới của những con chó, mèo mà chúng mình gặp được” – Hà tâm sự.
Nguyễn Thảo

Chàng trai 24 tuổi lan toả "tình yêu kiến thức"
23 tuổi, Nguyễn Hoàng Phong đang là sinh viên năm cuối ngành Kỹ thuật hóa, ĐH Cornell danh giá.
" alt="Những người trẻ cứu hàng ngàn chó mèo bị vứt bỏ"/>
Những người trẻ cứu hàng ngàn chó mèo bị vứt bỏ
Gần đây liên tiếp xảy ra các vụ tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư liên quan đến các vấn đề như: phí bảo trì, chỗ đỗ xe ô tô, chất lượng bàn giao,... nên nhiều khách hàng băn khoăn nên làm thế nào để giải quyết các tranh chấp này?Theo các chuyên gia, hiện nay việc giải quyết các tranh chấp vẫn không hề dễ dàng, người mua nhà thường yếu thế và quyền lợi sẽ khó đòi được.
Chủ đầu chưa chuyên nghiệp
Theo luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty luật Basico, đây không phải là vấn đề pháp lý mà là vấn đề xử lý tình huống. Vấn đề bán nhà cả chủ đầu tư và cư dân đều quan tâm, có thể bên này là lợi thế, bên kia là yếu thế.
 |
Cư dân đấu tranh đòi quyền lợi tại dự án Home City. (Ảnh: Châu Anh) |
Trường hợp tranh chấp thứ nhất, nếu chủ đầu tư chưa bán hết căn hộ, cư dân hoàn toàn có thể cân nhắc đặt thẳng vấn đề với chủ đầu tư, mặc cả với nhau, ai mất nhiều, ai mất ít, chẳng hạn bỏ ra vài tỷ đồng bảo trì để bán ra có lợi hơn.
Trường hợp tranh chấp thứ hai là trường hợp bất lợi cho cư dân khi dự án bán hết rồi, hoặc còn vài căn, cư dân cần đấu tranh hết sức cân nhắc. Càng mâu thuẫn lớn, giá có thể xuống, môi trường ảnh hưởng. Không thể nói dừng hay tiếp tục mà tùy từng trường hợp. Nếu giấu thông tin đi, nếu các tiện ích và quyền lợi sẽ bị thiệt thòi.
Nói chung, một khi đã có mâu thuẫn thì sẽ có chuyện thiệt hại và chấp nhận thua thiệt.
Cũng theo luật sư Trương Thanh Đức, thực tế việc giải quyết các tranh chấp hiện nay phụ thuộc nhiều vào văn hóa kinh doanh. Nếu chủ đầu tư làm ăn lâu dài, uy tín thì không có lý do gì làm khó cư dân thì sẽ không có vấn đề gì.
Chẳng qua hiện nay chủ đầu tư tại Việt Nam vẫn chưa chuyên nghiệp, thiếu uy tín chính vì vậy có thể giá rất rẻ, đã xây dựng xong nhưng vẫn không bán được hàng.
Những người kiếm tiền chuyên nghiệp cần chú trọng chất lượng phục vụ từ việc cam kết đến thực hiện. Sau đó những dự án tiếp theo người dân truyền tai nhau để mua.
Về phía người dân, thì hầu như người dân cũng không đòi hỏi có gì là quá.
Cơ quan nhà nước cần vào cuộc
Còn theo ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Quản lý và bảo trì tòa nhà (VBMA), việc đấu tranh của cư dân thường gặp nhiều khó khăn, nhất là khi đưa lên mặt báo, đồng nghĩa với giá trị căn hộ sẽ bị giảm theo.
"Chúng ta cũng không phủ nhận sự ảnh hưởng của những vấn đề chung cư đến giá trị căn hộ sau khi bàn giao. Người mua nhà cũng ngần ngại mua những dự án đang có tranh chấp giữa cư dân và chủ đầu tư", ông Hiệp cho hay.
Tuy nhiên, sự ảnh hưởng này cũng là ít, không phải cứ có tranh chấp là dự án giảm giá. Giá trị căn hộ còn phụ thuộc vào vị trí, chất lượng xây dựng nhà ở.
Thực tế cho thấy, hiện nay hầu hết ở các tòa chung cư, cư dân vẫn rất quyết liệt trong việc đấu tranh đòi quyền lợi, cũng không vì sợ dự án giảm giá mà giảm đi phần đấu tranh đòi quyền lợi.
Cũng theo ông Hiệp, các vụ tranh chấp ngày càng gay gắt trên thị trường cũng là điều dễ hiểu bởi hiện nay thời kỳ quá độ khi hàng trăm tòa chung cư đi vào bàn giao ồ ạt, trong khi đó luật của chúng ta hiện nay còn nhiều thiếu sót, chưa thực sự chi tiết và bám sát các vấn đề tồn tại. Chính vì vậy gây ra tình trạng tranh cãi của cư dân và chủ đầu tư.
