当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Al Naft vs Diyala, 21h00 ngày 10/4: Tiếp đà khởi sắc 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
Nhận định, soi kèo Lokomotiv Moscow vs Akhmat Grozny, 22h00 ngày 15/4: Tin vào cửa dưới
Tối 6/9, Mưa trên cánh bướm - bộ phim có sự tham gia của hai diễn viên chính Lê Vũ Long và Tú Oanh đã thắng hai giải trong chương trình Tuần lễ Phê bình Phim Quốc tếtrong khuôn khổ Liên hoan phim Venicenăm nay.
Giải thưởng đầu tiên đạo diễn Dương Diệu Linh và ê-kíp nhận được trong đêm công bố trao giải của Tuần lễ Phê bình Phim Quốc tế(Settimana Internazionale della Critica) là Circolo del Cinema Verona Award cho Bộ phim sáng tạo nhất(Most Innovative Film), được chấm bởi hội đồng các nhà phê bình phim quốc tế dưới 35 tuổi.
Diện chiếc váy lấy cảm hứng từ những cánh bướm, đạo diễn Dương Diệu Linh phát biểu: “Chỉ vài ngày trước khi có buổi công chiếu toàn cầu tại LHP Venice, diễn viên hỏi tôi: ‘Bạn cảm thấy thế nào khi cuối cùng cũng được sống trong giấc mơ điện ảnh của mình sau khi đã làm việc rất vất vả?’. Tôi nói với anh ấy rằng đã sống trong mơ suốt 5 năm qua khi được làm việc với một ê-kíp tuyệt vời”.
![]() | ![]() |
Chỉ ít phút sau, Mưa trên cánh bướm tiếp tục được xướng tên cho danh hiệu quan trọng nhất của chương trình Tuần lễ Phê bình Phim Quốc tế(Settimana Internazionale della Critica) - IWONDERFULL Grand Prize choPhim hay nhất. Giải thưởng này được Hội đồng Phê bình Phim Quốc tế trao tặng với phần thưởng là 10.000 euro (hơn 270 triệu đồng).
Ban giám khảo đã khen ngợi sự độc đáo và sáng tạo của bộ phim với nhận xét Mưa trên cánh bướm “kết hợp giữa hài hước, bi kịch xã hội và yếu tố giả tưởng, đồng thời khắc họa những phức tạp trong mối quan hệ mẹ con”.
Lần thứ hai lên nhận giải, đạo diễn Dương Diệu Linh xúc động rơi nước mắt. Cô mời thêm nhà sản xuất Tan Si En, mẹ con diễn viên Tú Oanh - Bùi Thạc Phong lên nhận giải thưởng cùng mình.
Diễn viên Tú Oanh chia sẻ: “Tôi ngớ cả người ra đây. Tôi không thể ngờ cái tên cuối cùng được xướng lên, cho giải thưởng quan trọng nhất của Settimana Internazionale della Critica tại Venice năm nay lại là Mưa trên cánh bướm.Tôi lên nhận giải với con trai và mọi người mà nghẹn ngào quá. Sáng sớm ngày 7/9, khi Hà Nội tỉnh giấc, tôi sẽ gọi cho bà nội, ông ngoại và bà ngoại của các con, rồi nhắn cái ảnh lên nhóm gia đình nhỏ 5 người của chúng tôi”.
Quỳnh An
Ảnh: ĐPCC
Diễn viên Tú Oanh 'Hương vị tình thân': 'Tôi ngớ cả người ra'
Yên Bái đã duy trì có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC); thành lập, kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, tích cực tham gia vào các hoạt động rà soát, phát hiện, phối hợp xử lý các tình huống mất an toàn thông tin mạng tại các sở, ban, ngành, địa phương.
Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TU ngày 22/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, Yên Bái có bước chuyển biến rõ nét trên các mặt, trụ cột của CĐS.
