Tiếp theo, bài tường thuật lại "cuộc trao đổi" nêu trên. Một phần nội dung nhắc đến những cách làm giàu mà không nhất thiết phải làm việc quá chăm chỉ, đặc biệt là làm giàu trên internet. Để chứng minh, một trong hai người dùng điện thoại thực hiện một số thao tác đầu tư với 6,5 triệu đồng. Chỉ sau mười phút, số tiền tăng lên 7,5 triệu, tương ứng lợi nhuận 15%. Người này giải thích anh sử dụng một kênh đầu tư tiền số tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), và đề nghị người kia hình dung số tiền sẽ tăng lên bao nhiêu sau một tuần hay một tháng. Đúng lúc này, cuộc trò chuyện bị gián đoạn bởi cuộc gọi từ Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dừng phát sóng chương trình. Cuối bài viết có một đường link dẫn đến nền tảng đầu tư nhân vật đã sử dụng.
Lúc này, tôi mới để ý đến đường dẫn trang web mình đang xem. Khi lướt web bằng điện thoại, người dùng thường ít chú ý tới chi tiết này. Địa chỉ web chứa tên tờ báo, nhưng trong một đường dẫn khác lạ. Sau một vài động tác kiểm tra khác, tôi nhận ra tất cả đều là giả: hai người nổi tiếng bị lợi dụng tên tuổi, thông tin và câu chuyện bị bịa đặt, tờ báo bị mạo danh. Tôi biết mình vừa mắc phải sai lầm nhưng chưa quá nghiêm trọng.
Tôi đã bị cuốn vào một phần của quá trình "lùa gà", với kịch bản quen thuộc tiếp theo sau khi giăng lưới: dùng mồi nhử để khuyến khích người chơi nộp tiền, cho họ chút lợi nhuận nhanh chóng, trước khi cái bẫy thực sự sập xuống.
"Lùa gà" là cách gọi nôm na các hình thức lừa đảo nhắm đến những người thiếu kiến thức và kinh nghiệm đầu tư, dụ dỗ họ tham gia các dự án hứa hẹn lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Nhưng đó thực chất là bẫy tài chính. Các hình thức này có thể được thiết kế để trông như hợp pháp, lợi dụng các kênh đầu tư được công nhận như chứng khoán, bất động sản hay mô hình kinh doanh đa cấp. Nhưng chúng cũng không ngần ngại sử dụng các kênh đầu tư chưa được Nhà nước bảo hộ như tiền số (crypto), sàn giao dịch ngoại hối (forex), sàn vàng quốc tế.
Điều này đặt ra câu hỏi: Vậy đâu là những dấu hiệu báo trước khả năng mất tiền oan?
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất là cảm giác cấp bách, khi kẻ lừa đảo tạo ra áp lực thời gian, buộc bạn phải quyết định ngay lập tức. Thủ đoạn này đánh vào phản ứng sử dụng "lối tắt" trong tư duy của con người. Mặc dù những "lối tắt" này hữu ích trong các tình huống khẩn cấp, chúng dễ dẫn đến quyết định sai lầm, vì con người sẽ bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo hoặc không đủ thời gian để kiểm tra tính hợp lý của thông tin.
Kẻ lừa đảo cũng thường hứa hẹn lợi nhuận cao bất thường, giúp bạn làm giàu nhanh chóng mà không đối mặt với rủi ro hay tốn công sức. Để tăng tính thuyết phục, chúng sử dụng những từ ngữ hoa mỹ và hình ảnh thành công được dựng lên một cách tinh vi. Trong câu chuyện trên, uy tín và tầm ảnh hưởng của hai nhân vật trong cuộc trò chuyện, cũng như độ tin cậy của trang báo đã bị lợi dụng.