Hiện nay, các vụ tranh chấp cư dân xảy ra, hầu hết cư dân chỉ để ý đến quyền lợi của mình mà chưa để xem xét hết những trách nhiệm của mình. Chủ đầu tư cũng cần xem xét trách nhiệm của mình đối với cư dân và cần thực hiện cam kết của mình.
"Các vụ tranh chấp gay gắt thường bởi chủ đầu tư và cư dân không thể thương lượng được và không thể tìm được tiếng nói chung. Trong những trường hợp này, cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng", ông Hiệp cho biết.
Theo VTC News
 Bất động sản đến hồi giảm giao dịch, tăng ‘lùm xùm’ tranh chấpThị trường bất động sản đầu năm 2017 đang cho thấy diễn biến trái chiều ở các phân khúc. Tuy nhiên, điểm chung dễ nhận thấy là giao dịch có dấu hiệu giảm nhiệt và tranh chấp lại nổi lên tại nhiều dự án. " alt="Tranh chấp chung cư: Làm thế nào để khách hàng thắng chủ đầu tư?"/>
Tranh chấp chung cư: Làm thế nào để khách hàng thắng chủ đầu tư?
 ' %2F%3E%3C%2Fsvg%3E) Tiêu chí để thực hiện những quyển sách của mình, theo chị Hồng Anh chia sẻ là ngoài việc giới thiệu những địa chỉ tin cậy, các quyển sách do chị thực hiện còn giúp cho độc giả có thể biết đến lịch sử, nguồn gốc của món ăn." alt="Doanh Nhân Chu Thị Hồng Anh chuẩn bị ra mắt sách mới"/>
Doanh Nhân Chu Thị Hồng Anh chuẩn bị ra mắt sách mới
- Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2015 đã ra quyết định số 2068/QĐ-TTg với mục tiêu: “Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng so với phương án phát triển bình thường”.Từ đó, chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030. Cụ thể tỉ lệ đóng góp của nguồn điện NLTT như sau: “Khoảng 5% vào năm 2020; khoảng 25% vào năm 2030 và khoảng 45% vào năm 2050”. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, nếu quyết tâm hành động, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu đề ra trên đây, trước hết bởi vì nước ta hội tụ được các điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho phát triển các dạng điện năng sạch quan trọng nhất. Điều kiện thiên nhiên: Tiềm năng lớn So với nhiều nước, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển mạnh mẽ ngành điện năng lượng tái tạo. Bởi, chúng ta có có tiềm năng thiên nhiên rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo khác nhau phân bổ rộng khắp trên toàn quốc.  | Hình ảnhbiểu tượng các dạng năng lượng tái tạo. Ảnh từ www.renewableenergy.org.vn | Quả vậy, nguồn năng lượng mặt trời ở Việt Nam phân bổ trên khắp đất nước và phong phú với bức xạ nắng trung bình là 5kWh/m2/ngày. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2.000-2.500 giờ nắng với mức chiếu nắng trung bình khoảng 150kCal/cm2, tương đương với tiềm năng khoảng 43,9 triệu tấn dầu qui đổi/năm.Bên cạnh, nguồn năng lượng gió cũng khá dồi dào với khoảng 3400 km bờ biển. Theo tính toán, tiềm năng sản xuất điện từ năng lượng gió có thể đạt được 24GW. Tính chi tiết, trên đất liền, tổng công suất điện gió có thể đạt đến khoảng 800-1.400 kwh/m2/năm. Công suất ở các khu vực ven biển; Tây Nguyên và phía Nam có thể đạt khoảng 500-1.000 kwh/m2/năm, còn ở các khu vực khác đạt dưới 500 kwh/m2/năm. Thấp hơn các loại năng lượng nói trên, nhưng năng lượng sinh khối qui đổi cũng tương đương khoảng 43-46 triệu tấn dầu trong đó 60% đến từ các phế phẩm gỗ và 4% đến từ phế phẩm nông nghiệp. Ngoài ra, sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp có sản lượng tương đương 10 triệu tấn dầu/năm. Tiềm năng khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp. Năng lượng địa nhiệt cũng đáng được chú ý. Riêng vùng Đồng bằng sông Hồng, nơi vốn bị hạn chế về nguồn năng lượng gió và năng lượng mặt trời bởi yếu tố khí hậu thì các nghiên cứu cho thấy năng lượng địa nhiệt lại khá khả quan với nhiều bồn địa nhiệt ở Vùng Đông Nam-Tây Bắc, Đới địa nhiệt đứt gãy Sông Lô-Vĩnh Ninh… Ngoài ra, còn có nguồn sinh khối từ các sản phẩm hay chất thải nông nghiệp với sản lượng tương đương 10 triệu tấn dầu/năm. Tiềm năng khí sinh học xấp xỉ 10 tỉ m3 năm có thể thu được từ rác, phân động vật và chất thải nông nghiệp. Và cuối cùng cũng không nên quên vai trò không nên bỏ qua của thuỷ điện nhỏ (có công suất nhỏ hơn 30MW) với tổng công suất tiềm năng hơn 4000MW… Các chính sách của Chính phủ Từ năm 2011, một bản Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; được gọi là Quy hoạch điện VII, đã được ban hành. Sau 5 năm