Kinh doanh

Nắng nóng tại Hà Nội: Phụ huynh nhốt con trong phòng điều hòa, chơi trung tâm thương mại

字号+ 作者:NEWS 来源:Giải trí 2025-01-25 07:54:34 我要评论(0)

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm trong những ngày qua ở các tỉnh phía Bắc cũng rơi vào đúng thời điểm hbang xep hang vdqg ybang xep hang vdqg y、、

Thời tiết nắng nóng đỉnh điểm trong những ngày qua ở các tỉnh phía Bắc cũng rơi vào đúng thời điểm học sinh vừa được nghỉ hè. Nhiều phụ huynh ở thành phố chỉ còn cách “nhốt chúng nó trong phòng điều hòa”,ắngnóngtạiHàNộiPhụhuynhnhốtcontrongphòngđiềuhòachơitrungtâmthươngmạbang xep hang vdqg y trong khi phụ huynh ở quê thì hủy, hoãn hết các kế hoạch cho con ra thành phố chơi.

Theo đúng kế hoạch, cuối tuần này, chị Phương (Hà Đông, Hà Nội) sẽ đón bà nội và đứa cháu con anh trai ở quê ra chơi sau khi cu cậu vừa được nghỉ hè. Thế nhưng, thời tiết nắng nóng kỷ lục khiến cả nhà chị thống nhất hoãn chuyến đi vì nhà chị chỉ có một phòng có điều hòa, không đủ để đón khách.

{ keywords}

Giải nhiệt tại trung tâm thương mại tối 3/6. Ảnh: Nguyễn Thảo

“Vả lại, trời nắng nóng rát mặt như thế mà nhong nhong đi sở thú, công viên thì đến người lớn còn chịu không nổi, chứ đừng nói đến trẻ con” – chị Phương chia sẻ.

Trong khi đó, chị Huyền My (Hoàng Mai, Hà Nội) thì kêu trời vì từ hôm được nghỉ hè tới giờ chỉ biết “nhốt chúng nó trong phòng điều hòa, xem ti vi với chơi game suốt ngày”.

“Mới nghỉ hè chả lẽ bắt con học bài. Muốn cho ra đường hít thở khí trời, mà thời tiết này chắc ra đường cháy thành than quá” – bà mẹ 3 con chia sẻ.

Hai cậu con lớn của chị một đứa 10 tuổi, một đứa 7 tuổi được nghỉ hè tới đầu tháng 8 mới quay lại trường, mà bà mẹ này chưa tìm được phương cách nào sử dụng quỹ thời gian 2 tháng của con cho hiệu quả.

“Nhà mình ông bà ở Hà Nội cả, không có quê để mà gửi bọn trẻ về. Học hè cũng có học nhưng chỉ học buổi tối thôi. Mùa hè chẳng có chỗ nào cho bọn trẻ chơi cả. Chẳng lẽ suốt ngày vào trung tâm thương mại thì tốn tiền. Đi bơi thì cũng thỉnh thoảng, nhưng bể bơi ở Hà Nội mùa này quá đông. Bể bơi bình dân lại còn bẩn, không đảm bảo vệ sinh. Bể sạch thì xa nhà và đắt. Thôi thì ở nhà tránh nắng vậy”.

Cùng chung chia sẻ với hai bà mẹ trên, chị Sim (Hải Phòng) cho biết, chị không dám cho cô con gái 7 tuổi tham gia hoạt động nào ngoài trời cả. “Nghỉ hè, cháu đi học 6 buổi/ tuần, mỗi buổi 2 tiếng. Mình chỉ cho cháu học tiếng Anh, piano và học bơi, chứ không học văn toán gì cả. Ngoài giờ học thì ở trong phòng điều hòa suốt ngày. Đến chiều tối, chọn chỗ nào mát mẻ cho các con đạp xe thôi”.

Với những gia đình có con nhỏ, chưa đi học thì ban ngày cho con đến trường mầm non, buổi tối và cuối tuần nếu có ra ngoài thì điểm chung là tới trung tâm thương mại. “Chẳng phải cuối tuần, các trung tâm thương mại cũng đông như quân nguyên. Cách đây 2 ngày mình vừa cho con đi một trung tâm thương mại ở khu vực Thanh Xuân, toàn thấy bố mẹ, con cái dắt díu nhau tới ăn uống, mua sắm, hoặc nhiều nhà chỉ đến chơi cho mát”.

