Hôm nay 19/10 sẽ diễn ra phiên đấu giá 27 thửa đất tại các phường Phú Lương,ômnayHàNộiđấugiáthửađấtquậnHàĐôđỗ hữu ca Yên Nghĩa và Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội).
Theo đó, 27 thửa đất tại các vị trí: Khu xứ đồng Hạ Khâu, khu Đống Đanh - Đồng Cộc, khu Đồng Bo - Đồng Chúc - Cửa Cầu - Đồng Men (khu B, phường Phú Lương); khu Sau Chùa (ký hiệu X8, phường Yên Nghĩa); khu Dược (ký hiệu X7, phường Dương Nội), quận Hà Đông.
Các thửa đất này có diện tích từ 48 đến 72,1 m2/thửa với giá khởi điểm từ 22,8 đến 32,2 triệu đồng/m2. Mục đích sử dụng đất là đất ở đô thị, thời hạn sử dụng lâu dài.
Buổi đấu giá được tổ chức lúc 8h30, tại hội trường Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (số 7 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông).
Trước đó, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký đấu giá được bắt đầu từ 8h ngày 3/10 đến hết 17h ngày 16/10. Việc nộp tiền đặt trước vào tài khoản ngân hàng Công ty Đấu giá hợp danh Số 5 - Quốc gia cũng đã diễn ra từ ngày 16/10 đến ngày 18/10.
Phiên đấu giá 27 thửa đất này từng được dự kiến diễn ra vào ngày 7/9 nhưng đã phải tạm dừng theo yêu cầu của Ban quản lý Đầu tư xây dựng quận Hà Đông, trong bối cảnh các cơ quan quản lý yêu cầu rà soát, chấn chỉnh công tác đấu giá đất, khi nhiều nơi ghi nhận mức trúng cao gấp hàng chục lần giá khởi điểm.
Từ đầu tháng 8, các phiên đấu giá đất của huyện ngoại thành Hà Nội đã thu hút lượng người tham gia lớn, với hàng nghìn hồ sơ đăng ký, gây xôn xao thị trường. Đáng chú ý, đất trúng đấu giá ở Thanh Oai, Hoài Đức lên tới cả trăm triệu đồng/m2, trong đó cao nhất là hơn 133 triệu đồng/m2. Mức giá này bị nhiều nhà đầu tư, chuyên gia nhận xét vượt giá trị thực so với các lô đất cùng khu vực và có hiện tượng thổi giá làm nhiễu loạn thị trường.
Sau đó không lâu, nhiều lô đất trúng "giá ảo" này đã bị người mua bỏ cọc. Nhiều ý kiến cho rằng chính giá khởi điểm quá thấp làm tiền đặt cọc ít nên không đủ sức ngăn ngừa tình trạng không nộp tiền nếu trúng với giá cao.
Nhận định về tình hình đấu giá đất thời gian qua, Bộ Xây dựng cho biết, trong quá trình tổ chức đấu giá đất tại một số nơi còn có hiện tượng "cò đấu giá", thông đồng... ảnh hưởng đến người tham gia đấu giá.
"Hiện tượng bỏ giá rất cao một số lô đất, rồi bỏ cọc, tạo mặt bằng giá ảo để thao túng thị trường, mua đi, bán lại nhiều lô đất trúng đấu giá nhằm thu lợi bất chính diễn ra khá phổ biến ở nhiều nơi và thậm chí mang tính tổ chức", Bộ Xây dựng nhận định.
Theo Bộ Xây dựng, có 3 nguyên nhân chính tác động đến kết quả đấu giá đất Hà Nội thời gian qua.
Thứ nhất là mức giá khởi điểm thấp thu hút nhiều người tham gia. Thứ hai là số tiền đặt cọc thấp. Thứ ba là trong các cuộc đấu giá có nhiều hội nhóm đầu tư chuyên tham gia đấu giá rồi bán ngay để kiếm lời, với giá chênh 200-500 triệu đồng/lô.
Bộ Xây dựng cũng khẳng định, kết quả trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm sẽ có tác động tiêu cực đến mặt bằng giá đất, nhà ở, đến thị trường (cung, cầu) nhà ở, bất động sản. Theo đó, mức giá này sẽ được lấy làm thông tin tham chiếu, xác định giá đất rồi tạo ra một mặt bằng giá mới thậm chí cao hơn nhiều cho khu vực lân cận điểm đấu giá.
Điều này có lợi cho các dự án đã được giao đất và đã nộp tiền sử dụng đất, nhưng lại gây bất lợi cho các dự án đã được chấp thuận nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất.
Lý do là một trong các phương pháp để xác định giá đất là phương pháp so sánh trực tiếp thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng đánh giá việc trúng đấu giá đất với mức giá cao hơn nhiều lần so với khởi điểm còn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu tư, kéo theo sự tăng giá của các sản phẩm nhà ở, bất động sản đã hoặc đang chào bán lân cận địa điểm đấu giá.