vận hành, bản Quy hoạch đó đã tỏ ra không còn thích hợp trước những diễn biến của tình hình thực tế của đất nước và thế giới. Mặt khác, cũng chưa tính đến xu hướng chống phát thải khí nhà kính làm ấm nóng bầu khí quyển Trái Đất. Do đó, cuối năm 2015 chính phủ đã ban hành một Đề án mới điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030; được gọi là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh. Theo Quy hoạch điện VII, mục tiêu đến năm 2020 là sản lượng điện từ năng lượng tái tạo (NLTT) chiếm 38% tổng sản lượng điện quốc gia bao gồm cả thủy điện lớn và vừa (101/265 TWh); đến năm 2030 chiếm 32% (186/572 TWh).Dự phòng nguồn điện năng lượng tái tạo (NLTT) chưa vào kịp, ảnh hưởng đến an toàn cung cấp điện, văn bản Quy hoạch Điện VII Điều chỉnh đã đề xuất mục tiêu sản lượng điện NLTT năm 2020 chiếm tỷ trọng thấp hơn, chỉ khoảng 32% (tức giá trị tuyệt đối chỉ là 84,1 TWh, trong đó thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối … là 17,3 TWh) và sản lượng điện NLTT năm 2030 chỉ 23,1% (tức giá trị tuyệt đối chỉ là 131 TWh, trong đó thủy điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối… khoảng 60,9 TWh). Bản quy hoạch cũng dự kiến công suất các loại điện phát triển tới các năm 2020 và 2030 như sau: - Thủy điện nhỏ 3500 MW/6000 MW - Điện sinh khối, sinh hóa, địa nhiệt ... 940 MW/3400 MW - Điện gió 710 MW/6000 MW - Điện mặt trời 850 MW/11800MW - Tổng cọng các nguồn NLTT 6004 MW(năm2020)/27200 MW(năm2030) Rõ ràng, theo Quy hoạch Điện VII đã được điều chỉnh trên đây, tổng công suất các nguồn điện năng tái tạo đến năm 2030 tăng trên 4 lần so với 10 năm trước đó (năm 2020). Nhờ vậy, việc khai thác năng lượng tái tạo sẽ giúp Việt Nam giảm được sự phụ thuộc vào các nguồn năng lượng ngoại nhập, đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và đồng thời giảm phát thải một phần khí nhà kính có hại cho đồng bào mình. Kèm theo các chỉ tiêu quy hoạch đặt ra, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, đề ra mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo và hướng đến một thị trường điện cạnh tranh với nguồn đầu tư và mô hình kinh doanh đa dạng. Ngoài ra, chính phủ còn bổ sung Chiến lược phát triển Năng lượng tái tạo quốc gia của Việt Nam không chỉ đến năm 2020, 2030 mà cả tầm nhìn đến năm 2050. Thực tế hóa các Chiến lược trên, Chính phủ cũng đã và đang khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo; cung cấp các hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu sản xuất thử và xây dựng những mô hình thí điểm; miễn thuế nhập khẩu thuế sản xuất và lưu thông. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đặc thù của năng lượng tái tạo là sự phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên (nước, nắng, gió, vị trí địa lý…), công nghệ và giá thành sản xuất. Do đó để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ như cơ chế hạn ngạch, cơ chế giá cố định, cơ chế đấu thầu và cơ chế cấp chứng chỉ. Còn một điểm quan trọng không thể nào không lưu ý, đó là dù đã đầu tư phát triển các nguồn năng lượng tái tạo như vậy nhưng sau 15 năm nữa (năm 2020), nguồn nhiệt điện có hại môi trường vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên những 50%.  | Sự phân bố các nguồn điện năng nước ta năm 2020. Hình từ wordpress.com. |
Điều này có nghĩa là để có được bầu không khí trong lành cho đất nước mình và cho cả Trái Đất nói chung, sự đầu tư cho các nguồn điện sạch là một yêu cầu lớn và lâu dài. Dĩ nhiên, một mình nguồn điện năng lượng tái tạo chưa có thể thay thế ngay được, quá trình thay thế phải còn kéo dài nhiều thập kỷ hơn nữa. Đó là chưa nói đến vấn đề giá thành. Trong lúc đó, các nhà máy điện hạt nhân; tương tự các nhà máy điện tái tạo, cũng không phát thải khí nhà kính và điện hạt nhân cũng được xem là nguồn điện sạch. Chính vì vậy, chính phủ đã đưa kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân đầu tiên vào Quy hoạch điện VII và cả trong Quy hoạch điện VII Điều chỉnh. Rõ ràng, các quốc sách phát triển nền công nghiệp điện nước ta đã hình thành. Vấn đề đặt ra là trách nhiệm triển khai. Đó là trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương liên quan và cao nhất là Chính phủ. Trần Minh " alt="Việt Nam: Chính phủ hướng đến nguồn năng lượng tái tạo"/>
Việt Nam: Chính phủ hướng đến nguồn năng lượng tái tạo
|