Tâm lý đám đông và cảm giác FOMO(sợ bị bỏ lỡ) của con người cũng bị khai thác triệt để. Ví dụ điển hình là chiêu trò "bơm giá rồi bán tháo" trên thị trường chứng khoán. Kẻ lừa đảo kiểm soát một lượng lớn cổ phiếu và thổi phồng giá trị bằng thông tin sai lệch qua email rác, và các bài đăng trên mạng xã hội. Sự bùng nổ này tạm thời làm tăng nhu cầu và tăng giá cổ phiếu, thu hút người mua theo đà tăng giá. Khi giá đạt đỉnh, chúng bán tháo cổ phiếu, rút khỏi chiến dịch, khiến giá sụt giảm mạnh và để lại những người mua sau cùng với thua lỗ nặng nề.
Nhận biết những dấu hiệu này là điều cần thiết trước hết để tránh biến mình thành "gà". Sau đó, bạn nên thiết lập một số kỷ luật tài chính nhằm kiềm chế lòng tham và giữ cho bản thân cái đầu lạnh trước biển thông tin thật giả lẫn lộn. Đừng nghĩ "tham quá nên mới bị lừa". Điều này đúng nhưng không đủ, bởi phần lớn chúng ta chỉ phát biểu khi chưa rơi vào bẫy. Những chiêu thức mà kẻ lừa đảo giăng ra được thiết kế tinh vi, đánh vào các điểm yếu tâm lý con người vào những lúc không ngờ tới nhất, trong những hoàn cảnh tưởng chừng hợp lý nhất.
Vượt qua lòng tham không dễ dàng, bởi đó là một phần sâu thẳm trong bản chất con người. Vì thế, đừng vội phán xét hay "ném đá" những ai từng mắc bẫy, và cũng đừng chủ quan nghĩ "đừng tham thì không bị lừa".
Nhưng để không bị lòng tham thao túng, hãy lập thiết lập ngân sách và hoạch định tài chính cho bản thân để mỗi khoản tiền có một "nhiệm vụ" hợp lý riêng. Bạn cũng nên đặt ra quy tắc với người thân như vợ chồng của mình rằng khi quyết định dùng tiền từ một khoản lớn quy ước nào đó, chúng ta cần thông báo trước cho người kia.
Nhưng ngay cả khi đã chặt chẽ như thế, bạn cũng có thể giống như tôi, lỡ tay đưa mình vào vòng vây đầu tiên, giai đoạn tôi tạm gọi là "trước khi tôi mất tiền". Lúc này, có bốn câu hỏi, mà tôi hy vọng hữu ích cho bạn:
Tại sao tôi thực sự muốn điều này?- Câu hỏi giúp bạn xác định động lực thật sự sau hành động mà bạn sắp thực hiện.
Tôi có đang tham không (hoặcCơ hội kiếm tiền này có dễ dàng quá không)? - Khi bạn đứng trước một cơ hội đầu tư hoặc quyết định quan trọng, hãy tự hỏi liệu điều này có quá tốt để là sự thật không.
Tôi có đang lo lắng và sợ hãi điều gì không?- Nỗi sợ hãi có thể làm bạn mất lý trí, dễ rơi vào bẫy. Kẻ lừa đảo thường khai thác sự bất an, khiến bạn đưa ra những quyết định dựa trên cảm xúc hơn là lý trí. Vậy hãy kiểm tra xem quyết định của mình có bị chi phối bởi trạng thái tâm lý nhất thời không.
Tôi có đang hành động quá vội vã không? - Trước khi ra quyết định, hãy tự hỏi liệu bạn đã dành đủ thời gian để tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin và đánh giá các rủi ro chưa.
Cuối cùng, "không ai nắm tay được tới tối", nếu bạn đã lỡ mất tiền, hoặc kịp nhận ra ở giai đoạn "trước khi mất tiền", hãy chia sẻ rộng rãi thông tin và trải nghiệm đó, bởi chúng sẽ hữu ích cho cộng đồng.