Nhận thức về CĐS của cán bộ công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp, doanh nghiệp và người dân đã được nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên, nhận thức và mức độ quan tâm về an toàn thông tin, bảo vệ thông tin cá nhân còn hạn chế; việc kiểm soát, ngăn ngừa thông tin xấu độc, lừa đảo trên môi trường mạng còn gặp khó khăn.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng (AT-ANTTM), Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đảm bảo AT-ANTTM, điển hình là Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Yên Bái; chỉ thị về việc tăng cường công tác bảo đảm AT-ANTTM trên địa bàn tỉnh Yên Bái…
Cũng như các địa phương, các ngành trong tỉnh, thời gian qua, huyện Trấn Yên xác định việc triển khai, thực hiện các quy định của pháp luật trong chấp hành bảo đảm AT-ANTTM, công tác quản lý thông tin trên không gian mạng; các phương án xử lý sự cố an ninh, an toàn thông tin và phòng, chống tấn công mạng; sử dụng hệ thống thông tin tại cơ quan, đơn vị… là nhiệm vụ hàng đầu.
Theo đó, Trấn Yên thường xuyên quán triệt các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về an ninh mạng và các văn bản hướng dẫn thi hành như: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước năm 2018, Luật An ninh mạng; thực hiện Đề án "Xây dựng thế trận an ninh nhân dân trên không gian mạng” trên địa bàn huyện... UBND các xã, thị trấn đã thực hiện nghiêm túc theo quy định, nội quy đảm bảo AT-ANTTM trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của cơ quan mình.
"Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã xây dựng nội quy, quy chế và tổ chức triển khai thực hiện đúng quy định về AT-ANTTM. Trên địa bàn huyện chưa phát hiện vụ việc lợi dụng mạng xã hội tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước, lợi dụng sự kiện chính trị, xã hội tại địa phương thực hiện hoạt động phức tạp trên môi trường mạng.” - ông Phạm Huy Mai - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trấn Yên chia sẻ.
Yên Bái tổ chức diễn tập thực chiến và bồi dưỡng cho 98 cán bộ kỹ thuật, chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương.
Hiện nay, tỉnh đã duy trì có hiệu quả hoạt động của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng (SOC) tỉnh Yên Bái; thành lập, kiện toàn Đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tỉnh Yên Bái với 41 thành viên luôn tích cực tham gia vào các hoạt động rà soát, phát hiện, phối hợp xử lý các tình huống mất an toàn thông tin mạng tại các sở, ban, ngành, địa phương. Ông Nguyễn Thúc Mạnh - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Yên BáiChú trọng làm tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực về an toàn thông tin, từ năm 2022 đến nay, đã có 40 cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách về công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng được tham gia 6 khóa đào tạo, thi chứng chỉ quốc tế về quản trị mạng, an toàn thông tin mạng để hướng dẫn kĩ năng nhận diện và phòng chống hành vi lừa đảo trên không gian mạng; thông tin về tình hình công tác an toàn thông tin; dự báo và khuyến nghị các nội dung cần thiết để đảm bảo an toàn thông tin tại địa phương.
Yên Bái đã tổ chức diễn tập thực chiến và bồi dưỡng cho 98 cán bộ kỹ thuật, chuyên trách, bán chuyên trách công nghệ thông tin, an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, địa phương. Tại các buổi diễn tập, học viên được chia đội, hướng dẫn cách thức tham gia diễn tập; hướng dẫn sử dụng các công cụ cho đội phòng thủ, tấn công mạng; sử dụng các công cụ rò quét, khắc phục sự cố...
Đồng thời, Yên Bái còn thí điểm triển khai mô hình đảm bảo an toàn thông tin cấp xã tại UBND thị trấn Thác Bà, huyện Yên Bình. Đã tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm, đồng thời triển khai phổ biến, nhân rộng mô hình ra phạm vi toàn tỉnh.
"Từ năm 2022 đến nay, đã phát hiện 2.554 IP có hành vi thực hiện rà quét mạng; 211 IP có hành vi kết nối tới máy chủ độc hại; phát hiện và xử lý 6.704 trường hợp máy tính nhiễm mã độc; phát hiện 9.915 trường hợp máy tính có lỗ hổng tại các cơ quan, đơn vị; khắc phục 9 sự cố máy tính kết nối với máy chủ mã độc.” - ông Kim Mạnh Cường - Giám đốc Trung tâm CĐS tỉnh Yên Bái cho biết.
Đến nay, toàn tỉnh đã có 38/38 hệ thống thông tin của các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố được phê duyệt cấp độ an toàn, trong đó 10/38 hệ thống thông tin đã triển khai đầy đủ phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, đạt 26,3%; 140/173 hệ thống thông tin cấp xã được phê duyệt cấp độ an toàn thông tin, đạt 81% (trong đó, 5/173 hệ thống thông tin đã triển khai phương án bảo vệ theo hồ sơ đề xuất cấp độ đã được phê duyệt, gồm hệ thống UBND thị trấn Thác Bà (huyện Yên Bình); UBND các xã: Báo Đáp, Đào Thịnh, Việt Thành, Hưng Thịnh thuộc huyện Trấn Yên; đạt 2,9%).