{ keywords}
Trời quá nóng, trẻ con đành nghỉ hè bằng cách... ngồi phòng điều hòa xem tivi

Chị Trinh (Hà Đông, Hà Nội) cũng đau đầu về chuyện cho con làm gì trong 3 tháng hè. Cậu con lớn nhà chị năm tới vào lớp 4, cậu nhỏ vào lớp 1. Cậu lớn được nghỉ tới 3 tháng hè. Chị quyết định không cho con đi học thêm, chỉ đăng ký cho con học lớp bơi do trường tổ chức, nên gần như 3 tháng hè hai cu cậu ở nhà 24/24. “Trời nắng nóng như thế này thì điều hòa cứ bật cả ngày. Mùa này về quê thì rất hay mất điện, nên có về cũng không về nhiều. Nhốt ở nhà cả ngày nghĩ cũng tội con, nhưng chẳng biết làm thế nào”.

Chị Trinh cho biết, ban ngày bố mẹ đi làm, hai anh em tự trông nhau, chơi với nhau. “Thực ra cũng muốn cho con đi chỗ nọ chỗ kia, nhưng bố mẹ không có thời gian đưa đi đón về giữa giờ làm. Để con ở nhà cũng sợ con chơi điện tử, xem tivi nhiều, nên tôi cũng có giao bài tập để con đỡ quên kiến thức, và bớt thời gian xem tivi đi”.

Đúng như nhiều phụ huynh chia sẻ, nếu cho con đi chơi thì trung tâm thương mại, hiệu sách, quán cà phê là nơi được lựa chọn nhiều nhất.

Tối thứ Bảy, tại một trung tâm thương mại trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân), không khí nườm nượp như đi trảy hội. Khách đến chơi hầu hết là các gia đình có con nhỏ đưa con đi chơi cuối tuần.

Mặc dù giá cả đắt đỏ, song các cửa hàng đồ uống, quán cà phê vẫn chật kín chỗ. Trong khi những cửa hàng thời trang, mỹ phẩm ở trung tâm thương mại này vẫn vắng hoe thì những quán chè, kem, hiệu sách, khu vực vui chơi dành cho trẻ em, trượt băng… lại rất đông đúc. Ghế ngồi chỗ ngồi gần tháp nước luôn được nhiều phụ huynh ưa chuộng.

Chị Hà (quận Hà Đông) cho biết, mặc dù gần nhà cũng có khu vui chơi dành cho trẻ em, con chị rất thích nhưng lại ở ngoài trời, rất nóng nực nên chị chọn đến đây cho con chơi trong nhà. “Chẳng lẽ lại để con trong phòng điều hòa suốt ngày nên cuối tuần cũng cố gắng cho cháu đi chơi một lúc. Hy vọng là mấy hôm nữa trời giảm nhiệt để cho cháu về quê chơi với ông bà ít ngày”.

Nguyễn Thảo

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Ngày 8/3 là cơ hội không thể tốt hơn để phái nữ nhận đón nhận tình cảm của một nửa yêu thương bằng những món quà hết sức có ý nghĩa. Trong tâm trạng đó, một game thủ N.V.A đã lên tiếng trên group Dragon Nest rằng mình là “ nữ giả nam” với mong muốn đòi được quà 8/3, cô viết:

 Chào các bạn, mình không dài dòng nữa. Tên thật mình là N.V.A và mình là nữ. Lâu nay mình giả trai lừa các bạn nhưng mình thấy có vẻ các bạn nữ vào group sẽ được quan tâm hơn nên mình sẽ công khai giới tính thật.

Mai là 8/3 rồi mong mỗi bạn nam trong group sẽ tặng mình 10kg.

P/s: ai tặng sẽ nhận đc cơ hội làm ng eo mình nhé, thân 

Ngay lập tức, những dòng chia sẻ của N.V.A đã nhận phải vô số gạch đá của các thành viên trong nhóm bởi đa phần mọi người đều không có niềm tin vào việc này. Để xác minh tính thực hư của sự việc, PV Ign.vn đã mau chóng bắt điện thoại gọi đến số mà game thủ N.V.A cung cấp, tuy nhiên ở đầu dây bên kia người nghe máy lại là một giọng nam.