Đức Nguyễn
" alt=""/>Trước khi tôi mất tiền…Không những vậy, hàng nghìn khách hàng khác dù đã đặt cọc 5.000 USD (gần 120 triệu đồng) cũng đồng loạt hủy mua xe. Dù cho khoản cọc của họ sẽ không được hãng hoàn trả, tuy nhiên việc không thể thanh khoản hàng hóa cũng khiến Fisker bị mất đi khoản tiền mặt trị giá hàng triệu USD.
Kể từ tháng 6/2023 cho tới nay, nhà sản xuất này đã bàn giao được 6.000 xe SUV Ocean tới tay khách hàng.Tuy nhiên, nhiều chiếc xe trong số này liên tiếp gặp lỗi khiến nhiều khách hàng mất niềm tin vào xe điện Fisker.
Tin xấu mới nhất chính là việc, thương vụ đàm phán cứu trợ giữa hãng xe điện này với một nhà sản xuất ô tô tới từ Nhật Bản (từng được các kênh truyền thông quốc tế đề cập là Nissan) đã thất bại, khiến công ty có thể mất thêm tới 150 triệu USD (3.555 tỷ đồng) cho bên thứ ba.
Những khủng hoảng liên tiếp này có thể đưa Fisker tới gần hơn với tình trạng ngừng hoạt động tại Mỹ. Trong hành động cố gắng cuối cùng, Fisker đã giảm giá xe điện Ocean tới 39% để có thể hi vọng tăng doanh số bán hàng của mình bất chấp việc họ đã phải ngừng dây chuyền sản xuất.
Fisker Inc. có trụ sở tại Manhattan Beach, California, Mỹ, là một công ty ô tô khởi nghiệp được thành lập năm 2016 bởi nhà thiết kế ô tô người Đan Mạch Henrik Fisker và vợ ông Geeta Gupta-Fisker. Tiền thân của công ty là Fisker Automotive, được thành lập từ năm 2007. Năm 2020, Fisker Inc. đã công bố đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng trên Sở giao dịch chứng khoán New York thông qua việc sáp nhập với Spartan Energy Acquisition Corp, một SPAC được hỗ trợ bởi Công ty cổ phần tư nhân Apollo Global Management.
Đến năm 2023, công ty ra mắt mẫu xe điện SUV đầu tiên Fisker Ocean. Tuy nhiên từ đầu năm 2024, công ty gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng và cổ phiếu của công ty bị hủy niêm yết khỏi NYSE.
(Theo Carscoops)
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Hãng ô tô điện của Mỹ lâm cảnh bi đát tài chính, khách hàng ồ ạt hủy đặt mua xeTheo cảnh sát, vụ việc xảy ra vào khoảng 5 giờ sáng ngày 8/3 trên Quốc lộ 407, hãng thông tấn Kyodo đưa tin. Tài xế Katsumi Kamata đến từ Ebina, tỉnh Kanagawa bị tình nghi đâm xe tải vào bé trai, nhưng không dừng lại để giúp đỡ.
Một người qua đường nhìn thấy cậu bé nằm bên đường đã gọi tới số điện thoại 119. Cậu bé được đưa đến bệnh viện và được xác nhận đã chết khi đến nơi.
Được biết, nhà cậu bé cách hiện trường vụ tai nạn khoảng 100m. Sáng hôm đó, đứa bé đã thức dậy sớm và tự đi ra khỏi nhà. Khi ấy, người bố đang đi đón vợ làm ca đêm. Khi họ về đến nhà thì thấy con trai đã biến mất.
Một giờ sau, xe tải của Kamata tông vào thanh chắn đường cách hiện trường vụ bé trai khoảng 9km. Lúc này, người đàn ông mới gọi cảnh sát.
Trong quá trình điều tra, cảnh sát nhận thấy chiếc xe tải bị hư hại nặng và thẩm vấn Kamata về vụ tông xe rồi bỏ chạy.
Cảnh sát cho biết, Kamata đã bác bỏ cáo buộc này và nói rằng, ông ta nhớ đã tông vào thứ gì đó nhưng không nghĩ đó là người.