Thời gian tới, Yên Bái sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và hành động của các tầng lớp nhân dân trong việc đảm bảo AT-ANTTM, bảo vệ thông tin cá nhân, ngăn ngừa thông tin xấu độc, phòng chống lừa đảo trên môi trường mạng, góp phần xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đưa tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững." alt="Yên Bái nỗ lực đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng"/>Trước hết, từ nguồn nhà máy cấp nước, PV đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Tốn – Tổng giám đốc Công ty cổ phần Nước sạch Vinaconex, ông Tốn khẳng định đường ống nước không có sự cố gì.
“Mấy ngày trước chúng tôi chỉ giảm áp để sửa chữa bảo dưỡng, xong là cấp nước bình thường và chỉ giảm áp mấy tiếng vào ban đêm. Cấp nước bình thường 2 ngày nay rồi. Áp lực cấp nước của chúng tôi vẫn bình thường, lượng nước cấp cho Hà Nội với 220.000m3/ngày đêm”, ông Tốn cho biết.
Theo ông Tốn, việc khu Linh Đàm thiếu nước thì cần xem nguồn nước cấp từ Viwaco và nguồn nước của HUDS là thế nào.
![]() |
Thiếu nước sinh hoạt ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân chung cư khu Tây nam Linh Đàm. |
Về phía quản lý hạ tầng khu đô thị Linh Đàm, PV Infonetđã trao đổi với ông Lương Hữu Công, Giám đốc Công ty cổ phần Dịch vụ và quản lý đô thị HUD3S thì được biết: “Đối với khu đô thị Linh Đàm, hiện đang dùng 3 nguồn nước: Một nguồn do HUD3S tự sản xuất bằng trạm cục bộ, nguồn thứ 2 từ trạm Pháp Vân và nguồn thứ 3 là cấp của Viwaco từ nước sông Đà. Riêng Viwaco cấp 50% cho khu đô thị Linh Đàm cũ, còn khu Tây nam Linh Đàm thì dùng 100% nguồn nước của sông Đà đấu bằng hệ thống đường ống riêng không liên quan đến khu Linh Đàm”.
Theo ông Công, trong mấy ngày vừa qua, do bên sông Đà giảm áp cung cấp nên nước bị thiếu.
“Thiếu nước toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội chứ không riêng gì mỗi khu Tây nam Linh Đàm. Các khu vực Láng, Cổ Nhuế, Mỹ Đình đều trong tình trạng thiếu nước. Thông thường sau nỗi lần giảm áp như thế thì phải vài hôm nữa nước mới ổn định trở lại được”, ông Công cho biết thêm.
Riêng hệ thống đường ống ở Tây nam Linh Đàm, ông Công cho biết, HUD3S chỉ đang quản lý vận hành phía sau đồng hồ tổng Viwaco cấp vào. Toàn bộ hao tổn trên đường ống vào chi phí nhân công vận hành Tổng Công ty HUD chi trả cho người dân, nước Viwaco bơm vào bao nhiêu thì chảy thẳng vào bể sử dụng của khách hàng, hoàn toàn từ nguồn nước sông Đà.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo điện tử Infonet, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco cho biết, tại khu vực Linh đàm, Viwaco chỉ cấp nước cho các khu “chung cư ông Thản”, còn lại là do Huds cung cấp là chính.
Theo ông Việt, ở các tòa chung cư khác Viwaco chỉ cấp lượng nước rất ít như khu Hud3 chỉ cấp bổ sung khoảng 10-15%.
Liên quan đến thông tin phía lãnh đạo Viwaco trả lời chỉ cấp bổ sung một phần nước cho khu Linh Đàm, còn chủ yếu là do HUD3S cấp, ông Công cho rằng, ông Nguyễn Anh Việt - Giám đốc Viwaco đã không nắm được hết hết thông tin, bởi cùng là Linh Đàm nhưng chia ra các khu khác nhau.