Có thể thấy, việc nam giả nữ để kiếm chác trong game online đã không phải là điều gì đó quá mới mẻ. Các game thủ nên đề cao cảnh giác để không rơi vào cảnh dở khóc dở cười này.

Về Dragon Nest, sau nhiều lần trì hoãn, trò chơi này dự kiến sẽ được phát hành vào khoảng cuối tháng 3/2016 này. Game sẽ được phân phối ở Việt Nam bởi VGG và có hỗ trợ ngôn ngữ tiếng Việt trên server chung, thay vì được phát hành riêng biệt ở Việt Nam như đồn thổi trước đây.

" alt="Thanh niên giả mạo gái xinh lừa đảo đòi quà 8/3" width="90" height="59"/>

Thanh niên giả mạo gái xinh lừa đảo đòi quà 8/3

{keywords}

Năm 2016 được coi là một năm kinh doanh bết bát đối với Samsung. Ảnh: CNET

Trong năm 2016 này, các khách hàng từng bị Samsung thu hồi sản phẩm không phải là những người duy nhất cảm thấy khó chịu với công ty. Các cổ đông của Samsung cũng trở nên bất bình trước những sự cố liên tiếp xảy ra với các sản phẩm của công ty.

Trước những áp lực gia tăng từ các cổ đông, Samsung dự kiến sẽ công bố các thay đổi trong ngày hôm nay (29/11) nhằm gia tăng cổ tức cho các nhà đầu tư. Theo hãng thông tấn Reuters, một số cổ đông thậm chí đang khuyến khích công ty phân tách thành hai: một công ty holding (công ty không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ, mà đơn thuần chỉ là công ty đầu tư vốn bằng cách mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần chi phối tại các công ty khác) và một công ty trực tiếp sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ.

Năm 2016 được coi là một năm "đen đủi" đối với Samsung, khi công ty liên tiếp vướng vào rắc rối, đáng kể nhất là việc phải khai tử mẫu điện thoại flagship Galaxy Note 7 vì nguy cơ cháy nổ và thu hồi 2,8 triệu máy giặt gây nguy hiểm cho người dùng. Bê bối chính trị mới đây cũng dẫn tới việc nhà chức trách Hàn Quốc tiến hành hai đợt vây ráp, khám xét riêng rẽ đối với các văn phòng của công ty tại Seoul.

Mức độ rắc rối tài chính của Samsung đã được làm rõ hồi tháng trước. Theo báo cáo doanh thu cho quý 3/2016, công ty đã đút túi 5,2 ngàn tỉ Won (4,5 tỉ USD) lợi nhuận hoạt động, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái và là kết quả kinh doanh bết bát nhất trong vòng 2 năm qua. Trong đó, Samsung thông báo, riêng thảm họa Galaxy Note 7 rốt cuộc có thể khiến công ty tiêu tốn hơn 5 tỉ USD.

Các nhà đầu tư đã bắt đầu bày tỏ lo ngại về đường hướng phát triển của công ty. Đứng đầu nhóm cổ đông kêu gọi Samsung phân tách là quỹ đầu cơ Elliot Management của Mỹ, tổ chức đang nắm giữ 0,6% cổ phần của công ty Hàn Quốc. Quỹ đầu tư này cũng muốn Samsung bổ sung thêm 3 thành viên độc lập trong hội đồng quản trị công ty, niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Mỹ và trả một khoản cổ tức đặc biệt, trị giá 30 ngàn tỉ Won (26 tỉ USD) cho các cổ đông.

Tại cuộc họp báo sáng 29/11 (theo giờ địa phương), đại diện Samsung đã lên tiếng xác thực việc công ty đang nghiêm túc xem xét kiến nghị phân tách thành hai. Công ty cũng tuyên bố sẽ cải thiện hơn nữa việc chia lợi nhuận cho các cổ đông, trong khi vẫn đảm bảo duy trì các nguồn đầu tư cần thiết để theo đuổi các dự án tiềm năng.

Tuấn Anh(Theo CNET, Sammobile)

" alt="Samsung đối mặt áp lực phải phân tách công ty thành hai" width="90" height="59"/>

Samsung đối mặt áp lực phải phân tách công ty thành hai