“Cụ thể, ở khu Linh đàm cũ thì Viwaco cấp nước cho khu HH, VP3, VP5 và VP6. Còn các tòa còn lại do HUDS cấp bằng nguồn sản xuất của HUDS từ 2 trạm, 1 trạm cục bộ ở Linh Đàm và 1 trạm cục bộ ở Pháp Vân dùng không hết cấp về Linh Đàm và nguồn nữa là mua từ Viwaco. Riêng khu Tây nam Linh đàm thì 100% sử dụng đường ống nước của sông Đà cấp vào. HUDS chỉ quản lý vận hành cho Tổng Công ty HUD trong thời gian chưa bàn giao hệ thống này cho Viwaco quản lý thôi”, ông Công nói.
Thông tin thêm, ông Công còn cho biết, tòa CT3 - HUD, cũng lấy nguồn nước từ hệ thống khu Tây nam Linh Đàm và là nguồn sông Đà, nhưng do ở cuối nguồn nên HUD3 ký thêm hợp đồng thẳng với Viwaco nên hiện nay tòa CT3 đang dùng 2 nguồn nước, đó là một nguồn nằm trong hệ thống Tây nam Linh Đàm và một nguồn ký thẳng với Viwaco. Do vậy, hoàn toàn phụ thuộc nước của Viwaco hết, chứ không liên quan đến việc sản xuất nước của HUDS.
“Còn tòa Rainbow cũng làm đường nước riêng, ký thẳng với nước sông Đà, các tòa nhà ở xã hội Bắc – Trung – Nam Rice City dùng nước trong hệ thống khu đô thị Tây nam Linh Đàm, cũng do nguồn sông Đà cấp. HUDS chỉ là quản lý vận hành, thu tiền hộ Viwaco. Khu vực Linh đàm là khu cuối nguồn, nguồn đầu vào không có hoặc ít quá và do nhu cầu sử dụng của khu Tây nam Linh đàm cũng mới nên sử dụng vượt quá khả năng cung cấp của đơn vị nên mới thiếu nước”, ông Công cho hay.
Cũng theo vị Giám đốc này, từ đầu năm nay Công ty cũng đã có mấy văn bản gửi Viwaco đề nghị Viwaco tăng cường cấp nước cho cả khu Tây nam Linh Đàm và khu Linh đàm cũ thêm 25.000m3/tháng nữa.
Để khẳng định rõ thêm, chúng tôi tiếp tục làm việc với đơn vị phân phối nước Viwaco, ông Bế Thành – Phó Giám đốc Ban kỹ thuật Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và kinh doanh nước sạch Viwaco cho biết: Khu đô thị Linh đàm nói chung Viwaco đang cấp qua 3 đồng hồ tổng, gồm: khu Tây nam Linh đàm, bán đảo Linh đàm và tòa Hud3.
Theo ông Thành, khu đô thị Linh đàm được cung cấp nước sạch từ nguồn nước do Huds tự sản xuất khoảng 2.150m3/ngày đêm, tương đương 50,6% và nguồn nước sạch sông Đà do Viwaco cung cấp qua đồng hồ tổng cho HUDS là khoảng 2.100m3/ngày đêm, tương đương 49,4%.
“Còn việc phân chia đi các khu Tây nam Linh đàm hay bán đảo Linh Đàm như thế nào là do đơn vị quản lý khu đô thị HUDS3.Do đơn vị cấp nguồn nước giảm áp nên nước ở khu vực Linh đàm những ngày qua thiếu hụt chứ không mất, còn việc dân vặn vòi không có nước là do sự phân phối của tòa nhà. Viwaco chỉ bán đến đồng hồ tổng”, ông Thành nói.
Cũng theo ông Thành, ngày 27/7, Viwaco đã xuống phối hợp với Ban quản lý tòa nhà HUD3 để kiểm tra thực tế và xác nhận đồng hồ hoạt động bình thường. Đồng thời, chốt chỉ số để xác định sản lượng cấp 1 ngày là bao nhiêu để đối chiếu với sản lượng dùng hàng tháng trước đó, theo tính toán tòa HUD3 dùng trung bình khoảng 80-90m3/ngày đêm.
“Ngày 28/7 chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc để chốt chỉ số và so sánh sản lượng hiện nay đang cấp so với trước đây có thay đổi gì không. Còn đường ống cấp nước của tòa nhà không có vấn đề gì cả”, ông Thành cho biết thêm.
Theo Infonet